Rượu bia hay các thức uống có cồn, tùy theo từng lượng nạp vào cơ thể hay tùy theo sức khỏe của từng người. Mức độ ảnh hưởng của đồ uống có cồn đến hệ thần kinh trung ương là khác nhau. Và tất nhiên là tốc độ xử lý rượu bia của mỗi người phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
Nội dung tóm tắt
Tuổi tác
Người càng lớn tuổi, tốc độ lọc của gan kém hơn, thời gian rượu bia ở trong gan từ đó mà tăng lên. Sau đó mới di chuyển vào máu chung hoặc được chuyển hóa, như vậy khoảng thời gian cơ thể bị tác động từ rượu sẽ lâu hơn, nguy cơ tổn thương gan cao hơn.
Ngoài ra tuổi tác làm giảm lượng nước trong cơ thể, từ đó làm cho nồng độ cồn trong máu (BAC) cao hơn. Một người lớn tuổi thường có sức khỏe kém hơn, các chức năng hoạt động đều giảm sút. Tất cả những yếu tố này khiến cho khả năng xử lý rượu bia đồ uống có cồn cần có nhiều thời gian hơn để xử lý.
Yếu tố sinh học
Do một số lý do sinh học, sự chuyển hóa rượu bia của nữ và nam là khác nhau. Và sự chuyển biến ở nữ sẽ lâu hơn nam.
Điều này có thể được giải thích thông qua hai yếu tố tỉ lệ nước và tỉ lệ mỡ trong cơ thể. Ở nữ, tỷ lệ mỡ cao hơn, và tỷ lệ nước lại thấp hơn, chính lý do này khiến cho tình trạng chuyển hóa đồ uống có cồn khó khăn hơn. Có nghĩa là, cơ thể của một người đàn ông sẽ tự động pha loãng rượu hơn so với những người phụ nữ, ngay cả khi hai bên có cùng chiều cao cân nặng.
Nồng độ hormone cũng là yếu tố quyết định tốc độ xử lý các thức uống có cồn. Trong giai đoạn trước khi kỳ kinh nguyệt diễn ra, nữ giới sẽ phải chịu nồng độ cồn cao hơn so với bình thường. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng phụ nữ có ít acetaldehyd dehydrogenase, enzyme được sử dụng để chuyển hóa rượu trong dạ dày.
Những gì có trong dạ dày.
Cũng giống như tỉ lệ nước trong cơ thể, thức ăn trong dạ dày cũng có tác dụng làm loãng rượu bia. Lượng thức ăn có trong dạ dày trước khi uống có ảnh hưởng lớn đến tốc độ hấp thụ rượu. Thức ăn làm chậm lại quá trình làm rỗng đoạn từ dạ dày đến ruột non, do đó người có dạ dày trống rỗng sẽ có nồng độ cồn trong máu (BAC) cao gấp 3 lần so với người đã ăn trước khi uống.
Ăn một bữa ăn đầy đủ, ăn nhẹ trong khi uống rượu có thể giúp kích hoạt động của enzyme trong gan làm chậm tốc độ hấp thụ cồn vào cơ thể, tăng khả năng bài thải, xử lý hơn.
Trọng lượng cơ thể
Trọng lượng cơ thể cũng là một trong các yếu tố quan trọng quyết định khả năng xử lý rượu bia. Một người cân nặng 70 kg, một người 45 kg cùng uống 5 lon bia sẽ chịu những phản ứng mức độ tác động khác nhau. Như đã nói ở trên, những người có tỉ lệ mỡ cao sẽ có khả năng có BAC cao hơn, và người cơ thể chứa ít nước sẽ có BAC lớn hơn.
Thuốc
Ngoài tác động chính từ cơ thể, thuốc cũng là một trong những yếu tố quyết định khả năng xử lý cồn trong cơ thể.
Một số loại thuốc có thể tương tác với rượu và làm thay đổi quá trình trao đổi chất, do đó ảnh hưởng đến cách cơ thể xử lý rượu. Một số loại thuốc làm chậm quá trình làm rỗng từ dạ dày vào ruột non và gan, khiến rượu được hấp thu nhanh chóng. Điều này dẫn đến mức BAC cao hơn và nhiễm độc ảnh hưởng đến cơ thể nhanh hơn. Các loại thuốc đặc biệt được biết là tương tác với rượu bao gồm:
- Thuốc chống lo âu như Xanax
- Thuốc AFHD như Adderall
- Thuốc ho và cảm lạnh
- Thuốc trị tiểu đường như Chlorpropamide.
Lượng rượu bia đã uống.
Mỗi loại bia rượu thường có nồng độ cồn là khác nhau. Uống càng nhiều cơ thể càng cần nhiều thời gian hơn để xử lý.
Có rất nhiều lý do khiến chúng ta uống rượu bia đó có thể là vì công việc, là vì tâm trạng, có thể là thêm dũng khí để thực hiện điều gì đó. Hoặc đơn giản uống chúng ta được là chính mình được gần gũi thân thiết với mọi người hơn. Tuy nhiên phải nói rằng rượu bia vẫn luôn có ảnh hưởng không ít thì nhiều đến sức khỏe. Vì thế hãy cố gắng cân nhắc trước khi uống. Chúng ta hoàn toàn vẫn có thể nói lời chân thật khi không có rượu bia.
Bài viết dựa theo alcoholrehabguide.
Uống rượu sau bao lâu thì hết nồng độ cồn.
6 cách giải rượu nhanh ít tổn hại đến sức khỏe.
Hoa bia là gì? Điều thú vị về hoa bia có thể bạn chưa biết