Đột quỵ: nguyên nhân và 5 bí kíp phòng tránh hiệu quả

Ngày nay, con người ngày càng dễ bị bệnh đột quỵ từ già đến trẻ. Đây là một bệnh lý cấp tính, thường xảy ra đột ngột, có tỉ lệ tử vong cao nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 200.000 người mắc, trong đó chỉ có khoảng 10% là bình phục hoàn toàn trở lại với cuộc sống bình thường. Nhưng đáng lo hơn, đó chính là đột quỵ đang có dấu hiệu trẻ hoá, người bị bệnh gia tăng mạnh ở độ tuổi 40 – 45, thậm chí xuất hiện cả ở độ tuổi 20.

Nội dung tóm tắt [ẩn]

Đột quỵ là gì? 

Đột quỵ (tai biến mạch máu não) là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng, xảy ra khi dòng máu cung cấp cho não bị gián đoạn hoặc có một mạch máu trong não bị vỡ. Khi đó, lượng oxy và dinh dưỡng nuôi các tế bào não bị giảm đáng kể. Trong vòng vài phút, các tế bào não bắt đầu chết dần và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Có 3 loại chính

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ:

Gây ra bởi tắc nghẽn động mạch, chiếm khoảng 85% trường hợp đột quỵ. Tuy nhiên, bệnh có thể phòng tránh hiệu quả nếu thực hiện tốt các biện pháp dự phòng.

  • Đột quỵ do huyết khối: Tắc nghẽn do hình thành các cục máu đông hoặc do mảng bám tích tụ trong động mạch ở cổ hoặc não.
  • Đột quỵ do tắc mạch: Các cục máu đông hình thành ở đâu đó trong cơ thể, thường gặp nhất là tim. Sau đó, di chuyển đến não gây tắc nghẽn.

Đột quỵ do xuất huyết:

Loại đột quỵ này gây ra bởi vết nứt trên bề mặt não hoặc động mạch não gây xuất huyết mà nguyên nhân có thể là do phình mạch, hệ thống mạch máu não bị dị dạng. Đột quỵ do xuất huyết chiếm khoảng 15% số ca đột quỵ.

Thiếu máu não thoáng qua (TIA): 

Thường gọi là đột quỵ nhỏ bởi là những giai đoạn ngắn có triệu chứng của đột quỵ, kéo dài khoảng vài phút.

Một vài dấu hiệu nhận biết 

Đột quỵ

(Nguồn ảnh: suckhoedoisong.vn)

Bạn có thể nhận biết sớm nguy cơ qua các dấu hiệu về “F.A.S.T”

  1. Face (khuôn mặt): mặt có biểu hiện không cân xứng, miệng méo, nhân trung lệch, một phần bên mặt bị xệ xuống.
  2. Arm (tay): tay yếu, tê mỏi chân tay, có dấu hiệu bị liệt, khó cử động, không thể giơ đều hai tay hoặc một bên tay không thể giơ lên được.
  3. Speech (lời nói): nói lắp, nói không rõ lời, thậm chí không nói được.
  4. Time (thời gian): nếu xuất hiện 3 dấu hiệu trên, cần gọi cấp cứu, đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ 

(Nguồn ảnh: vinmec.com)

Nguyên nhân khách quan:

  • Tuổi tác: Ở độ tuổi nào cũng có nguy cơ bị đột quỵ, tuy nhiên người già có nguy cơ cao hơn, với độ tuổi từ 55 tuổi trở đi.
  • Giới tính: Tỷ lệ bị bệnh ở nữ giới thường thấp hơn nam giới.
  • Chủng tộc: Người Mỹ gốc Phi có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 lần so với người da trắng.
  • Tiền sử gia đình: Có thể mắc bệnh do gen di truyền, người thân trong nhà có người mắc đột quỵ hoặc bệnh lý nhồi máu cơ tim, thiếu máu não,…có nguy cơ đột quỵ cao hơn so với người bình thường.

Nguyên nhân về bệnh lý: 

  • Bệnh đái tháo đường và những bệnh lý liên quan đến đái tháo đường cũng làm tăng khả năng bị bệnh.
  • Cao huyết áp: Bệnh nhân bị cao huyết áp tạo điều kiện hình thành cục máu đông và gây sức ép lên thành động mạch khiến chúng dễ bị vỡ ra. Đây chính là bước đầu tiên dẫn đến đột quỵ do thiếu máu cục bộ và đột quỵ do xuất huyết não.
  • Bệnh tim mạch: suy tim, rối loạn nhịp tim, rung tâm nhĩ, nhiễm trùng tim,…có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.
  • Béo phì: người bị béo phì thường có nguy cơ cao bị bệnh huyết áp, tim mạch, mỡ máu tăng, dễ mắc bệnh.
  • Bệnh mỡ máu: bệnh nhân bị mỡ máu có lượng Cholesterol cao, chúng có thể tích tụ trên thành của động mạch, từ đó gây tắc nghẽn mạch máu não.
  • Tai biến: những người từng đột quỵ có thể tái phát trong vài tháng đầu. Nguy cơ này có thể sẽ kéo dài trong 5 năm và giảm dần theo thời gian.
  • Lối sống không lành mạnh: Hút thuốc lá nhiều cũng có thể tăng nguy cơ mắc bệnh lên gấp 2, không những thế nó còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống, tập luyện không phù hợp, lười vận động,…đều là một trong những nguyên nhân mắc bệnh.

Tại sao cần phải sớm phòng ngừa đột quỵ? 

Các chuyên gia luôn khuyên mọi người chủ động phòng ngừa đột quỵ từ sớm. Tại sao lại như vậy? Điều này rất dễ hiểu bởi vì đây là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Khi con người bị đột quỵ, xảy ra một vài trường hợp sau đây:

  • Dẫn đến tử vong: Đột quỵ thường xảy ra bất ngờ, ít hoặc thường là không có dấu hiệu báo trước, và nó có thể khiến một người đang khoẻ mạnh bình thường tử vong chỉ trong vài phút. Theo một số thống kê, cứ 45 giây trôi qua, trên thế giới lại có một người bị đột quỵ, và cứ 3 phút lại có một người tử vong vì bệnh này, chính vì thế mà bệnh này luôn được biết đến là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ ba trên thế giới, chỉ sau bệnh ung thư và tim mạch. Người bệnh càng chậm trễ cấp cứu thì nguy cơ tử vong càng cao.
  • Di chứng tàn tật lâu dài: Trong số những bệnh nhân may mắn sống sót, người bệnh phải chịu những di chứng phổ biến như: liệt nửa người, méo miệng, mất ngôn ngữ, suy giảm nhận thức,…Bởi trong cơn đột quỵ, một vùng não bị tổn thương nên những cơ quan do vùng não đó điều khiển cũng sẽ bị ảnh hưởng, để lại di chứng tàn tật lâu dài. Nếu gặp phải những di chứng này, bệnh nhân có thể phải phụ thuộc hoàn toàn vào sự chăm sóc của người khác. Như vậy, đột quỵ không chỉ trực tiếp ảnh hưởng đến bản thân người bệnh mà còn gián tiếp gây tổn thất cho thân nhân, gia đình họ.
  • Giảm tuổi thọ: Nhìn chung, đột quỵ gây ảnh hưởng toàn diện tới sức khoẻ người bệnh. Những tháng ngày phải đối diện với bệnh tật cũng khiến tinh thần người bệnh xuống dốc, thậm chí còn gây ra trầm cảm, dễ dẫn đến tự tử. Những thay đổi tiêu cực về cả thể lực và tinh thần như vậy có thể làm giảm tuổi thọ người bệnh.

5 cách phòng tránh hữu hiệu

  1. Điều trị các bệnh lý có nguy cơ

Người bệnh cần kiểm soát tốt những bệnh lý nếu ở trên và điểu trị theo đúng chỉ định để phòng ngừa hiệu quả.

  1. Chế độ ăn uống lành mạnh

Ăn uống khoa học có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát. Bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh với các loại thực phẩm có lợi, bạn cũng nên tránh những món ăn có thể khiến cho tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.

Các loại thực phẩm giúp phòng tránh đột quỵ:

  • Thực phẩm giàu Omega-3 như cá hồi, cá ngừ, cá thu.
  • Đậu lăng, rau có màu sẫm, măng tây, bông cải, các loại hạt, củ cải… giàu folate.
  • Thực phẩm giúp giảm Cholesterol xấu như yến mạch, đậu nành, hạnh nhân.
  • Thực phẩm giàu magie như ngũ cốc, chuối, quả bơ, các loại đậu, rong biển, mâm xôi…
  • Uống nhiều nước lọc, nước trái cây.
  • Một số thực phẩm cần tránh:
  • Thức ăn đóng hộp và chế biến sẵn.
  • Không ăn hoặc chế biến các món ăn quá mặn như cà muối, dưa muối… vì nạp vào cơ thể nhiều muối dễ khiến huyết áp tăng cao, mạch máu suy yếu.
  • Hạn chế ăn thịt, sữa và các sản phẩm từ thịt và sữa vì đây là nhóm thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa, không có lợi cho sức khỏe tim mạch.
  • Không ăn quá nhiều trứng, thực phẩm chứa nhiều cholesterol như: bơ thực vật, tôm, khoai tây chiên, gan động vật, phô mai…
  • Hạn chế hoặc bỏ bia rượu, thuốc lá để ngăn chặn quá trình xơ vữa động mạch, giảm nguy cơ tái phát đột quỵ.

(Nguồn ảnh: sưu tầm Internet)

Ngoài chế độ ăn uống, chúng ta cũng có thể sử dụng những thảo dược.

Thảo dược là một sự lựa chọn phổ biến của những người muốn phòng ngừa đột quỵ bằng các phương pháp tự nhiên. Một số loại thảo dược sau có thể giúp cải thiện lưu thông máu và ngăn ngừa đột quỵ:

  • Nhân sâm Ấn Độ: Nhân sâm Ấn Độ có đặc tính chống oxy hoá nên có khả năng ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị đột quỵ.
  • Quả nham lê: Đây là loại quả mọng, có thể giúp cải thiện Cholesterol và hạ đường huyết, giúp các mạch máu lưu thông tốt, con người khoẻ mạnh hơn.
  • Tỏi: Tỏi có khả năng ngăn ngừa tình trạng đông máu và tiêu diệt mảng bám, từ đó giúp giảm nguy cơ hình thành các cục máu đông gây đột quỵ.
  • Nhân sâm Châu Á: Đây là vị thuốc quen thuôc trong y học Trung Hoa, có tác dụng cải thiện não bộ.
  • Rau má: loại thảo mộc này đã được chứng minh là có tác dụng tăng cường chức năng nhận thức ở những người bị đột quỵ.
  • Đậu tương lên men trong rơm: Đậu tương được ủ, lên men trong rơm có thể sản sinh ra enzyme nattokinase. Đây là enzyme có tác dụng phòng ngừa và làm tan cục máu đông, cải thiện tuần hoàn, hỗ trợ điều trị các bệnh về tim mạch và máu.

Thực phẩm chức năng được bào chế từ nattokinase cũng hỗ trợ điều trị, phòng ngừa đột quỵ mà các nhà khoa học Việt Nam đã dày công nghiên cứu và cho ra thành công thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Nattospes. Sản phẩm nổi tiếng trong việc phòng ngừa, phá cục máu đông, tăng tuần hoàn, lưu thông máu; hỗ trợ điều trị đột quỵ não, cải thiện các di chứng sau cơn đột quỵ và ngăn ngừa bệnh tái phát.

TPCN đột quỵ

  1.  Tập thể dục đều đặn

Tập thể dục ít nhất 5 ngày/tuần, 30 phút mỗi ngày, không chỉ giúp tăng cường sức khoẻ mà còn giúp giảm huyết áp và phòng ngừa đột quỵ. Lưu ý, không nên lựa chọn các bài tập nặng, vận động mạnh như tập tạ, tennis. Thay vào đó, bạn có thể lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ hoặc tập dưỡng sinh, yoga.

  1. Xây dựng lối sống tích cực

  • Có chế độ sinh hoạt hợp lý, cân bằng giữa công việc và cuộc sống, giảm áp lực, lo lắng, nóng giận dẫn đến trầm cảm.
  • Giữ gìn sức khoẻ, không tắm đêm, thức khuya.
  1. Khám sức khoẻ định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm/lần để kiểm soát bệnh kịp thời

Kiểm tra sức khoẻ định kỳ giúp phát hiện sớm chất nguy cơ đột quỵ và các bệnh lý tiềm ẩn. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp can thiệp chủ động để điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Vì vậy, khi có các dấu hiệu bất thường như ở trên, cần đưa người bệnh tới các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và theo dõi kịp thời.

Quý độc giả có thể đọc thêm các bài viết liên quan tại: 

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/dot-quy-nao-nhung-dieu-can-biet/

https://www.suckhoedothi.com/dot-quy-la-gi-ai-co-nguy-co-dot-quy-tham-khao-video-so-cuu-sau/

https://www.suckhoedothi.com/tap-the-duc-moi-ngay-viec-lam-1-loi-ich-10-2/

https://www.suckhoedothi.com/mon-an-tot-cho-s…e-trong-mua-dong/

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Quỳnh Anh – 18050388