Đặc sản 3 miền Bắc – Trung – Nam của Việt Nam vô cùng đa dạng, có những nét đặc trưng riêng của văn hóa, phong cách sống của người dân mỗi vùng miền. Khi du khách đặt chân đến một đất nước mới, bên cạnh việc đi đâu, tham quan nơi nào, du khách không thể bỏ qua khám phá những món ngon, đặc sản của đất nước đó. Với du khách khi đến Việt Nam cũng vậy, ẩm thực Việt Nam ngày càng được bạn bè quốc tế biết đến và đánh giá cao. Cùng khám phá và bỏ túi 11 đặc sản 3 miền mà du khách nhất định phải thử khi đến với Việt Nam nhé.
Nội dung tóm tắt
Món ngon ẩm thực Việt Nam
1. Phở bò
Phở là một món ăn truyền thống của Việt Nam, là món ăn nổi tiếng tiêu biểu nhất khi bạn bè quốc tế nghĩ về nền ẩm thực Việt. Thành phần chính của phở là bánh phở dẹp dai làm từ bột gạo cùng nước dùng từ xương nêm nếm đậm đà, với phở bò không thể thiếu thịt bò tái mềm ngọt. Phở thường ăn kèm rau sống, quẩy và một số gia vị không thể thiếu như: hạt tiêu, ớt, chanh,… giúp vị phở thêm đậm đà, hoàn mỹ. Đôi khi, gia vị và nước dùng sẽ được điều chỉnh để phù hợp với đặc trưng khẩu vị của đặc sản 3 miền.
Một số địa chỉ nổi tiếng:
- Phở Bò Gốc Gạo: Ngõ 158, Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội
- Phở Bò 17: Số 70 Phường Hồ Văn Chương, Thổ Quan, Đống Đa, Hà Nội
- Phở Thìn Lò Đúc Hà Nội: Số 13 Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Phố Hàng Phở: Số 20 đường số 7, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
- Phở Lệ: Số 415 Đường Nguyễn Trãi, Phường 7, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
2. Bánh mì
Bánh mì là món ăn vinh dự nằm trong top 10 món ăn đường phố ngon nhất thế giới. Món ăn này chưa bao giờ ngừng hot, thậm chí có thể gọi là nổi đình nổi đám ở nước ngoài. Trong những năm gần đây, bánh mì ngày càng thăng hạng trên bản đồ ẩm thực thế giới khi liên tục lọt vào top những món ăn ngon, “lên sóng” trên những tờ báo lớn và xuất hiện trên trang chủ Google. Du khách khi đến Việt Nam nên thử ít nhất một lần bánh mì vị chính thống Việt.
Một số địa chỉ nổi tiếng:
- Bánh mì Nguyên Sinh: 201 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
- Bánh mỳ Phố Huế: 118 Phố Huế, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Bánh mì Dân Tổ: 32 Trần Nhật Duật, Đồng Xuân, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Bánh mì Đồng Tiến Baker: 161 Hải Phòng, Thạch Thang, Hải Châu, Đà Nẵng
- Bánh mì Cô Điệp: 238 Võ Thành Trang, phường 11, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
- Bánh mì Huỳnh Hoa: 26 Lê Thị Riêng, phường Bến Thành, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Tham khảo thêm tại: Top 7 quán Bánh mì Hà Nội ngon “nhức nách” không thể bỏ qua
3. Bánh xèo
Bánh xèo là đặc sản 3 miền Việt Nam, tùy từng miền mà có những biến tấu nhỏ khác nhau, tuy nhiên cách làm bánh vẫn giữ nét đặc trưng. Vỏ bánh được tráng mỏng, giòn, hơi dai dai ở giữa, cực kỳ thơm bởi có nước cốt dừa. Nhân bánh gồm thịt ba chỉ, tôm, đậu xanh,giá,… Cách thưởng thức “bánh xèo” khá công phu, được ăn kèm với rau sống và nước mắm chua ngọt. Khi ăn, thực khách cuốn bánh, nhân và rau cùng với nhau sau đó chấm với nước mắm pha sẵn và tận hưởng. Dù ở đâu, món bánh truyền thống này vẫn giữ được sự thơm ngon khó cưỡng đối với du khách.
Một số địa chỉ nổi tiếng:
- Bánh xèo Sáu Phước: 74 Cầu Đất, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Thủy Xèo Đội Cấn: 166B Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
- Bánh xèo Hồng Sinh Quán: Bãi biển Mỹ Khê, Tịnh Khê, Quảng Ngãi
- Bánh xèo Mười Xiềm: Số 204 Nguyễn Trãi, Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
- Bánh xèo tôm nhảy Bình Định: Số 238 Lê Đức Thọ, Phường 6, Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
Đặc sản 3 miền
Miền Bắc
4. Bánh cuốn nóng
Bánh cuốn hay bánh cuốn nóng được biết đến như một loại bánh được làm từ bột gạo hấp, cán mỏng rồi sau đó cuộn với nhân gồm thịt, mộc nhĩ, nấm hương thái nhỏ, được rắc bên trên một chút hành khô, ăn kèm với nước chấm chua ngọt đúng điệu. Thật không khó để bắt gặp những hàng quán bánh cuốn trên đường phố Hà Nội bởi bánh cuốn được không chỉ người Việt yêu thích mà hương vị thơm ngon của chúng còn thu hút những vị khách nước ngoài. Chỉ cần thưởng thức là sẽ không bao giờ có thể quên được.
Một số địa chỉ nổi tiếng:
- Bánh cuốn Bà Hanh: Số 16B Thọ Xương, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Bánh cuốn Gia An: Số 8 N7A Nguyễn Thị Thập, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
- Bánh Cuốn Chị Sự – Hoàng Ngọc Phách: Số 1C3 Hoàng Ngọc Phách, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
- Bánh cuốn Thụy Khuê: Ngõ 29 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
- Bánh Cuốn Đức Hạnh: B9 Ngõ 43 Phạm Ngọc Thạch, Quận Đống Đa, Hà Nội
5. Bún chả
Nhắc đến đặc sản 3 miền, bún chả là món ăn đặc sản của Hà Nội và miền Bắc Việt Nam. Bún chả là món bún ăn kèm với chả lợn nướng (chả băm hoặc chả thịt miếng), chả được nướng trên vỉ than hồng dậy mùi thơm, ăn kèm với nước chấm và các loại rau sống. Năm 2016, cựu tổng thống Mỹ Obama cùng chuyên gia ẩm thực người Mỹ đã đến ăn bún chả ở Hà Nội, càng khiến món bún chả trở nên nổi tiếng hơn nữa.
Một số địa chỉ nổi tiếng:
- Bún chả Hương Liên (Bún chả Obama): Số 24 P. Lê Văn Hưu, Phan Chu Trinh, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Bún chả Tuyết 34: 34 Hàng Than, Quận Ba Đình, Hà Nội
- Bún chả que tre Tô Hiệu: 102 B8 Tô Hiệu, Khu tập thể Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội
- Bún chả Sinh Từ: Số 2 Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Bún chả Đắc Kim: 1 Hàng Mành, Hàng Gai, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- Bún chả Obuncha: 18 Cốm Vòng, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
6. Bún đậu mắm tôm
Bún đậu mắm tôm có nguồn gốc từ Hà Nội, nhờ mùi vị đậm đà đặc trưng của mắm tôm, bún đậu mắm tôm dần trở nên phổ biến ở Miền Bắc. Thành phần chính gồm có bún tươi, đậu hũ chiên vàng, chả cốm, nem chua, dồi, thịt chân giò thái mỏng, mắm tôm pha chanh, ớt và ăn kèm với các loại rau thơm như tía tô, kinh giới, rau húng, xà lách,… Mùi vị đậm đà đặc trưng của mắm tôm sẽ đem đến cho du khách trải nghiệm khó quên.
Một số địa chỉ nổi tiếng:
- Bún đậu Trung Hương: 49 Ng. Phất Lộc, Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Bún đậu mắm tôm Mã Mây: 5 P. Mã Mây, Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Bún đậu mắm tôm cô Tuyến: Ngõ 31 P. Hàng Khay, Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Bún đậu mắm tôm Cây Bàng: 129 P. Đại La, Trương Định, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Bún đậu Gốc Đa: Số 4 Ngõ Gạch, Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội
7. Xôi ngũ sắc
Ngày nay xôi ngũ sắc thường thấy nhiều ở cả ba miền, là đặc sản 3 miền với màu sắc bắt mắt người dùng. Đây là món đặc sản của vùng núi Tây Bắc. Du khách đến với Việt Nam nên thử để cảm nhận nguyên liệu thiên nhiên từ lá cây rừng tạo thành năm màu đỏ, vàng, xanh, tím, trắng mà người làm phải rất kỳ công để có những màu sắc độc đáo như vậy.
Một số địa chỉ nổi tiếng:
- Ẩm Thực Tây Bắc: Số 8 Ngõ 788, Đường Mỹ Đình 2, Phường Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Xôi Ngũ Sắc Hà Thành: Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội
- Xôi ngũ sắc Hàng Hòm: 44 Hàng Hòm, Hàng Gai, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Miền Trung
8. Nem chua Thanh Hóa
Trước kia, người Thanh Hóa chỉ làm nem chua trong các dịp lễ, tết, cưới hỏi hoặc các ngày hội đặc biệt trong năm, chủ yếu tự phục vụ là chính. Đến những năm 70 của thế kỷ XX, nghề làm nem chua hình thành và phát triển ở thành phố Thanh Hóa dần nổi tiếng khắp vùng quê với tên gọi Nem chua Thanh Hóa và trở thành đặc sản riêng biệt mà du khách nào đã từng qua đều muốn nếm thử và không quên mang về làm quà cho người thân.
Một số địa chỉ nổi tiếng:
- Nem chua Hạnh Kinh: Số 3 ngõ 24, TP. Thanh Hóa
- Nem chua Nam Thanh: Lô 158, MB 90, P. Đông Vệ, Tp. Thanh Hóa
- Nem chua Lợi Lâm: 109 Quang Trung, P. Ngọc Trạo, Tp. Thanh Hóa
- Nem chua 136: 240 Thành Thái, P. Đông Thọ, Tp. Thanh Hóa
- Nem chua Cây Đa: 326 Trường Thi, P. Điện Biên, Tp. Thanh Hóa
9. Bún bò Huế
Bún bò là một trong những đặc sản của xứ Huế, các địa phương khác gọi là “bún bò Huế” để chỉ xuất xứ của món ăn này. Một tô bún bò chuẩn vị Huế sẽ gồm sợi bún, thịt bò, tiết heo, chả cua và nước dùng. Nguyên liệu làm bún là bột gạo pha với bột lọc theo tỷ lệ chuẩn để sợi bún có độ dai vừa phải. Thịt bò được chọn là phần bắp chân trước, nạm bò hoặc bắp hoa màu đỏ tươi, mỡ bò màu vàng nhạt. Chả cua màu vàng cam bắt mắt được làm từ gạch và thịt cua xay nhuyễn với vị béo, bùi tự nhiên.
Một số địa chỉ nổi tiếng:
- Bún bò Huế bà Tuyết: Số 47 Nguyễn Công Trứ, Tp. Huế, Huế
- Bún O Ty: Số 33/9/15 hẻm 33 Nguyễn Công Trứ, Tp. Huế, Huế
- Bún Bò Huế Mụ Rơi: 1- 48 Nguyễn Chí Diễu, Thuận Thành, Tp. Huế, Huế
- Bún Huế Hẻm: Số 17 Hùng Vương, Phú Hội, Tp. Huế, Huế
- Bún bò Huế bà Gái: Số 11A Hà Nội, Vĩnh Ninh, Tp. Huế, Huế
- Bún bò Mệ Kéo: Số 20 Bạch Đằng, Phú Cát, Tp. Huế, Huế
Miền Nam
10. Cơm tấm
Cơm tấm là món ăn đặc sản của người dân miền Nam, được ưa chuộng tại rất nhiều vùng miền, đặc biệt là Sài Gòn. Cơm tấm được làm từ hạt tấm, thực đơn cơm tấm có rất nhiều món ngon như: trứng ốp la, chả trứng, lạp xưởng, sườn nướng, đùi gà nướng ngũ vị, sườn heo, giò chả,…Năm 2012 tại Ấn Độ, cơm tấm Sài Gòn cùng 9 món ăn Việt Nam khác đã được tổ chức kỷ lục Châu Á vinh danh là một trong những món ăn ngon nhất châu Á, trở thành món ăn không thể thiếu khi liệt kê đặc sản 3 miền Việt Nam
Một số địa chỉ nổi tiếng:
- Cơm sườn Ba Cường: 263 Trần Quang Khải, Phường Tân Định, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
- Cơm tấm Minh Long: 607 Nguyễn Thị Thập, Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh
- Hệ thống Cơm tấm Nhớ
- Cơm tấm Huyền: Hẻm 95 Đinh Tiên Hoàng, P. 3, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
- Cơm tấm 419: Hẻm 419 An Dương Vương, Quận 5, Tp. Hồ Chí Minh
11. Gỏi cuốn
Gỏi cuốn có xuất xứ từ Miền nam Việt Nam, bằng các nguyên liệu gồm rau xà lách, húng quế, tía tô, tôm khô, rau thơm, thịt luộc, tôm tươi… tất cả được cuộn trong vỏ bánh tráng. Cắn một miếng gỏi cuốn, cảm nhận vị dai của bánh tráng, vị béo đậm đà của thịt ba chỉ trộn lẫn vị ngọt của tôm luộc, thêm một chút mặn mà của nước chấm, cái mát lạnh, cay nồng nơi đầu lưỡi của rau sống tạo thành một bản hợp tấu làm dậy lên các cung bậc vị giác. Gia vị dùng kèm là tương hột trộn với lạc rang giã nhỏ phi bằng dầu ăn với hành khô.
Một số địa chỉ nổi tiếng:
- Gỏi cuốn Tôm Nhảy Lạc Long Quân: Số 424 Lạc Long Quân, P. 5, Quận 11, Tp. Hồ Chí Minh
- Gỏi Cuốn Lê Văn Sỹ: Số 359/1/9A Lê Văn Sỹ, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh
- Gỏi Cuốn Hạnh: Số 420A Hoà Hảo, P. 5, Quận 10, Tp. Hồ Chí Minh
- Gỏi Cuốn Nêm: Số 1436 Trường Sa, P. 3, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
- Gỏi Cuốn Quê: Số 19 Lô M1 Chung Cư Tôn Thất Thuyết, P. 1, Quận 4, Tp. Hồ Chí Minh
Kết luận
Trên đây là 11 món ngon đặc sản 3 miền du khách nhất định phải thử khi đến Việt Nam. Đặc sản 3 miền Việt Nam được biến tấu một cách tinh tế phù hợp với cuộc sống hiện đại, hoà quyện giữa ẩm thực xưa và nay. Ẩm thực Việt Nam mang đậm nét truyền thống, chứa đựng văn hóa, lối sống của người dân, mặc dù có khác biệt nhưng vẫn giao thoa hài hòa. Tất cả tạo nên một nền ẩm thực độc đáo, thu hút du khách nước ngoài, để lại ấn tượng trong lòng họ mỗi khi nghĩ về Việt Nam. Và đó cũng là niềm tự hào của mỗi người con đất Việt.
Bài viết thực hiện bởi:
Họ và tên: Phạm Minh Phương
Lớp: INE3104-8 (2022)
Mã sinh viên: 20050918
tuyệt vời luôn