Tỏi đen là giống tỏi đã được lên men bằng công nghệ cao. Tác dụng của tỏi đen được nghiên cứu rất nhiều đôi với sức khỏe của con người so với tỏi thường. Hãy cùng tìm hiểu những lợi ích vượt trội của nó qua bài viết dưới đây.
Nội dung tóm tắt
Tỏi đen là gì?
Tỏi đen là sản phẩm được lên men từ tỏi trắng thông thường. Với điều kiện nhiệt độ và độ ẩm được kiểm soát nghiêm ngặt các tinh dầu gây mùi ở tỏi trắng bị mất đi.
Nhiệt độ làm tỏi đen khoảng 60 đến 90 độ, độ ẩm 80-90%. Không những tỏi đen không còn mùi khó chịu đặc trưng của tỏi mà thể chất còn mềm dẻo, vị ngon, ngọt. Tỏi rất có lợi cho sức khỏe vì có đặc tính kháng viêm, tăng miễn dịch. Nhưng có khá nhiều người không chịu đựng mùi vị hăng, cay, nồng. của tỏi
Ngoài việc thay đổi mùi vị của tỏi, các thành phần hoạt chất có tác dụng trong tỏi đen cũng được tăng lên rất nhiều so với tỏi trắng.
Thành phần của tỏi đen
Tinh dầu là thành phần gây nên mùi vị của tỏi nhưng nó không phải là thành phần gây tác dụng chính của tỏi. Hoạt chất mang tới những tác dụng của tỏi đen là S-ally-L-cystein. Thành phần này cũng có trong tỏi trắng nhưng đã được tăng lên gấp nhiều lần trong cách lên men thành tỏi đen. Allicin là axit amin có khả năng diệt khuẩn, diệt vi rút có trong tỏi đen.
Ngoài ra trong tỏi đen còn có đường fructose, chất chống oxy hóa polyphenol, các hợp chất sulful hữu cơ…
Tác dụng của tỏi đen
Người Nhật nổi tiếng có chế độ ăn uống khoa học giữ cho tuổi thọ thuộc hàng cao nhất thế giới. Tỏi đen có nguồn gốc từ Nhật Bản. Các tác dụng của tỏi đen cho sức khỏe bao gồm:
Tác dụng của tỏi đen làm giảm mỡ máu
Mỡ máu là bệnh lý rối loạn chuyển hóa lipid khiến lượng mỡ trong máu cao. Mỡ máu cao gây nhiều nguy cơ cho sức khỏe như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đột quỵ… Nồng độ cholesterol được coi là chỉ số chính đánh giá mức độ máu nhiễm mỡ. Các hoạt chất trong tỏi đen có khả năng ức chế các enzym tổng hợp cholesterol trong gan. Nồng độ lipoprotein LDL cũng được giảm thiếu khi sử dụng tỏi đen. Trong khi đó nồng độ HDL có lợi trong việc vận chuyển cholesterol lại tăng lên.
Như vậy, ăn nhiều tỏi đen hỗ trợ việc giảm mỡ máu cho các bệnh nhân có mức lipid cao.
Tác dụng của tỏi đen làm giảm huyết áp
Thiếu hụt nguyên tố lưu huỳnh gây nên các phản ứng tăng huyết áp. Tỏi đen chứa rất nhiều hoạt chất giàu lưu huỳnh như S-ally-L-cystein, Allicin. Các hoạt chất này làm giãn các mạch máu, hạ huyết áp. Vì thế, nhiều nghiên cứu chỉ ra tác dụng của tỏi đen trong bệnh lý cao huyết áp.
Tỏi đen của tỏi đen rất tốt cho bệnh tim mạch
Các bệnh lý tim mạch thường là hệ lụy của những bệnh về huyết áp, máu nhiễm mỡ. Tỏi đen có dụng hạ mỡ máu, hạ huyết áp vì thế nó rất có lợi cho các bệnh nhân tim mạch phòng ngừa những biến chứng.
Tỏi đen ngăn ngừa sự hình thành các cục máu đông, giảm sự kích thích tiểu cầu nên ngăn chặn những nguy cơ tiềm ẩn cơn đau thắt ngực.
Tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị ung thư
Ung thư là căn bệnh thế kỷ đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị. Tỏi đen cũng đã được nghiên cứu về khả năng chống ung thư. Những nghiên cứu bước đầu trong phòng thí nghiệm và trên động vật mang đến nhiều khả quan.
Tỏi đen có khả năng chống khối u, chống viêm, chống oxy hóa, tăng cường khả năng miễn dịch. Vì thế, tỏi đen được sử dụng nhiều cho bệnh nhân ung thư.
Tỏi đen giúp hỗ trợ điều trị bệnh nhân ung thư gan, dạ dày, não, trực tràng, vú… Tác dụng của tỏi đen làm các bệnh nhân còn có khả năng nhanh phục hồi, tăng cường sức khỏe, thể trạng sau thời gian hóa xạ trị.
Ngoài hỗ trợ điều trị, người khỏe mạnh bình thường ăn tỏi đen hàng ngày còn mang lại khả năng phòng ngừa bệnh ung thư tấn công.
Tác dụng của tỏi đen với bệnh đường huyết
Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa phổ biến tại Việt Nam. Vị ngọt tự nhiên sau khi lên men của tỏi đen đến từ đường frucose không ảnh hưởng đến lượng đường huyết. Tỏi đen rất có ích cho bệnh nhân tiểu đường vì làm hạ mức đường huyết và ngăn ngừa biến chứng tiểu đường.
Tác dụng tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch của tỏi đen
Tỏi trắng bình thường đã nổi tiếng bởi tác dụng chống viêm, diệt khuẩn rất tốt. Tỏi đen với hàm lượng dược chất được cải thiện lên nhiều lần đem đến công dụng tăng sức đề kháng vượt trội. Những người thể trạng yếu, mới vừa ốm dậy, sau hóa xạ trị, sau mổ, làm việc nặng nhọc…bổ sung tỏi đen hàng ngày sẽ cảm thấy sức khỏe, thể trạng được cải thiện lên rõ rệt.
Với nhiều người bị ho, đau họng nhất là trẻ em thường ngâm rượu tỏi, tỏi mật ong ngậm để giảm triệu chứng. Tỏi đen ngâm mật ong, ngâm rượu cũng là loại kháng sinh tự nhiên chống viêm nhiễm đường hô hấp rất tốt cho cả trẻ nhỏ.
Tác dụng của tỏi đen đối với bệnh gan
Các bệnh lý về gan như gan nhiễm mỡ, xơ gan, viêm gan sử dụng tỏi đen cũng rất tốt. Bởi vì, tỏi đen làm tăng cường các enzym chức năng của gan, tăng khả năng thải độc của gan. Tỏi đen chống oxy hóa, chống gốc tự do làm tổn thương tế bào gan.
Tác dụng của tỏi đen với bộ não
Những thực phẩm, hoạt chất chống oxy hóa đều có lợi cho não bộ. Tỏi đen chứa nhiều chất chống oxy hóa, tiêu diệt gốc tự do có hại gây nên các stress oxy hóa. Do đó, tỏi đen giúp nuôi dưỡng các tế bào não, dẫn truyền thần kinh. Khả năng ghi nhớ, tập trung, giải quyết vấn đề cũng được cải thiện khi sử dụng tỏi đen hàng ngày.
Tác dụng của tỏi đen lên da
Ăn tỏi đen không những mang đến những tác dụng chữa bệnh mà còn làm đẹp. Với những đặc tính chống oxy hóa vượt trội từ các hoạt chất trong tỏi đen, nó như thần dược nuôi dưỡng các tế bào da, chống lão hóa, kéo dài tuổi xuân. Tác dụng của tỏi đen với phụ nữ vừa đẹp da vừa chống nhăn, chống già, khỏe mạnh. Các chị em muốn vẻ đẹp trường tồn từ bên trong nên sử dụng tỏi đen mỗi ngày.
Tác dụng của tỏi đen với việc giảm cân
Hoạt chất Allicin có trong tỏi đen có khả năng ức chế sự thèm ăn, ngăn chặn sự hình thành mỡ thừa, giảm nồng độ lipid trong máu. Tỏi đen cũng chứa nhiều giá trị dinh dưỡng là thực phẩm giảm cân có lợi cho sức khỏe.
Những lưu ý về sử dụng tỏi đen
Tuy rằng tỏi đen rất có ích cho sức khỏe nhưng tiêu thụ quá nhiều hoặc sử dụng sai cách cũng không đem lại lợi ích cho cơ thể.
- Ăn mỗi ngày 1 đến 2 củ tỏi. Vì tỏi có tính nóng nên ăn quá nhiều khiến cơ thể sinh nhiều nhiệt gây nóng trong, bốc hỏa, ngứa, táo bón.
- Một số người không nên ăn tỏi đen như: Cơ địa nóng trong, nhiệt miệng không nên dùng tỏi. Những người bị dị ứng tỏi, huyết áp thấp, tiêu chảy, mắc bệnh về mắt, khó tiêu.
- Tỏi đen có thể dùng để ăn trực tiếp hoặc ngâm mật ong, ngâm rượu.
- Trẻ em vẫn có thể sử dụng tỏi đen bình thường nhưng liều bằng 1 nửa người lớn và không nên ăn quá nhiều.
- Tỏi đen được làm từ tỏi 1 nhánh có nhiều dinh dưỡng và tác dụng của tỏi đen 1 nhánh thường hiệu quả hơn. Nhưng giá thành loại tỏi này cũng đắt hơn tỏi nhiều nhánh khá nhiều.
- Tỏi đen làm bằng nồi hấp tại nhà không đảm bảo được chất lượng hoạt chất có trong đó.
Tỏi đen với nhiều công dụng kỳ diệu cho sức khỏe mà bạn nên bổ sung cho cả gia đình. Tác dụng của tỏi đen phù hợp với nhiều đối tượng từ trẻ nhỏ, đến phụ nữ, người cao tuổi, người bệnh. Đây là lý do tại sao tỏi đen được nhiều người ưa chuộng.
>>> Xem thêm:
- Vi rút là gì? Những vi rút nguy hiểm nhất trong ljch sử
- Những cách phòng tránh ung thư dạ dày cực hiệu quả cho bạn tham khảo
- Hậu quả của uống ít nước là gì? Tại sao cần uống đủ nước