TIA UV LÀ GÌ? 6 TÁC HẠI NGHIÊM TRỌNG CỦA TIA UV ĐỐI VỚI LÀN DA

Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới, tương ứng với lượng ánh sáng mặt trời rất nhiều và chiếu với cường độ mạnh. Điều này dẫn đến cường độ của tia UV cũng cao không kém. Vậy, định nghĩa về tia UV là gì? Tác hại của loại tia này đối với sức khỏe của làn da như thế nào? 

Vậy cùng tìm hiểu ngay dưới đây để hiểu rõ tia UV là gì, có mấy loại tia UV và cách bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV hiệu quả nhất. 

Nội dung tóm tắt

1. Tia UV là gì?

Tia UV (Ultraviolet) còn được biết đến với tên gọi khác là tia cực tím hay tia tử ngoại. Đây là một dạng sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn cả ánh sáng tím nhất có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Tia UV được phân loại thành 3 loại: UVA (bước sóng dài nhất), UVB và UVC (bước sóng ngắn nhất). UVC không thể đi qua khí quyển và không gây nguy hại cho con người, trong khi UVA và UVB có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe nếu tiếp xúc quá nhiều.

Tia UV là một dạng sóng điện từ có bước sóng ngắn

Tia UV là một dạng sóng điện từ có bước sóng ngắn

2. Tia UV có ở đâu, có bao nhiêu loại?

Tia UV có thể được chia thành ba loại chính dựa trên bước sóng:

  • Tia UVA (A= Aging: Lão hóa) có bước sóng dài từ 320nm – 400nm, tia UV có thể xuyên qua những gì? Cửa kính, khẩu trang mỏng, phản chiếu mặt phẳng (nước, tuyết, cát,…) đến da, xâm nhập tận sâu trung – hạ bì gây thoái hóa đứt gãy mạng lưới Collagen-Elastin, nhăn nheo, đốm nâu, chảy xệ. Đây cũng là hung thủ chính đứng đằng sau căn bệnh ung thư da quái ác với 95% khả năng gây bệnh. 
  • Tia UVB (B=Burn: Cháy) có bước sóng ngắn khoảng 290nm – 320nm, chỉ khoảng 5% tia UVB lọt qua tầng khí quyển do phần còn lại được tầng ozon hấp thu, và tiếp tục được các đám mây phản xạ.
  • Tia UVC (C=Cancer: Ung thư) có bước sóng ngắn nhất trong 3 tia khoảng 200nm – 280nm còn được gọi là sóng ngắn hoặc sóng tiệt trùng. Loại tia cực nguy hiểm này bị tầng Ozon chặn lại hoàn toàn, tuy nhiên, tầng ozon đã có một số lỗ thủng, bị suy giảm nhiều nên khó tránh khỏi tia UVC (và cả UVB) lọt xuống trái đất, tăng nguy cơ ung thư da nhiều lần.

Có ánh nắng là có tia UV

Ngoài ra còn có các tia UV khác ít phổ biến hơn trong lĩnh da liễu, được phân loại dựa trên mức năng lượng mà chúng có: NUV – tử ngoại gần, MUV – tử ngoại trung, FUV – tử ngoại xa, H Ly-α – lyman alpha hydrogen, EUV – tử ngoại cực xa, VUV – tử ngoại chân không. Tùy vào bước sóng của mỗi loại tia tử ngoại mà khả năng bị oxy hấp thụ trong không khí hoặc bị bức xạ ion hóa là khác nhau.

3. Tia UV bao nhiêu là có hại?

Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA), chỉ số UV dao động từ 0 – 2 được xem là thấp, chỉ số UV từ 8 – 10 có thời gian gây bỏng là 25 phút, đối với chỉ số UV từ 11 trở lên được xem là cực kỳ cao, rất nguy hiểm, nguy cơ làm tổn thương da, mắt bị bỏng nếu tiếp xúc ánh nắng mặt trời trong khoảng 15 phút mà không được bảo vệ.

Thước đo chỉ số tia UV

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Việt Nam, nhiệt độ cao nhất ghi nhận Hà Nội vào ngày 18/5 vừa qua dao động trong khoảng 37 – 39 độ C, có nơi vượt hơn 39 độ. Trang World Weather Online của Anh Quốc dự báo Chỉ số tia cực tím tại Hà Nội vào ngày 19/5 sẽ đạt mức 11. Trong tháng vừa qua, tại các tỉnh phía Nam cũng trải qua đợt nắng nóng gay gắt với nền nhiệt trung bình dao động từ 35 – 38 độ C, chỉ số tia cực tím ở mức 12: cảnh báo nguy hiểm cực độ.

Mức độ ảnh hưởng của tia UV dựa theo các yếu tố:

Vị trí địa lý: Ở các khu vực khác nhau thì con người sẽ bị ảnh hưởng bởi tia UV có cường độ khác nhau. Các nước nằm gần xích đạo và các khu vực nằm cao trên độ cao của mặt đất thấp hơn có mức độ tia UV cao hơn so với các khu vực khác.

Thời điểm trong ngày: Tia cực tím tập trung cường độ cao nhất là vào buổi trưa, khi mà mặt trời chiếu sáng trực tiếp và ở vị trí gần như vuông góc với mặt đất (khoảng từ 10 giờ sáng – 4 giờ chiều). Trời mây có thể làm giảm mức độ tia UV mà con người tiếp xúc. Tuy nhiên, vẫn cần lưu ý bảo vệ da và mắt khỏi tác động của tia UV trong trường hợp ánh nắng vẫn còn thấm qua lớp mây.

Độ cao so với mực nước biển: Độ cao mực nước biển ảnh hưởng đến độ dày của tầng khí quyển, từ đó, giúp ngăn cản tia UV chiếu trực tiếp xuống bề mặt đất. Khi ở độ cao mực nước biển thấp, mức độ tia UV mà con người tiếp xúc sẽ cao hơn so với ở độ cao cao hơn và ngược lại.

Môi trường, quang cảnh: Bề mặt phản chiếu như tuyết, biển hay mặt nước có thể tăng cường mức độ tia tử ngoại mà con người tiếp xúc bởi các yếu tố này làm tăng khả năng phản xạ của tia UV. Ngoài ra, môi trường bị ô nhiễm có thể làm giảm mức độ tia UV mà con người tiếp xúc, trong khi không khí trong lành có thể làm tăng mức độ tia UV.

Tia UV có mặt ở khắp nơi trên trái đất với cường độ khác nhau theo vị trí địa lý

4 . Tia UV có tác hại gì?

Làm da sạm đen

Sắc tố Melanin càng nhiều thì da sẽ dễ bị đen sạm và không đều màu. Việc sắc tố Melanin tăng lên xuất phát từ quá trình sản sinh các tế bào sắc tố. Quá trình này bị thúc đẩy do tia UV tác động lên khi da bạn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Tia UV gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới làn da

Ung thư da

Tác hại nặng nề nhất của tia UV chính là gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da như ung thư u hắc tố, ung thư tế bào biểu mô, ung thư biểu mô tế bào có vảy,… Trong đó, chiếm hơn 80% trường hợp ung thư da là ung thư biểu mô tế bào đáy. Bệnh lý này tăng trưởng chậm và hiếm di căn nhưng vẫn gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Ung thư biểu mô tế bào đáy thường được phát hiện ở các vị trí tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời như cổ và đầu.

Đẩy nhanh quá trình lão hóa da

Một trong những tác hại dễ nhận thấy nhất của tia UV đối với cơ thể chính là đẩy nhanh quá trình lão hóa da. Khi tiếp xúc với tia tử ngoại trong một thời gian dài, biểu bì da sẽ bị thay đổi cấu trúc. Da bị mất nước sẽ trở nên khô hơn, dễ bong tróc, sần sùi. Bề mặt da xuất hiện nhiều nếp nhăn, độ đàn hồi và săn chắc kém, nhiều đốm sắc tố như tàn nhang, thâm nám,… Đây là kết quả của sự hao hụt Collagen do tia UV gây ra.

Tia UV khiến cấu trúc biểu bì da thay đổi dẫn đến lão hóa nhanh chóng

Đục thủy tinh thể và các bệnh về mắt

Ngoài ảnh hưởng đến làn da, tia UV còn tác động xấu đến thị giác. Khi mắt thường xuyên tiếp xúc với tia UV sẽ dễ bị đục thủy tinh thể. Đây là một dạng tổn thương mắt khi thủy tinh thể bị mờ dần, nếu không kịp thời điều trị sớm thì sẽ gây ra mù lòa vĩnh viễn. Bên cạnh đó, loại tia này còn tăng tỷ lệ mắc các bệnh về mắt khác như mộng thịt, ung thư vùng mí mắt, thoái hóa điểm vàng,…

Kích thích hình thành khối u ác tính

Theo như chúng ta biết rằng, các khối u ác tính hình thành từ các tế bào sắc tố, chúng dễ di căn và khiến tăng nguy cơ tử vong. Ở những vị trí thường xuyên tiếp xúc với tia UV trong thời gian dài sẽ dễ hình thành khối u ác tính hơn các nơi khác trên cơ thể. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất nguy cơ hình thành khối u ác tính là nhiều nốt ruồi xuất hiện với kích thước lớn hơn 2mm, ngứa hoặc đau ở các nốt ruồi có trước đó, hoặc nốt ruồi thay đổi màu sắc và kích thước.

Đột biến cấu trúc DNA và RNA trong nhân tế bào

Tia UV gây đứt gãy các liên kết giữa các phân tử đây là nguyên nhân chính gây ung thư các dạng như u hắc tố, ung thư liên bào đáy, u tế bào vảy, u tuyến bã… Tuyến giáp và tuyến vú cũng chịu tác động nhiều của tia UV, tuy nhiên vẫn đang được nghiên cứu về mức độ nhiễm tia UV của các tuyến này.

Tia UV xâm nhập vào lớp trung – hạ bì gây thoái hóa đứt gãy cấu trúc ADN của tế bào

Tia UV xâm nhập vào lớp trung – hạ bì gây thoái hóa đứt gãy cấu trúc ADN của tế bào

Tiếp xúc với bức xạ cực tím còn gây ra ức chế hệ thống miễn dịch. Các nhà khoa học tin rằng việc cháy nắng có thể làm thay đổi sự phân bố và chức năng của các tế bào bạch cầu suốt đến 24 giờ sau khi tiếp xúc với ánh nắng. Nếu tình trạng này lặp đi lặp lại lâu dài sẽ gây hại nhiều hơn đến hệ thống miễn dịch của con người.

5. Cách bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV

Tia UV gây ra nhiều tác hại cho làn da. Vì thế, bạn cần biết các cách bảo vệ da khỏi những tác động tiêu cực này để hạn chế những tổn thương không đáng có. Dưới đây là những giải pháp giúp bảo vệ làn da hữu hiệu mà bạn nên tham khảo áp dụng:

Sử dụng kem chống nắng mỗi ngày

Giúp chúng ta hạn chế tối đa những tác hại của tia cực tím. Chúng ta phải biết lựa chọn kem chống nắng thích hợp theo các tiêu chí sau: kem chống phổ rộng (chống cả tia UVA và UVB), chỉ số chống nắng SPF ≥ 30 và PA+++ loại không thấm nước (water-resistance hoặc very water-resistance) và dạng sử dụng theo ý thích của mình (kem, dầu, lotion, gel hay xịt).

Tuy nhiên, khi sử dụng kem chống nắng, chúng ta cần lưu ý:

  • Thoa trước khi ra nắng 30 phút, lặp lại sau mỗi 2 giờ;
  • Thoa kem chống nắng lên những vùng tiếp xúc với nắng với liều lượng 2mg (hoặc ml)/cm2 da;
  • Tránh nuốt kem chống nắng.
  • Sau khi sử dụng kem chống nắng cần rửa tay sạch sẽ; tránh tiếp xúc lên vùng vừa thoa kem chống nắng trước khi kem khô; tuyệt đối không sử dụng kem chống nắng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi vì lúc này da của trẻ còn rất mỏng và nhạy cảm.

Thoa kem chống nắng mỗi ngày là cách bảo vệ da tốt nhất trước tác hại của tia UV

Chú ý trang phục mỗi khi ra ngoài

Mỗi khi ra ngoài, bạn cần chú ý mặc áo dài, nón rộng và kính râm để che chắn làn da khỏi ánh sáng mặt trời. Bạn nên ưu tiên chọn quần áo có chất liệu dày, màu sáng và có khả năng chặn tia UV. Bởi những loại trang phục này giúp phản xạ ánh sáng tốt hơn so với trang phục màu đậm, từ đó, làm giảm nhiệt độ và tác động của tia tử ngoại lên da. Nếu có thể, bạn cũng nên sử dụng ô dù để tạo bóng mát và giảm tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Việc kết hợp ngăn chặn tác hại của tia tử ngoại từ bên ngoài và ngăn ngừa tổn thương từ bên trong nhờ chế độ ăn uống khoa học được khuyến khích thực hiện. Bạn nên bổ sung cho cơ thể những thực phẩm như dầu oliu, ớt chuông, cà chua, trà xanh, bông cải xanh, cá hồi… Bởi đây đều là những loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, khoáng chất và vitamin giúp giảm nguy cơ lão hóa, ung thư da hiệu quả. Bạn cũng đừng quên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.

Ăn uống khoa học để bảo vệ làn da từ bên trong

Dùng công cụ chống nắng cơ học

Ngoài lựa chọn trang phục chống nắng, bạn cũng có thể trang bị thêm các công cụ chống nắng cơ học để gia tăng hiệu quả bảo vệ da. Bạn nên chú ý bảo vệ vùng da mắt và giác mạc, võng mạc bằng cách sử dụng kính mắt chống tia UV. Thực ra, độ tối của tròng kính không tỷ lệ thuận với khả năng chống tia UV của kính, mà chỉ giúp hạn chế chói lóa do ánh nắng. Vì thế, khi chọn kính, nên cân nhắc kính có tỷ lệ cắt tia UV cao.

Tránh tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời

Cố gắng tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian từ 11 giờ sáng đến 2 giờ chiều cũng là giải pháp bảo vệ da tối ưu. Đây là khoảng thời gian mà tia UVB – tia có khả năng gây cháy nám và ung thư da có cường độ mạnh nhất. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế tiếp xúc liên tục với những nguồn bức xạ nhân tạo như ánh sáng từ màn hình điện thoại, máy tính. Ngoài ra, việc sử dụng tấm phim cách nhiệt cho cửa kính phòng hay ô tô cũng được khuyến khích thực hiện.

Kết Luận

Hiểu rõ tia UV là gì và tác hại khôn lường đối với sức khỏe và làn da. Vậy nên cần phải bảo vệ làn da ngay từ hôm nay và một số biện pháp bổ trợ khác. Làn da luôn khỏe đẹp, tươi sáng rạng rỡ mỗi ngày sẽ là của bạn. Hy vọng rằng qua các thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức trong việc chăm sóc sức khỏe và bảo vệ làn da của mình.

Link tham khảo:

Tia UV là gì? Chỉ số tia UV bao nhiêu là có hại?

Tia UV là gì? 5 tác hại của tia UV ảnh hưởng nghiêm trọng cho da

Tia UV có ở đâu? Những tác hại của tia UV đối với sức khỏe

 

Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Yến

                                 Mã sinh viên: 21051073

                              Lớp học phần: INE3104 2

                          Lớp QH2021 E KTQT CLC 7

              Trường Đại học Kinh tế – ĐHQGHN