TOP 5 NGÔI CHÙA LINH THIÊNG TẠI QUẢNG NINH MÀ BẠN NHẤT ĐỊNH PHẢI ĐẾN

Lễ chùa đầu năm đã trở thành một trong những nét đẹp văn hóa lâu đời của dân tộc ta từ xưa đến nay. Người Việt tin rằng đi đến những ngôi chùa  vào dịp đầu năm mới không chỉ để cầu nguyện, mà còn là khoảnh khắc để con người hòa mình vào chốn tâm linh, bỏ lại phía sau những chuyện buồn, những điều không may của năm cũ.

Nội dung tóm tắt

Giới thiệu đôi nét về Quảng Ninh

Quảng Ninh – tỉnh thành nằm ở vùng Đông Bắc của nước ta (cách thủ đô Hà Nội 195km) không chỉ được bạn bè trong nước và quốc tế biết đến với di sản thiên nhiên tuyệt đẹp, trữ lượng khoáng sản phong phú, mà còn là mảnh đất địa linh nhân kiệt, giàu giá trị tâm linh và văn hóa truyền thống. Hãy cùng khám phá top 5 ngôi chùa linh thiêng sau đây tại Quảng Ninh các bạn nhé!

Top 5 ngôi chùa linh thiêng tại Quảng Ninh mà bạn nhất định phải đến

1. Chùa Yên Tử:

Chùa Yên Tử tọa lạc tại thôn Nam Mẫu, xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, là ranh giới giữa 2 tỉnh Bắc Giang và Quảng Ninh. Nơi đây được coi là “đất tổ của Phật giáo”, gắn liền với tên tuổi của vị vua Trần Nhân Tông (1258 – 1308). Sau khi nhường ngôi cho con trai Trần Anh Tông, ông đã quyết định khướt từ chốn phồn hoa, lên non xanh xuống tóc tu hành và lập ra Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, trở thành Đức Phật Thích Ca Mâu Ni của Việt Nam.

Chùa Yên Tử (Nguồn: Sưu tầm)

Ngày 27/09/2012, Di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt. Khu vực Yên Tử có tổng diện tích tự nhiên khoảng 2686ha, trong đó 1736ha rừng tự nhiên, bảo tồn nhiều động, thực vật quý hiếm. Xen kẽ với thiên nhiên hùng vĩ là hệ thống chùa, am, tháp,…cổ kính, tiêu biểu có thể kể đến: Chùa Giải Oan, Chùa Hoa Yên, Chùa Một Mái,…

Các chùa tiêu biểu tại Di tích Yên Tử
Các chùa tiêu biểu tại Di tích Yên Tử (Nguồn: Sưu tầm)

Nổi bật nhất trong hệ thống di tích, nằm ở độ cao 1068m so với mực nước biển, ngôi chùa có vị trí tọa lạc cao nhất trong quần thể là chùa Đồng được đúc bằng đồng nguyên chất và được mệnh danh là công trình kiến trúc văn hóa Phật giáo lớn nhất Đông Nam Á. Bên ngoài chùa có hình dáng một đài sen, bên trong thờ Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni và Tam Tổ Trúc Lâm.

Chùa Đồng - ngôi chùa bằng đồng nguyên chất lớn nhất Đông Nam Á
Chùa Đồng – ngôi chùa bằng đồng nguyên chất lớn nhất Đông Nam Á (Nguồn: Sưu tầm)

Tại chùa Đồng, phật tử có thể ngắm được toàn cảnh thiên nhiên bốn bề bát ngát.

Chiêm ngưỡng khung cảnh hữu tĩnh tại chùa Đồng
Chiêm ngưỡng khung cảnh hữu tĩnh tại chùa Đồng (Nguồn: Minh Đức)

Chùa Yên Tử được biết đến không chỉ bởi khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, mà còn nổi tiếng bởi sự linh thiêng, uy nghiêm. Du khách bốn phương thường đến lễ chùa đông nhất vào tháng Giêng đến hết tháng Ba âm lịch – đây là khoảng thời gian diễn ra hoạt động lễ hội Yên Tử cũng như nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, du xuân thú vị.

Hội xuân Yên Tử
Hội xuân Yên Tử (Nguồn: Sưu tầm)

Đến với Yên Tử, phật tử có thể thưởng thức và mua về làm quà một số món nổi tiếng tại đây như măng trúc Yên Tử, trầu tiên một lá, mật ong rừng, rượu mơ Yên Tử,…

Xem thêm: Quà lưu niệm khi đến với Yên Tử 

2. Chùa Ba Vàng:

Chùa Ba Vàng (tên chữ Hán là Bảo Quang Tự) là ngôi chùa tọa lạc trên lưng chừng núi Thành Đẳng ở độ cao 340m, thuộc phường Quang Trung, Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Được xây dựng vào năm Ất Dậu 1706, trải qua nhiều năm tháng chiến tranh và bị thiên nhiên tàn phá, nhưng sau nhiều đợt trùng tu, tôn tạo, chùa Ba Vàng đã có  sự đổi thay nhiệm màu với một diện mạo mới, nguy nga, tráng lệ như ngày nay.

Năm 2014, Chùa Ba Vàng vinh dự được Hội kỷ lục gia Việt Nam công nhận là “Ngôi chùa trên núi có tòa chính điện lớn nhất Đông Dương”,…. cùng nhiều giải thưởng cao quý khác.

Toàn cảnh chùa Ba Vàng
Toàn cảnh chùa Ba Vàng (Nguồn: Chùa Ba Vàng)

Với kiến trúc điêu khắc cầu kì, tinh xảo, khuôn viên được dọn dẹp sạch sẽ, tràn ngập cây xanh, để lại ấn tượng sâu sắc cho phật tử bốn phương bởi vẻ đẹp non nước hữu tình, không gian thanh tịnh và hơn nữa, phật tử khi đến chiêm bái tại chùa sẽ được hoàn toàn miễn phí các dịch vụ (như gửi xe, nước uống, cơm chay,…).

Cơm chay miễn phí tại chùa
Cơm chay miễn phí vào những ngày đầu xuân (Nguồn: Chùa Ba Vàng)

Đặc biệt, chùa được trang trí với hệ thống đèn, tô điểm thêm cho nét đẹp lung linh của ngôi chùa và thật may mắn cho những ai đã được chiêm ngưỡng vẻ đẹp này khi đến chùa vào buổi tối.

Chùa Ba Vàng lung linh vào buổi tối (Nguồn: Chùa Ba Vàng)

Đến với chùa Ba Vàng, phật tử và du khách có thể chú ý các địa điểm tham quan sau đây: Cổng đá, Tam quan ngoại – Thác nước Từ bi, Tượng Phật Quán Thế Âm Bồ Tát,, Giếng thần, Nhà thờ tổ,…. Hàng năm, lễ hội  chùa Ba Vàng được tổ chức vào mùng 08 tháng Giêng âm lịch. Đây là nơi mà phật tử và nhân dân thập phương tìm về cúng lễ Phật, kết duyên lành với Tam Bảo và trải nghiệm những bài học sâu sắc qua lời Phật dạy.

Xem thẻm: Du lịch chùa Ba Vàng – Lạc vào ngôi chùa linh thiêng bậc nhất Quảng Ninh

3. Chùa Lôi Âm:

Chùa Lôi Âm (tên chữ là Linh Thứu Kỳ Sơn Lôi Âm Tự) là ngôi chùa cổ tọa lạc trên núi Linh Thứu (phường Đại Yên, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh), nằm ở độ cao hơn 500m so với mực nước biển. Chùa được hình thành vào thế kỷ XV thời vua Lê Thánh Tông. Năm 1997, chùa Lôi Âm được Bộ Văn hóa chứng nhận là Di tích lịch sử Quốc gia của năm. Từ đó, ngôi chùa này được đông đảo phật tử cả nước và quốc tế biết đến, vinh dự được nằm trong danh sách một trong những ngôi chùa được viếng thăm nhiều nhất khu vực Đông Nam Á.

Điện thờ chính tại chùa Lôi Âm
Điện thờ chính tại chùa Lôi Âm (Nguồn: Sưu tầm)

Để đến chùa Lôi Âm, phật tử đến lễ chùa sẽ đi thuyền qua hồ Yên Lập, ngắm nhìn khung cảnh non nước hữu tình nơi đây, sau đó sẽ phải đi qua 5 ngọn đồi cao và 2 dốc thoải. Trong hành trình đó, du khách sẽ đi qua: cổng chùa, Ban thờ chính, Ban Mẫu, hang Cậu. Lễ chùa Lôi Âm được diễn ra vào 27 tháng Giêng hàng năm, thu hút đông đảo du khách thập phương đến chùa dâng hương cúng Phật, cầu bình an,…

Hang Cậu (Chùa Hang) tại chùa Lôi Âm
Hang Cậu tại chùa Lôi Âm (Nguồn: Sưu tầm)

Xem thêm: Chùa Lôi Âm Quảng Ninh | Kinh nghiệm khám phá từ A – Z

4. Chùa Cái Bầu: 

Thiền Viện Trúc Lâm Giác Tâm còn gọi là chùa Cái Bầu thuộc thôn 1, xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, cách trung tâm tỉnh Quảng Ninh khoảng 65 km. Chùa nằm tựa lưng vào núi, hướng mặt ra vịnh Bái Tử Long và gần khu du lịch Bãi Dài.

Điện thờ tại chùa Cái Bầu
Điện thờ tại chùa Cái Bầu (Nguồn: Sưu tầm)

Chùa Cái Bầu được xây dựng lại dựa trên nền ngôi Phúc Linh Tự – nơi thờ các vị tướng nhà Trần trong cuộc chiến chống quân Nguyên Mông thế kỉ XIII. Trải qua những biến cố của thời gian, ngôi chùa đã bị hư hỏng nặng. Năm 2007, chùa được khởi công xây dựng trên tổng diện tích 20ha và khánh thành vào năm 2009, xứng tầm với những giá trị văn hóa, lịch sử dân tộc.

Chùa Cái Bầu
Toàn cảnh chùa Cái Bầu (Nguồn: Sưu tầm)

Phật tử thập phương đến với chùa Cái Bầu không chỉ tham qua các công trình kiến trúc, di tích lịch sử văn hóa đa dạng mà còn để thưởng ngoạn thiên nhiên hùng vĩ, nên thơ và tham gia các lễ hội như Lễ Phật Đản, Lễ Vu Lan,… Đặc biệt, cứ vào Rằm tháng Bảy (Lễ Vu Lan), người dân Quảng Ninh nói riêng và du khách nói chung sẽ được tham gia thắp đèn hoa đăng để cầu bình an, sức khỏe cho những người thân yêu và tỏ lòng thành kính của cháu con với những thế hệ đã khuất.

5. Chùa Quỳnh Lâm – trường Đại học Phật giáo đầu tiên của Việt Nam:

Chùa Quỳnh Lâm (Quỳnh Lâm Tự) thuộc phạm vi Khu di tích nhà Trần tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Chùa được cho có lịch sử khởi dựng từ thời Lý và trải qua các lần trùng tu lớn vào thời Trần, thời Lê, thời Nguyễn. Trải qua bao thời gian của lịch sử, nắng mưa, chiến tranh, ngôi chùa đã trở thành phế tích vào giữa thế kỉ XX. Hiện nay, chùa đã được tu sửa, được xây dựng từ 1.500m3 gỗ lim, trở thành một trong những ngôi chùa gỗ lớn bậc nhất khu vực phía Bắc.

Chùa Quỳnh Lâm
Chùa Quỳnh Lâm (Nguồn: Sưu tầm)

Được dựng lại trên nền móng xưa, qua sự tiếp nối, chọn lọc, sự bề thế, nguy nga của chùa Quỳnh Lâm thể hiện qua 3 tòa điện với tổng diện tích lên tới hơn 1000m2. Ngôi điện lớn ngoài cùng là Thích Ca Phật điện, ngoài nhiều cột gỗ lớn, còn có hai cột gỗ ngọc am rất quý với đường kính hơn 100cm. Tòa Di lặc nằm ở giữa, thờ Tam thế Phật. Tòa Lưu ly Phật điện nằm ở phía sau cùng.

Tượng phật lưu ly tại chùa Quỳnh Lâm
Tượng phật Lưu ly tại chùa Quỳnh Lâm (Nguồn: Sưu tầm)

Gắn với lịch sử lâu đời, chùa Quỳnh Lâm đã lưu danh qua các tháp mộ trong vườn chùa rất nhiều tên tuổi, công đức của các tăng sĩ. Đặc biệt trong số đó có ngôi tháp xưa kia được Thiền sư Pháp Loa – vị tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử xây dựng, để an trí xá lị của vua Trần Nhân Tông và Tuệ đăng tháp là tháp mộ của thiền sư Chân Nguyên, người đã có công lớn trong việc trùng tu lại chùa dưới thời Lê Trung hưng. Đây cũng là ngôi tháp lớn nhất hiện còn tại khu vườn tháp trong chùa Quỳnh .

Gác chuông tại chùa Quỳnh Lâm đúc từ thời nhà Nguyễn
Gác chuông tại chùa Quỳnh Lâm đúc từ thời nhà Nguyễn (Nguồn: Sưu tầm)

Xem thêm: Chùa Quỳnh Lâm – Danh lam cổ tự xứ Đông

Trong bài viết Suckhoedothi.com đã giới thiệu đến bạn top 5 ngôi chùa linh thiêng tại Quảng Ninh được đông đảo du khách ghé thăm và hành hương. Nếu có dịp đến với Quảng Ninh, bạn đừng bỏ lỡ những ngôi chùa, di tích lịch sử trong hành trình khám phá vẻ đẹp văn hóa – lịch sử tại nơi đây nhé!

Nguyễn Thị Minh Đức (MSV: 20051247)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: 

Di tích Hoàng Thành Thăng Long

Top 5 ngôi chùa cầu duyên linh thiêng ở Hà Nội

7 ngôi chùa linh thiêng bậc nhất Hà Nội

5 thoughts on “TOP 5 NGÔI CHÙA LINH THIÊNG TẠI QUẢNG NINH MÀ BẠN NHẤT ĐỊNH PHẢI ĐẾN

  1. Nguyễn Minh Anh says:

    Bài giới thiệu rất hay, bổ ích và ý nghĩa ạ😘😘😘😘😘

  2. angoc2512002@gmail.com says:

    Ad ơi, cap treo đi Yên Tử có các chặng như thế nào đó ạ

  3. Pingback: KIẾN TRÚC TRUYỀN THỐNG VÀ 4 MÓN NỘI THẤT KIỂU TRUYỀN THỐNG KHÔNG THỂ THIẾU - Sức khỏe đô thị

Comments are closed.