Mỗi năm, cứ 10 người thì có 1 người bị ngộ độc thực phẩm. Tại sao tỉ lệ này lại cao như vậy, đó là do chúng ta đã không tuân thủ đúng quy tắc an toàn. Dưới đây là 10 lỗi gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm, có thể bạn đã mắc phải.
Nội dung tóm tắt
An toàn thực phẩm là gì?
Ân toàn thực phẩm đề cập đến việc xử lý, chế biến và lưu trữ thực phẩm theo cách tốt nhất để giảm nguy cơ cá nhân mắc bệnh do thực phẩm.
Các nguyên tắc vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm mục đích ngăn thực phẩm bị hư hỏng và gây hại cho sức khỏe.
- Vệ sinh và vệ sinh đúng cách tất cả các bề mặt, thiết bị và dụng cụ
- Duy trì vệ sinh cá nhân ở mức độ cao, đặc biệt là rửa tay
- Bảo quản, làm lạnh và hâm nóng thực phẩm một cách chính xác liên quan đến nhiệt độ, môi trường và thiết bị
- Thực hiện kiểm soát dịch hại hiệu quả
- Hiểu biết về dị ứng thực phẩm, ngộ độc thực phẩm và không dung nạp thực phẩm
10 lỗi gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm có thể bạn đã mắc phải
Bạn có thể bảo vệ gia đình băng cách tránh những sai lầm an toàn thực phẩm phổ biến này.
#Sai lầm 1. Ăn thực phẩm có khả năng ngộ độc.
Cơ thể chúng ta có sức đề kháng khác nhau, cùng một loại thực phẩm nhưng có thể người này bị nhiễm bệnh, nhưng có người thì không. Trong gia đình bạn cũng vậy, do đó bạn cần xây dựng thực đơn dựa trên tổng quát sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Không nên lựa chọn thực phẩm có rủi ro cao. Đặc biệt là khi trong nhà có những thành viên:;
- Người lớn từ 65 tuổi
- Trẻ em dưới 5 tuổi
- Phụ nữ mang thai
- Những người có vấn đề về sức khỏe hoặc dùng thuốc làm giảm sức đề kháng của cơ thể.
Giải pháp:
- Những người này cần tránh các thực phẩm, thức ăn:
- Chưa nấu chín, hoặc sống
- Rau sống, hoặc rau tái
- Sữa và nước trái cây chưa tiệt trùng
- Các sản phẩm chưa được tiệt trùng
# Sai lầm 2: Không rửa tay
Trong giai đoạn dịch bệnh đang hoàng hành, rửa tay là một trong những khuyến cáo hàng đầu. Vi trùng, vi khuẩn trên tay bạn có thể dính vào thức ăn, dù thực phẩm đó có an toàn hay không nhưng khả năng nhiễm khuẩn lại là rất cao.
Giải pháp:
Rửa tay đúng cách trong 20 giây bằng xà phòng và nước. Rửa tay trước, trong và sau khi chuẩn bị thức ăn; trước khi ăn; và sau khi thay tã cho trẻ em.
# Sai lầm 3: Rửa thịt, thịt gà
Rửa thịt sống, thịt gà, gà tây hoặc trứng có thể lây lan vi khuẩn, vi trùng vào bồn rửa, mặt bàn và các bề mặt khác trong nhà bếp. Từ đó chúng lây lan sang các thực phẩm khác của bạn nhất là xà lách, trái cây,…
Giải pháp
Không rửa thịt. Chúng hoàn toàn được tiêu diệt vi khuẩn khi đun chín. Tuy nhiên chúng ta cũng có thể rửa với khu vực rửa riêng biệt và dọn sạch sẽ trước khi rửa thêm bất cứ thức ăn nào.
# Sai lầm 4: Gọt vỏ trái cây rau quả khi chưa rửa sạch:
Vỏ trái cây rau củ luôn là khu vực ẩn chứa nhiều vi khuẩn. Thật dễ dàng chuyển vi khuẩn đó vào bên trong khi bạn gọt vỏ. Nếu bạn giải thích rằng bạn có thể rửa sau khi gọt, thì như vậy bạn đã làm hoa quả bị nhiễm bẩn bởi nước (nước không sạch) và chúng đã mất đi một phần vitamin.
Giải pháp
Rửa tất cả các loại trái cây và rau củ dưới vòi nước, ngay cả khi nó là loại không ăn vỏ.
# Sai lầm 5: Dùng chung thợt cho thịt chín và thịt sống.
Vi khuẩn từ thịt sống có thể thâm nhập thịt chín thông qua chiếc thớt của bạn. Do đó hãy nhớ sử dụng thớt thịt chín riêng và thịt chín riêng
# Sai lầm 6: Không nấu chín thực phẩm
Thực phẩm nấu chín chỉ an toàn sau khi nó được nấu ở nhiệt độ đủ cao để tiêu diệt vi trùng. Biểu đồ nhiệt độ nấu chín thực phẩm tại đây.
# Sai lầm 7: Ăn bột và các sản phẩm chế biến với trứng chưa chín
Bột và trứng chưa nấu chín có thể chứa vi khuẩn E. coli, Salmonella, hoặc vi khuẩn có hại khác.
Do đó bạn cần nấu, nướng bột và trứng kỹ. Đừng ăn thực phẩm có chứa trứng sống hoặc chưa nấu chín, chẳng hạn như trứng lòng đào, …
# Sai lầm 8: Nếm hoặc ngửi thức ăn xem nó còn ngon không
Rất nhiều loại vi khuẩn đã tồn tại trong thức ăn ngay trước khi thức ăn của bạn có mùi hay có vị khó chịu. Việc nếm hay ngửi sẽ là lúc bạn đã nhiễm khuẩn từ thức ăn.
Để tránh vấn đề này bạn cần kiểm tra thời gian lưu trữ thức ăn. Khi nó vượt qua thời gian cho phép hãy loại bỏ nó ra khỏi thực đơn.
# Sai lầm 9: Rã đông thực phẩm, ướp thực phẩm ở nhiệt độ bên ngoài
Khi ở nhiệt độ phòng, vi khuẩn rất dễ thâm nhập vào thức ăn của bạn. Dù thực phẩm bạn có chọn lựa sạch đến đâu thì nguy cơ mất an toàn thực phẩm vẫn sẽ xảy ra.
Giải pháp:
Ướp thực phẩm trong tủ lạnh.
Rã đông trong ngăn mát hoặc trong lò vi sóng.
# Sai lầm 10: Để thức ăn quá lâu trước khi cho vào tủ lạnh
Vi khuẩn có thể phát triển trên thức ăn của bạn khi bạn để chúng bên ngoài trong vòng 2 giờ (thậm chí là 1 giờ khi ở môi trường nóng hơn). Bạn cần làm lạnh thực phẩm ngay khi có thể, và có thể chia nhỏ chúng để quá trình làm lạnh được diễn ra nhanh chóng.
5 quy tắc giúp thực phẩm an toàn
- Giữ thực phẩm sạch sẽ
- Tách riêng và nấu chín
- Nấu kỹ
- Giữ thực phẩm ở nhiệt độ an toàn
- Sử dụng nước và nguyên liệu an toàn.