Đất nước Singapore luôn là một trong những nước được đánh giá có môi trường làm việc tốt nhất trên thế giới. Đặc biệt có cho mình những điều kiện vô cùng thuận lợi từ nền kinh tế phát triển, hệ thống khoa học công nghệ không ngừng được nâng cao.
Nơi đây luôn là nơi làm việc đáng mơ ước của mọi người lao động tiên tiến, do đó Quốc đảo Sư tử luôn thu hút các doanh nghiệp. Từ đó có thể thấy được để có được những thành tựu như hiện nay không thể không kể đến những điều “bất ngờ” trong văn hóa doanh nghiệp của Singapore.
Nếu bạn đang có dự định sẽ chọn Singapore để bắt đầu sự nghiệp chắc chắn bạn sẽ tìm hiểu về văn hóa là việc tại nơi đây. Bài viết này chắc chắn sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích đó.
Nội dung tóm tắt
Khái niệm văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp là những giá trị, niềm tin, hình thức mà mọi người trong doanh nghiệp cùng công nhận trong suốt quá trình doanh nghiệp tồn tại và phát triển, từ đó trở thành quy tắc, tập quán quen thuộc ăn sâu vào hoạt động của cả tập thể. Đồng thời nó cũng sẽ chi phối tình cảm, cách suy nghĩ và hành vi của các thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích kinh doanh khác nhau. Là phần quyết định đến sự thành bại về lâu dài của doanh nghiệp.
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa xoay quanh về khái niệm văn hóa doanh nghiệp, có một vài cách định nghĩa khác tìm hiểu thêm tại đây.
Văn hóa doanh nghiệp bao gồm 3 phần chính: tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi. Nhìn chung mọi lý thuyết về định nghĩa văn hóa doanh nghiệp đều được giải thích thông qua giá trị chung thường là những giá trị vô hình đúc kết được qua nhiều năm của doanh nghiệp.
Văn hoá doanh nghiệp giống như đời sống tinh thần của một doanh nghiệp. Để tồn tại và phát triển về mọi mặt, doanh nghiệp phải xây dựng văn hoá doanh nghiệp phù hợp, đầy đủ và thực hiện nó một cách nghiêm túc.
Tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Cùng với bề dày lịch sử của doanh nghiệp văn hóa doanh nghiệp cũng theo đó mà tồn tại có thể hiểu là những quy củ riêng của một tổ chức. Không chỉ tạo ra những nguyên tắc chung chi phối tác phong làm việc.
Sự tương tác ứng xử giữa đồng nghiệp với nhau mà văn hóa doanh nghiệp còn tác động đến hình ảnh và uy tín của công ty bởi nó là kim chỉ nam cho mọi tư duy, quyết định và hành động của nhân sự giúp các thành viên ở trong đó hiểu được tầm nhìn và sứ mệnh của tổ chức mình đang gắn bó và thể hiện cho khách hàng, đối tác thấy được các giá trị đó.
Một nền văn hóa mạnh là đặc điểm chung của công ty thành công những quy tắc chung sẽ được ngầm hiểu và thực hiện tử trên xuống dưới một cách đồng bộ. Từ đó họ sẽ có những sự tin tưởng vào nơi đang làm việc và sẽ làm việc vì lợi ích chung.
Ngược lại nếu văn hóa doanh nghiệp kém sẽ gây tổn hại đến doanh nghiệp tổ chức, nhân viên thiếu sự gắn kết, tỷ lệ nghỉ việc cao, quan hệ khách hàng không tốt… Sẽ dẫn tới doanh thu của doanh nghiệp tụt dốc. Qua những ví dụ này ta càng thấy rõ tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp tổ chức.
Khái quát về Singapore
Singapore, tên chính thức là nước Cộng hòa Singapore, là một thành bang và đảo quốc tại Đông Nam Á. Đảo quốc nằm ngoài khơi mũi phía nam của bán đảo Mã Lai và cách xích đạo 137 km về phía bắc. Lãnh thổ Singapore gồm có một đảo chính hình thoi, và khoảng 60 đảo nhỏ hơn.
Singapore tách biệt với Malaysia bán đảo qua eo biển Johor ở phía bắc, và tách biệt với quần đảo Riau của Indonesia qua eo biển Singapore ở phía nam. Singapore là quốc gia đô thị hóa cao độ, chỉ còn lại ít thảm thực vật nguyên sinh. Lãnh thổ của Singapore liên tục mở rộng thông qua hoạt động cải tạo đất.
Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của Singapore là cơ cấu dân số đa dạng gồm nhiều chủng tộc nhờ vào vị trí địa lý thuận lợi và những thành tựu thương mại của đất nước.
Được ngài Thomas Stamford Raffles thành lập như một đầu mối giao thương buôn bán vào ngày 29 tháng 1 năm 1819, Singapore – một làng chài nhỏ bé ngày nào đã nhanh chóng thu hút những người dân nhập cư và các thương nhân đến từ Trung Quốc, tiểu lục địa Ấn Độ, Indonesia, bán đảo Mã Lai và vùng Trung Đông.
Bị lôi cuốn bởi viễn cảnh tương lai tươi đẹp, những người nhập cư đã mang theo những nét riêng về văn hóa, ngôn ngữ, phong tục tập quán và các lễ hội của mình đến Singapore. Các cuộc kết hôn chéo và sự chung sống hòa hợp giữa các dân tộc đã dệt nên một bức tranh văn hóa đầy màu sắc, hình thành một xã hội Singapore đa dạng và mang lại cho đảo quốc này một di sản văn hóa phong phú đầy sức sống.
Cho đến cuối thế kỉ 19, Singapore đã trở thành một trong những thành phố đa chủng tộc – đa văn hóa nhất của châu Á với các dân tộc chủ yếu là người Hoa, người Mã Lai, người Ấn, người Peranakan và những người Á Âu. Nguyên nhân chính của việc có 4 ngôn ngữ chính được chính phủ công nhận là do sự đa dạng về dân tộc, văn hóa của quốc gia này.
Trên thực tế, khảo sát vào năm 2009 cho thấy có khoảng hơn 20 loại ngôn ngữ được sử dụng tại Singapore, nó cho thấy sự phồn thịnh của văn hóa và sắc tộc tại đây. Chính vì sự hội tụ đa văn hóa nên phong tục tập quán, tôn giáo cũng có dịp pha trộn đầy thú vị.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc nếu bạn học tập tại Singapore bạn sẽ được trải nghiệm rất nhiều văn hóa của con người đến từ khắp nơi trên thế giới. Do đó chúng ta luôn muốn biết trong văn hóa doanh nghiệp của họ sẽ có những điều bất ngờ gì mà có rất nhiều người lao động muốn làm việc ở đây đến như vậy.
4 điều bất ngờ trong văn hóa doanh nghiệp của Singapore
Qua những phần trên ta thấy được văn hóa doanh nghiệp vô cùng quan trọng vậy rằng những đất nước phát triển như Singapore sẽ là một câu hỏi vô cùng lớn.
Thời gian làm việc
Thông thường, giờ làm việc ở Singapore là:
- 9 giờ/ngày hoặc 44 giờ/ tuần (nếu làm việc từ 5 ngày trở xuống)/ một tuần hoặc
- 8 giờ/ngày hoặc 44 giờ/ tuần (nếu làm việc trên 5 ngày một tuần)
Theo Luật Tuyển Dụng và Lao Động (Employment Act) tại Singapore, tối đa giờ làm việc là 12 giờ/ngày. Nhân viên cũng có thể làm việc ngoài giờ, tối đa 72 giờ mỗi tháng, với mức lương gấp 1,5 lần lương mỗi giờ.
Lực lượng lao động của Singapore trong nhiều năm qua luôn được cả thế giới công nhận về sự chăm chỉ, nét văn hóa cuồng công việc. Nhiều chuyên gia cho rằng việc này đến từ sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.
Một số khác thì tin rằng văn hóa làm việc nhiều giờ liền này là một nét văn hóa chung của Singapore. Mọi người sẽ danh nhiều thời gian ở nơi công sở để hòa nhập và giao lưu cũng không hề lạ khi việc họ tăng ca để làm công việc cho ngày mai.
Tuân thủ các quy định
Đất nước Singapore luôn được biết đến với vô vàn các quy tắc, quy định mà người dân phải tuân theo do đó không có ngoại lệ tại nơi làm việc. Công việc thường được thực hiện theo một quy trình khuôn mẫu có sẵn, người Singapore thường hạn chế sự thay đổi trong cách làm việc hoặc một tổ chức. Do đó họ luôn tuân thủ tốt những quy định được ban hành và ít khi mắc phải.
Không những vậy, người sử dụng lao động hoặc các sếp là người Singapore thường không khuyến khích nhân viên của họ tiến hành những ý tưởng quá là tạo bạo tuy rằng vẫn cần sự sáng tạo nhưng sẽ ở trong một khuôn khổ cho phép.
Tuy nhiên do Singapore là một nơi đa dạng dân tộc từ các doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư nên các quy định dần được nới lỏng để tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên có thể sáng tạo phù hợp với công việc và định hướng riêng của công ty.
Định hướng theo nhóm
Nếu ở phương Tây, nhân viên thường phấn đấu cho bản thân và được ghi nhận bởi công ty thì Singapore luôn định hướng đạt mục tiêu theo nhóm, mỗi người sẽ có trách nhiệm riêng và sau đó chia sẻ phần thưởng mà cả nhóm đạt được.
Các công ty Singapore luôn đi theo xu hướng phát triển nhóm hơn là cá nhân. Điều này cũng đồng nghĩa họ ưu tiên kết quả của tập thể hơn là của một người.
Ngoài ra văn hóa đội nhóm sẽ giúp liên kết giữa các cá nhân với nhau, chứ không phải sự riêng lẻ như làm việc cá nhân. Điều này sẽ tạo nên tính chuyên nghiệp và khoa học trong quá trình làm việc. Trong cùng một nhóm, các thành viên sẽ biết trợ giúp lẫn nhau trong công việc, nếu đồng đội gặp khó khăn hãy sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ họ. Việc làm này sẽ tạo nên sự gắn kết giữa các thành viên trong nhóm. Bên cạnh đó các thành viên cần tôn trọng lẫn nhau, không nên tự đề cao mình, nghĩ rằng mình giỏi hơn và xem thường các thành viên khác.
Việc giúp đỡ và tôn trọng lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm chính là động lực lớn nhất để cùng làm việc và hướng tới mục đích chung cuối cùng. Trong đó sự rõ ràng về trách nhiệm cũng như công việc mà từng thành viên phải thực hiện được sẽ nâng cao hơn. Không chỉ đề cập đến tinh thần đồng đội, trách nhiệm tập thể, mà hãy nâng cao sự đảm bảo hiệu quả công việc thông qua sự cam kết thực hiện của từng nhân viên.
Các nhóm làm việc chỉ thành công khi tất cả các thành viên tham gia đầy đủ vào việc chia sẻ ý tưởng và thực hiện các nhiệm vụ. Những thuộc tính hợp tác này làm cho một thành viên có giá trị hơn nhiều đối với nhóm của mình. Sự tham gia và hợp tác tích cực cũng giúp bạn nhận được sự tôn trọng của các thành viên khác trong nhóm, khiến họ sẵn sàng nghe ý kiến của bạn hơn.
Hệ thống làm việc phân tầng
So với phương Tây, thì văn hóa làm việc tại Singapore sẽ phân tầng, định hướng theo nhóm và “gò bó” hơn với các luật lệ. Nếu nói về nước phương Tây, nhân viên vẫn thường được khuyến khích cởi mở để trao đổi ý kiến và phản biện với quản lý hoặc đồng nghiệp. Văn hóa làm việc ở Singapore thường đi ngược lại như thế. Đây cũng là điều mà nhiều nhân viên hoặc đối tác nước ngoài thường bị sốc văn hóa khi đến làm việc với một công ty Singapore.
Các doanh nghiệp Singapore làm việc thường tuân thủ theo hệ thống phân tầng. Điều này có nghĩa là quyền quyết định sẽ thường nằm gọn trong tay những người có chức vụ cao hơn. Những nhân viên có chức vụ thấp hơn thường chỉ nhận lệnh và chấp nhận làm theo mà không có nhiều sự phản biện.
Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng bạn thể hiện đủ sự kính trọng với họ đặc biệt là với những người lớn tuổi hơn và tránh phê phán trực tiếp và công khai. Tìm cách để nói lên ý kiến của mình một cách khéo léo sẽ góp phần không nhỏ cho thành công của bạn khi làm việc tại Singapore.
Kết luận
Qua trên ta thấy được rằng Singapore là một nước có môi trường làm việc vô cùng tốt ngoài ra còn là nơi có nên văn hóa doanh nghiệp tiên tiến hiện đại. Hệ thống cơ sở hạ tầng rất tốt với văn phòng hiện đại, hệ thống truyền thông tốc độ cao rất thuận lợi cho thông tin liên lạc như tele-conference ( giải pháp họp trực tuyến và hội nghị truyền hình nhanh chóng cho doanh nghiệp), hội họp.
Các tuyến giao thông trong thành phố và mạng lưới giao thông đến các quốc gia và các nước trong khu vực rất thuận tiện, Các dịch vụ công cộng hành chính đều được tiến hành nhanh gọn. Chính vì điều này mà hầu hết các công ty khi đến châu Á và nhất là ĐNA đều đặt trụ sở ở Sing.
Đó cũng chính là một nguyên nhân họ tạo ra rất nhiều việc làm, và Singapore cần thu hút lao động nước ngoài để làm những công việc đó. Chúng ta thấy được đây là một chính sách hết sức hợp lý khi Singapore tạo môi trường thuận lợi giúp đỡ cả các công ty và người lao động.
Singapore la quốc gia có nhiều sắc tộc. Về dân số của riêng Singapore, người gốc Chinese chiếm khoảng 75%, Malay và India chiếm khoảng 10%, còn lại là những người khác đến nhập cư vào Sing. Đấy là nói riêng về dân Singapore, còn về số người thực sinh sống ở Sing thì có khoảng 25% người nước ngoài nên môi trường thực sự là dễ hòa nhập. Những điều đó đã khẳng định được một Singapore vững mạnh, chúng ta nên học hỏi những điều này để trở thành một nhân lực có sự chuyên nghiệp hơn.
Đọc thêm:
Kinh ngạc với 10 nét đặc trưng trong văn hóa doanh nghiệp của Hàn Quốc
5 Bài học “VÀNG” từ Văn Hóa Doanh Nghiệp Nhật Bản
“Sốc” với 12 đặc trưng trong văn hóa doanh nghiệp của Trung Quốc
Họ và Tên: Hà Thị Kiều Diễn
MSV: 20051232
hay và hữu ích
yeh cảm ơn bạn nha
Uiii tớ thích 🇸🇬 Singapore lắm, cảm ơn đã cho tớ thông tin nha
hãy theo dõi web để cập nhật nhiều thông tin bổ ích hơn nữa nhé
Pingback: 12 nét đặc trưng văn hóa doanh nghiệp tại Trung Quốc
Hay quá ạ
hãy theo dõi thêm nhiều thông tin trên web nhé
Mình chuẩn bị sang Singapore làm việc. Bài viết rất hữu ích. Cảm ơn tác giả
cảm ơn bạn đã đọc bài viết trên ạ
Hay quá huhu
Những tìm hiểu tuyệt vời, chắc hẳn bạn đã bỏ rất nhiều công sức và thời gian vào bài viết này. Cảm ơn và chúc bạn tiếp tục phát huy được điều này trong tương lai. Tôi sẽ luôn ủng hộ bạn.
Một đất nước nhỏ bẻ nhưng rất tuyệt vời. Tôi thật muốn đến đây và trải nghiệm những gì bài viết nói.