Bạn là người có thói quen thức khuya? Hay bạn thường xuyên thức xuyên đêm để làm việc, xem phim, lướt mạng xã hội, chơi game, hoặc chỉ đơn giản là bạn chưa cảm thấy buồn ngủ. Nếu câu trả lời là “Có” , hãy xem ngay bài viết này để khám phá những tác hại nguy hiểm của thói quen thức khuya và qua bài viết chúng tôi sẽ chia sẻ những phương pháp và gợi ý giúp bạn có thể thay đổi thói quen thức khuya.
Thói quen thức khuya không chỉ gây mất giấc ngủ, mà còn tiềm ẩn nhiều tác hại nguy hiểm đến sức khỏe của chúng ta. Việc không tuân thủ nhịp sinh học tự nhiên và thường xuyên thức khuya có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cả thể chất và tinh thần. Dưới đây là 7 tác hại nguy hiểm của thói quen thức khuya mà bạn cần phải nhận thức cũng như cách bạn có thể thay đổi thói quen này.
Nội dung tóm tắt
1. Thói quen thức khuya gây suy giảm chức năng não bộ
Việc thiếu ngủ do thói quen thức khuya liên tục sẽ làm suy giảm khả năng tập trung, ghi nhớ và xử lý thông tin của não bộ. Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất làm việc và học tập. Hiệu suất làm việc và học tập giảm sút không chỉ ảnh hưởng đến thành tích cá nhân mà còn có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển và thành công của chúng ta trong công việc và học vấn. Việc duy trì một giấc ngủ đủ và chất lượng là cần thiết để đảm bảo sự tập trung và tiếp thu thông tin hiệu quả.
Người có thói quen thức khuya thường có nguy cơ bị suy giảm trí nhớ cao gấp 5 lần so với người ngủ đúng giờ và đủ giấc. Việc thiếu ngủ và khó ngủ thường làm giảm khả năng ghi nhớ và tái hiện thông tin đã học. Quá trình ghi nhớ thông qua việc củng cố ký ức trong não bộ yêu cầu giấc ngủ chất lượng, đặc biệt là giấc ngủ sâu và REM (giai đoạn chứa các giấc ngủ nhanh).
Việc thức khuya liên tục làm suy yếu khả năng tập trung và tư duy, ảnh hưởng đến quá trình hình thành và ghi nhớ thông tin mới. Đồng thời, thiếu ngủ cũng tác động đến khả năng giải quyết vấn đề, sáng tạo và hiệu suất làm việc. Kết quả là, người thức khuya thường trở nên mệt mỏi, lơ là và khó tập trung trong công việc hàng ngày.
Bên cạnh đó, người có thói quen thức khuya, thiếu ngủ sẽ gặp phải tình trạng đau đầu, mệt mỏi vào ngày hôm sau. Khi não bộ không được nghỉ ngơi đủ, cơ thể sẽ sản xuất nhiều hormone căng thẳng như cortisol. Điều này có thể dẫn đến tình trạng căng thẳng, lo lắng, khó chịu và mất ngủ và khi tình trạng này kéo dài có thể gây ra các vấn đề về rối loạn thần kinh.
Ngoài ra, suy giảm chức năng não bộ do thức đêm cũng có thể làm suy yếu khả năng ra quyết định và đánh giá. Người thức khuya thường có xu hướng mất khả năng đánh giá rủi ro và có khả năng phân tích kém, dẫn đến quyết định không chính xác hoặc thiếu suy nghĩ cân nhắc. Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự thăng tiến trong công việc và đời sống cá nhân.
2. Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Thiếu ngủ và thói quen thức khuya có thể dẫn tới nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, bao gồm đột quỵ và tăng huyết áp. Việc không có giấc ngủ đủ có thể gây áp lực lên hệ tuần hoàn của cơ thể.
Khi không ngủ đủ giấc, cơ thể sản xuất mức hormone cortisol tăng lên, gây ra căng thẳng và tăng huyết áp. Đồng thời, giấc ngủ không đủ cũng làm tăng mức đường trong máu và cholesterol xấu (LDL), làm suy yếu mạch máu và tạo điều kiện cho sự hình thành các cục máu đông, tăng nguy cơ đột quỵ và các bệnh liên quan đến tim mạch.
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng những người có thói quen thức khuya nhiều có khả năng mắc bệnh tim mạch cao hơn so với những người có giấc ngủ đủ. Họ có có thể gặp phải nguy cơ tăng huyết áp, tăng mức đường trong máu, tăng mức cholesterol xấu và mất cân bằng lipid trong cơ thể. Do đó, thói quen thức đêm có thể góp phần vào sự phát triển của các bệnh tim mạch nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, suy tim và đột quỵ.
3. Suy giảm hệ miễn dịch
Giấc ngủ đủ và chất lượng là yếu tố quan trọng để duy trì hệ miễn dịch mạnh mẽ. Thói quen thức khuya và thiếu ngủ trong thời gian dài có thể làm suy giảm khả năng chống lại các loại bệnh thông thường như sốt, cảm lạnh,.. và gây ra mệt mỏi, căng thẳng cho cơ thể.
Khi hệ miễn dịch suy giảm, chúng ta trở nên dễ bị nhiễm trùng và mắc các loại bệnh. Các tế bào miễn dịch như tế bào B và tế bào T không thể hoạt động hiệu quả để chống lại vi khuẩn, virus và tác nhân gây bệnh. Điều này có thể dẫn đến mắc các bệnh nhiễm trùng như cúm, viêm phổi, viêm gan, và thậm chí tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Thêm vào đó, hệ miễn dịch yếu cũng ảnh hưởng đến quá trình phục hồi sau khi bị bệnh. Thời gian để hồi phục sẽ kéo dài và có thể gặp khó khăn trong việc khắc phục tổn thương và bình phục sức khỏe.
Khi hệ miễn dịch không hoạt động hiệu quả, việc kiểm soát vi khuẩn, virus và các tác nhân gây bệnh trở nên khó khăn hơn. Điều này có thể làm gia tăng nguy cơ tái phát bệnh hoặc bị nhiễm trùng phụ. Hơn nữa, việc tổn thương các mô và cơ quan trong cơ thể cũng sẽ mất thời gian lâu hơn để khắc phục, khiến quá trình phục hồi trở nên chậm hơn và có thể gặp rào cản.
4. Rối loạn hệ tiêu hóa
Theo các chuyên gia, ban đêm là thời gian nghỉ ngơi và tái tạo của niêm mạc dạ dày. Do đó, nếu bạn có thói quen thức khuya sẽ khiến các tế bào này không có thời gian nghỉ ngơi và trở nên suy yếu.
Thức quá khuya cũng khiến dạ dày tiết nhiều dịch axit tiêu hóa hơn. Đây chính là nguyên nhân khiến tình trạng viêm loét dạ dày đau dạ dày diễn ra hoặc là gia tăng thêm tình trạng bệnh lý. Đặc biệt, tình trạng này đang có xu hướng trẻ hóa khi giới trẻ đang có lối sống không phù hợp.
Thói quen thức khuya khiến nhiều người trẻ sẽ tìm đến những món đồ ăn nhanh, thức ăn có nhiều chất béo và đường. Thói quen này có thể gây ra tăng cường tiết axit trong dạ dày và làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày, đi ngoài liên tục.
Bên cạnh đó, thiếu giấc ngủ và căng thẳng do thức khuya có thể gây ra sự mất cân bằng trong hệ thống tiêu hóa, dẫn đến tình trạng tiêu chảy. Khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng cũng có thể bị ảnh hưởng do tác động tiêu cực lên các quá trình tiêu hóa và hấp thụ.
5. Mất cân bằng hormone
Khi thức khuya nhiều, cơ thể không thể điều chỉnh sản xuất hormone một cách hiệu quả. Mất cân bằng hormone có thể gây ra tình trạng căng thẳng, lo lắng, và khó khăn trong quá trình giữ cân nặng ở mức ổn định. Ngoài ra, mất cân bằng hormone cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể, dẫn đến tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe như tiểu đường, bệnh tim mạch và bệnh lý tuyến giáp.
Thói quen thức khuya nhiều còn ảnh hưởng đến hormone ghrelin và leptin. Sự mất cân bằng giữa hai hormone quan trọng liên quan đến cảm giác no và cảm giác đói có thể xảy ra do thiếu ngủ và thói quen thức khuya. Khi bạn không có giấc ngủ đủ, mức độ hormone ghrelin (hormone đói) tăng lên trong cơ thể, trong khi mức độ hormone leptin (hormone no) giảm xuống. Điều này có thể gây ra cảm giác thèm ăn không cần thiết, tăng sự thèm ăn đối với đồ ăn không lành mạnh và có thể dẫn đến tăng cân và nguy cơ béo phì.
Theo các nhà khoa học, trong thời gian giấc ngủ diễn ra, cơ thể sẽ thực hiện giải phóng các hormone cân bằng giúp cân bằng nội tiết tố. Do vậy mà nếu một người có thói quen thức khuya, cơ thể dễ gặp phải tình trạng rối loạn hoặc mất cân bằng nội tiết tố. Với nữ giới, có thể dễ gặp phải các các vấn đề như rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, tăng u xơ tại cổ tử cung,…
6. Suy giảm thị lực
Tác hại của thói quen thức khuya đối với thị lực cũng là điều mà bạn cần biết tới khi nhắc đến các tác động tiêu cực của thói quen thức khuya thức đêm với sức khỏe.
Cơ thể khi phải thức quá lâu khiến mắt phải điều tiết liên tục và không có thời gian để nghỉ ngơi gây ra tình trạng mỏi, khô mắt. Điều này kéo dài sẽ khiến thị giác bị ảnh hưởng.
Người trẻ thường xuyên có thói quen thức khuya để làm việc luôn phải làm việc với các thiết bị điện tử (ảnh hưởng trực tiếp bởi ánh sáng xanh) hoặc làm việc trong điều kiện thiếu ánh sáng. Đây chính là những yếu tố khiến tình trạng của mắt suy giảm một cách nhanh chóng.
Bạn cũng sẽ dễ mắc các bệnh về mắt nhiều hơn như cận thị, viễn thị, thoái hóa điểm vàng, tổn thương võng mạc,…
7. Ảnh hưởng đến tâm lý và tinh thần
Thói quen thức khuya không chỉ ảnh hưởng đến cơ thể mà còn có tác động tiêu cực đến tâm lý và tinh thần của chúng ta. Thiếu ngủ và thức đêm kéo dài gây ra nhiều rối loạn tâm lý như trầm cảm, lo âu và stress.
Khi chúng ta không ngủ đủ giấc, hệ thống thần kinh bị ảnh hưởng, gây ra sự không ổn định về tâm trạng. Cảm giác mệt mỏi và sự căng thẳng do thiếu ngủ có thể tạo ra những cảm xúc tiêu cực như cáu gắt, dễ cáu kỉnh và khó chịu.
Việc không có giấc ngủ đủ và đều đặn có thể làm suy giảm chất lượng cuộc sống và hạnh phúc của chúng ta. Một giấc ngủ đủ và sâu cùng giúp thư giãn tâm trí, tăng cường sự cân bằng tinh thần, gia tăng sự lạc quan và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Thói quen thức khuya sẽ âm thầm tàn phá cơ thể và dẫn lối tới cái chết một cách nhanh chóng. Nhưng không ít người vẫn chưa nhận thức được hoặc có nhận thức nhưng không chịu thay đổi lối sống và cho rằng bản thân vẫn luôn phải vật lộn, bận rộn trong những deadline của công việc, học tập, không có thời gian để ngủ đúng giờ, để quan tâm đến sức khỏe của bản thân.
Hiểu được những khó khăn đó, bài viết sẽ chia sẻ thêm cho bạn một số những phương pháp và gợi ý để giúp bạn có thể thay đổi thói quen thức khuya.
Xây dựng một thói quen với giờ ngủ và thức dậy cố định. Điều này giúp hình thành “đồng hồ sinh học” phù hợp và tốt cho sức khỏe.
Cố gắng đi ngủ sớm, đúng giờ và ngủ đủ giấc. Trong đó, với mỗi độ tuổi sẽ thời lượng ngủ nhất định mà bạn nên thực hiện theo.
Giữ một tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng kéo dài có thể ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng giấc ngủ.
Người mất ngủ thường xuyên có thể nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ và sử dụng một số loại thuốc theo kê đơn để cải thiện giấc ngủ, loại bỏ thói quen thức khuya. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng các thực phẩm tốt giúp dễ ngủ hơn trong chế độ ăn uống như hạt sen, quả óc chó, rau diếp,…
Tập thể dục nhẹ nhàng trước khi đi ngủ như yoga, đạp xe, đi bộ, ngồi thiền,… cũng có thể cải thiện giấc ngủ của bạn hiệu quả hơn.
Đảm bảo không gian phòng ngủ là thoải mái, không quá ồn để bạn có thể đi vào giấc ngủ một cách dễ dàng hơn.
- Tránh sử dụng các chất kích thích như cafein và nicotine trước giờ đi ngủ.
- Hạn chế sử dụng điện thoại di động, máy tính và các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ.
Trên thực tế, thói quen thức khuya có tác động tiêu cực đáng kể đến sức khỏe và trạng thái tinh thần của chúng ta. Những nguy cơ về sức khỏe như suy giảm chức năng tư duy, mất ngủ, bệnh tim mạch và các vấn đề tâm lý đã được chứng minh có liên quan chặt chẽ đến việc thức đêm. Thậm chí, nghiên cứu còn cho thấy rằng thói quen thức khuya liên tục có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường và ung thư.
Để đảm bảo sức khỏe và tránh tác hại của thói quen thức khuya, cần tuân thủ một số nguyên tắc. Điều quan trọng nhất là có một giấc ngủ đủ và đều đặn, giảm thiểu tiếp xúc với ánh sáng từ các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ và tạo ra một môi trường thoáng đãng và yên tĩnh trong phòng ngủ. Ngoài ra, việc duy trì chế độ tập thể dục và thư giãn thư giãn như yoga hay thiền định cũng có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Xem thêm các bài viết liên quan tại:
Tận dụng 5 phút mỗi ngày: 5 bài tập thể dục tại nhà để nâng cao sức khỏe và cải thiện vóc dáng
7 lợi ích bất ngờ từ việc uống đủ nước
5 Lợi Ích Vàng Của Chơi Thể Thao Thường Xuyên Với Sức Khỏe
Sinh viên thực hiện
20050853 – Mầu Minh Khải
Mã lớp học phần: INE 3104 7
Bài viết đã giúp tôi bắt đầu thói quen ngủ vào 1h thay vì 2h sáng