12 bí quyết bảo vệ sức khỏe tim mạch của bạn

Bạn đang lo lắng về vấn đề bệnh tim mạch ngày càng phổ biến? Không chỉ gây ra những biến chứng nguy hiểm, các bệnh về tim mạch còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và gây tốn kém chi phí điều trị. Thống kê cho thấy, bệnh tim mạch là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong tại Việt Nam. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng! Chỉ với những thay đổi nhỏ trong lối sống hàng ngày, bạn hoàn toàn có thể bảo vệ sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa bệnh tật và sống một cuộc sống khỏe mạnh, hạnh phúc hơn.

Cùng khám phá ngay 8 bí quyết vàng để bảo vệ sức khỏe tim mạch ngay hôm nay!

Nội dung tóm tắt

1. Tìm hiểu về bệnh tim mạch

1.1 Bệnh tim mạch là gì?

Bệnh tim mạch đại diện cho một nhóm các tình trạng ảnh hưởng đến sức khỏe của trái tim và hoạt động của các mạch máu, dẫn đến suy giảm khả năng làm việc của tim. Các loại bệnh tim mạch bao gồm các vấn đề liên quan đến mạch máu như bệnh động mạch vànhbệnh cơ timrối loạn nhịp tim, và suy tim.

Bệnh tim mạch là gì ?
Nguy cơ bệnh tim tăng cao từ lối sống thụ động và các thói quen sinh hoạt không lành mạnh

1.2. Nguyên nhân

Hút thuốc là một trong những nguyên nhân của bệnh tim mạch
  • Hút thuốc lá: Nicotine và Carbon monoxide trong thuốc lá co thắt mạch máu và tạo xơ vữa động mạch.
  • Chế độ ăn uống: Tiêu thụ lượng muối, chất béo, và cholesterol cao.
  • Ít vận động, hoạt động thể dục: Thiếu hoạt động thể chất đều đặn.
  • Thừa cân, béo phì: Tăng áp lực lên hệ thống tim mạch.
  • Căng thẳng kéo dài: Gây hại cho động mạch và tăng nguy cơ bệnh tim.
  • Tăng cholesterol máu: Gây hình thành mảng xơ vữa động mạch.
  • Tăng huyết áp: Dẫn đến xơ cứng và thu hẹp mạch máu.
  • Đái tháo đường: Biến chứng nguy hiểm của đái tháo đường.
  • Tuổi tác cao: Tăng nguy cơ hẹp động mạch và suy yếu hoặc phì đại động mạch.
  • Yếu tố gia đình: Có người trong gia đình mắc bệnh tim

1.3. Triệu chứng nhận biết sớm bệnh tim mạch

  • Khó thở: xuất hiện từ từ, tăng lên khi người bệnh gắng sức, đặc biệt khi nằm xuống.
  • Cảm giác bị đè nặng trong ngực, đau tức ngực: là triệu chứng thường gặp của bệnh tim, tuy nhiên cũng xuất hiện ở các bệnh lý khác như hô hấp, thần kinh.
  • Cơ thể bị tích nước, mặt, bàn chân căng phù: Triệu chứng phù do bệnh tim mạch thường là phù tím, phù mềm, dấu hiệu bắt đầu từ hai bàn chân kèm theo tình trạng gan to, tĩnh mạch cổ nổi.
  • Thường xuyên mệt mỏi, kiệt sức: cơ thể mệt mỏi, kiệt sức khi thực hiện các hoạt động thường ngày. Đây là dấu hiệu thiếu máu đến tim, não và phổi.
  • Ho dai dẳng, khò khè: Tim bơm máu không đủ để cung cấp cho cơ thể khiến máu bị ứ lại. Dịch ứ ở phổi lâu ngày gây tình trạng ho mạn tính, thở khò khè.
  • Chán ăn, buồn nôn: Sự tích tụ của dịch trong gan, hệ thống tiêu hóa khiến người bệnh chán ăn và buồn nôn.
  • Đi tiểu đêm: Người bệnh suy tim sẽ đi tiểu thường xuyên vào ban đêm do sự chuyển dịch lượng nước tích tụ trong cơ thể gây phù ở nhiều bộ phận đến thận thông qua các mạch máu.
  • Nhịp tim nhanh, mạch không đều: tim đập với tốc độ nhanh hơn, đánh trống ngực hoặc đập dồn dập.
  • Thở nhanh, lo lắng, lòng bàn tay đổ mồ hôi.
  • Chóng mặt, ngất xỉu: là triệu chứng thường gặp khi người bệnh bị rối loạn nhịp tim, máu đến não bị gián đoạn.

1.4. Những bệnh tim thường gặp

  • Bệnh mạch vành

Bệnh động mạch vành là tình trạng tích tụ những mảng xơ vữa hoặc Cholesterol lên thành động mạch khiến lòng động mạch bị hẹp, giảm khả năng lưu thông máu, hạn chế việc cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho các cơ quan trên cơ thể. Mảng xơ vữa phát triển lớn dần theo thời gian làm cho tim suy yếu dần.

Triệu chứng của bệnh khá mơ hồ, chỉ có cảm giác nặng ngực, đau thắt ngực bên trái khi xúc động, làm việc quá sức. Một số trường hợp có thể kèm theo cao huyết áp, đau đầu, chóng mắt, khó thở.

Bệnh là nguyên nhân dẫn đến tử vong cao nhất với người cao tuổi bởi có thể gây nhồi máu cơ tim nhưng có thể phòng ngừa được bằng cách xây dựng chế độ ăn uống khoa học, rèn luyện thể thao mỗi ngày và tầm soát bệnh theo định kỳ.

  •  Tai biến mạch máu não (đột quỵ)

Tai biến mạch máu não xuất hiện khi tuần hòa máu lên não bị gián đoạn, suy giảm nghiêm trọng, gây thiếu oxy, dinh dưỡng mô não, chết tế bào não dẫn đến các di chứng nặng nề cho bệnh nhân, thậm chí tử vong.

Tai biến mạch máu não có thể dẫn đến tử vong

Các thể bệnh tai biến mạch máu não: co thắt mạch máu não, thiếu máu não thoáng qua, nhồi máu não, vỡ mạch máu não, xuất huyết não gây tử vong.

Triệu chứng điển hình của bệnh là các cơn đau đầu dữ dội, chóng mặt, tay chân yếu, hôn mê. Cách phòng ngừa bệnh là phát hiện sớm và điều trị kịp thời cao huyết áp và xơ vữa động mạch.

  • Bệnh van tim hậu thấp

Bệnh van tim hậu thấp là một bệnh tự miễn, do vi trùng Strepcoccus beta Hemolytique gây ra. Khi nhiễm bệnh, cơ thể tạo ra các kháng thể để tiêu diệt mầm bệnh. Tuy nhiên, Strepcoccus beta Hemolytique có cấu trúc gần giống với cấu trúc của mô khớp và van tim nên kháng thể cũng tấn công làm tổn thương mô khớp và van tim, gây sưng, hẹp hở van tim do biến dạng, suy tim.

Bệnh thường xảy ra ở phụ nữ trẻ, sau tình trạng viêm họng do liên cầu khuẩn mà không được điều trị kịp thời.  Bệnh thường phát triển âm thầm với một số triệu chứng như: viêm đa khớp, viêm tim, nốt dưới da, hồng ban vòng, sốt, đau khớp…Điều trị bệnh khá phức tạp và tốn kém bằng cách sử dụng kháng sinh để loại bỏ liên cầu.

  • Bệnh tim bẩm sinh

Bệnh tim bẩm sinh thường xảy ra trong thời kỳ bào thai. Theo thống kê, có 1 – 2% em bé sinh ra mắc bệnh tim bẩm sinh như ống động mạch, hoán vị đại động mạch… Đây là nguyên nhân của nhiều ca tử vong ở trẻ sơ sinh trong những năm đầu đời.

Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ xuất hiện từ khi được sinh ra

Biểu hiện của bệnh tim bẩm sinh ở trẻ thường là hiện tượng khó thở, tím tái, suy dinh dưỡng nặng, viêm phổi. Một số trường hợp, trẻ không có biểu hiện gì do bệnh không nặng và chỉ tình cờ phát hiện khi khám sức khỏe định kỳ

12 bí quyết bảo vệ sức khỏe tim mạch của bạn

1. Kiểm soát căng thẳng là cách bảo vệ sức khỏe tim mạch

Căng thẳng không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần mà còn là một trong những “kẻ thù” lớn nhất của sức khỏe tim mạch. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, căng thẳng kéo dài buộc tim phải làm việc cường độ cao. Vì vậy, sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải các vấn đề tim mạch như loạn nhịp tim, tăng huyết áp, đau thắt ngực, bị hẹp mạch vành và thậm chí là đột quỵ,…

2. Nói không với hút thuốc lá

Bạn có biết rằng hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tim mạch không? Nicotin và các chất độc hại trong khói thuốc làm tổn thương mạch máu, tăng huyết áp và tăng nguy cơ mắc các bệnh như nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

Nói không với thuốc lá không chỉ bảo vệ bản thân, mà còn bảo vệ sức khỏe gia đình bạn – những người thường xuyên hít khói thuốc. Theo đó, để cai thuốc lá, bạn nên hình thành các thói quen tốt như vận động thường xuyên, ăn nhiều trái cây và rau xanh, kiểm soát stress để không phải tìm đến khói thuốc, đặc biệt là nuôi dưỡng ý chí của bản thân.

3. Chơi thể thao nâng cao sức khỏe tim mạch

Tập thể dục là phương pháp hàng đầu không thể thiếu khi muốn duy trì sức khỏe tổng quát và sức khỏe tim mạch nói riêng. Theo đó, tập thể dục thường xuyên sẽ giúp máu lưu thông tốt, điều hòa huyết áp và nhịp tim, từ đó cải thiện chức năng tim mạch.

Tập thể thao giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch
Yoga tốt cho sức khỏe tim mạch

Tuy nhiên, nên có chế độ tập thể dục hợp lý, an toàn, tránh tập luyện quá sức sẽ gây nên tác dụng ngược. Theo đó, bạn nên bắt đầu bằng các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, yoga,… rồi tăng dần cấp độ lên để cơ thể từ từ thích ứng, không gây sức ép lên tim. Vì tình trạng sức khỏe của mỗi người khác nhau, vậy nên không có bài tập thể dục nào tốt nhất, chỉ có bài tập phù hợp nhất mới mang lại hiệu quả cao.

4. Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ

Thực phẩm nhiều dầu mỡ là một trong những thủ phạm chính gây hại cho sức khỏe tim mạch. Chất béo có trong các loại dầu mỡ có thể làm tăng lượng cholesterol xấu trong máu, gây xơ vữa động mạch và tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như đau tim, đột quỵ. Để bảo vệ trái tim khỏe mạnh, bạn nên hạn chế tối đa việc tiêu thụ các loại thực phẩm chiên xào, đồ ăn nhanh, đồ ngọt và các sản phẩm từ sữa nguyên kem.

5. Tăng cường những thực phẩm tốt cho tim mạch

Tăng cường thực phẩm tốt cho tim mạch
Những thực phẩm tốt cho tim mạch

Việc có một chế độ dinh dưỡng tốt và lành mạnh cũng giúp mang lại sức khỏe cho trái tim của bạn. Cụ thể, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm sau trong khẩu phần ăn mỗi ngày:

  • Ưu tiên ăn các loại cá vì ngoài protein cần thiết, cá còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất khác nhau.

  • Ăn nhiều rau lá xanh (đặc biệt là rau họ cải) giúp tăng vitamin K, khoáng chất và chất chống oxy hóa, điều hòa huyết áp.

  • Bổ sung các loại trái cây như táo, đu đủ, chuối, đặc biệt là quả bơ giúp giảm cholesterol, điều hòa huyết áp, giảm nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa. Đồng thời, các loại trái cây quả mọng như việt quất, dâu tây, mâm xôi… cũng giàu chất chống oxy hóa anthocyanins giúp chống lại chứng viêm.

  • Các loại hạt như hạt điều, hạnh nhân, óc chó… cũng có hàm lượng chất xơ và axit béo không bão hòa dồi dào cùng các vi chất như Magie, Mangan giảm tình trạng viêm, huyết áp ảnh hưởng đến tim.

6. Uống rượu bia có chừng mực

Các chuyên gia sức khỏe đã đưa ra nhiều khuyến cáo về việc uống rượu bia. Theo đó, việc tiêu thụ một lượng rượu vừa phải có thể mang lại một số lợi ích nhất định cho tim mạch. Tuy nhiên, việc uống quá nhiều rượu lại gây ra những tác động tiêu cực nghiêm trọng. Để bảo vệ sức khỏe tim mạch, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết được lượng rượu phù hợp với cơ thể mình.

7. Ngủ đủ giấc 

Những người thường xuyên thiếu ngủ, đặc biệt là ngủ ít hơn 5 giờ mỗi đêm sẽ có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp.

Ngủ đủ giấc bảo vệ sức khỏe tim mạch
Ngủ đủ từ 7-9 giờ sẽ bảo vệ sức khỏe tim mạch

Mỗi ngày bạn nên ngủ đủ từ 7-9 giờ theo nhu cầu cơ thể. Để có giấc ngủ ngon hơn, mỗi ngày hãy đi ngủ và thức dậy vào cùng thời điểm, thư giãn trước khi đi ngủ, tập thể dục vào ban ngày, ngủ trưa ngắn hơn 30 phút và tạo sự thoải mái cho phòng ngủ.

8. Duy trì cân nặng hợp lý

Thừa cân gây ra rối loạn lipid máu, tăng nguy cơ mắc các bệnh ảnh hưởng đến tim mạch như tiểu đường, cao huyết áp… Hơn nữa, tình trạng thừa cân cũng khiến đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch, hình thành các mảng bám gây hẹp và tắc động mạch dẫn đến đau tim, suy tim, thậm chí là đột quỵ.

Vì vậy, việc duy trì cân nặng hợp lý là điều vô cùng quan trọng để có sức khỏe tim mạch tốt.

9. Theo dõi các chỉ số của cơ thể

Huyết áp cao, cholesterol xấu LDL và lượng đường trong máu cao làm tăng nguy cơ bị suy tim. Kiểm tra các chỉ số định kỳ giúp phát hiện và điều trị sớm. Có thể theo dõi chỉ số huyết áp, đường máu tại nhà bằng các loại máy đo chuyên dụng để bảo vệ sức khỏe tim mạch.

10. Uống nước thường xuyên

Nước chiếm khoảng 60-70% trọng lượng cơ thể người và đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng thiết yếu của cơ thể, bao gồm cả hệ tuần hoàn và tim mạch. Khi bạn uống nước, lượng máu trong cơ thể sẽ tăng lên, giúp duy trì huyết áp ổn định và giảm áp lực cho tim.

Duy trì việc bổ sung nước đều đặn được đề xuất nhằm giảm nguy cơ và chữa bệnh tim mạch. Khuyến nghị uống ít nhất 5 ly nước mỗi ngày, vì nước có ảnh hưởng tích cực đối với sự lưu thông máu, giảm nguy cơ hình thành cục máu đông, và cải thiện sức khỏe của hệ thống mạch máu.

Duy trì một lượng nước phù hợp không chỉ giúp giảm gánh nặng cho tim mà còn ngăn ngừa một số biến chứng nguy hiểm

11. Lưu ý đến chứng ngưng thở khi ngủ

Nếu bạn trải qua các dấu hiệu như ngáy to, thở hổn hển khi thức dậy hoặc cảm thấy mệt mỏi sau khi ngủ, hãy ngay lập tức liên hệ với bác sĩ. Đây có thể là biểu hiện của hội chứng ngưng thở khi ngủ, một tình trạng có thể tăng nguy cơ đột quỵ, huyết áp cao, và vấn đề về tim mạch. Bác sĩ sẽ đề xuất phương pháp điều trị phù hợp và hỗ trợ bạn để có giấc ngủ khỏe mạnh, bảo vệ sức khỏe tổng thể của bạn.

12. Tầm soát sức khỏe tim mạch định kỳ

Một điều bị khá nhiều người bỏ qua đó là tầm soát sức khỏe định kỳ 2 lần/năm. Các triệu chứng tim mạch như khó thở, tim đập nhanh, đau ngực hay choáng… thường xuất hiện thoáng qua, vậy nên nhiều người không để ý đến.

Đừng chủ quan với những cơn đau ngực, khó thở hay mệt mỏi kéo dài. Hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Tầm soát sức khỏe tim mạch không chỉ là hành động yêu thương bản thân mà còn là món quà quý giá dành cho gia đình.

Tìm đọc thêm tại:

https://www.suckhoedothi.com/10-xu-huong-cham-soc-suc-khoe-hot-nhat-2024/

https://www.suckhoedothi.com/roi-loan-giac-ngu-va-cach-cai-thien/

https://www.suckhoedothi.com/top-5-thuc-pham-cai-thien-suc-khoe-tim-mach/

Sinh viên thực hiện: Lê Đức Phú

Mã sinh viên: 21050112

Lớp: QH2021 E KTQT CLC 1

Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế

Trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội

Mã lớp học phần: INE3104 1