Câu chuyện mẹ chồng nàng dâu, xưa nay đã có. Là đề tài đưa ra tranh luận nhiều nhất trong các diễn đàn xã hội. Tuy nhiên không vì thế mà các nàng găm vào đầu mẹ chồng luôn xấu bụng. Sự thực là có khá nhiều mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu tốt đẹp. Họ là may mắn gặp được mẹ như ý, hay đó là kết quả của cách ứng xử khôn ngoan?
Nội dung tóm tắt
Tâm thế ban đầu của người làm dâu.
Dù lấy chồng vì lý do gì, tôi biết bạn luôn khao khát có được hạnh phúc. Hạnh phúc lại không đến từ của cải vật chất nó là sự tổng hợp dung hòa mọi thứ xung quanh bạn. Bạn không thể hạnh phúc khi chỉ hòa hợp với chồng, bạn cần hòa hợp với cả gia đình nhà chồng, đặc biệt là mẹ chồng.
Nếu ngay từ đầu đã sẵn sàng tư thế chống đối, sẽ rất khó tạo nên gia đình hạnh phúc. Bước vào hôn nhân với tâm thế đề phòng thì gặp bất cứ mẹ chồng nào, sóng gió sẽ vẫn xảy ra thôi. Bạn biết đó muốn được yêu thương trước tiên, bạn phải học cách yêu thương họ. Bạn nên hiểu rằng, mẹ chồng sẽ chẳng có bổn phận phải đón nhận và yêu thương bạn. Muốn được yêu thương bạn phải quan tâm thấu hiểu và cư xử với mẹ một cách chân thành. Khi ấy mọi điều mới có thể trở nên tốt đẹp bền lâu.
Luôn cố gắng thấu hiểu, và đối xử chân thành với mẹ chồng.
Thấu hiểu là cách đầu tiên và đơn giản nhất để xây dựng mới quan hệ. Thấu hiểu một người không phải là điều dễ dàng nhưng nếu thực sự quan tâm, thì việc hiểu cũng không quá khó. Đầu tiên bạn cần hỏi chồng bạn về tính cách của mẹ chồng, tiếp đó để ý những biểu hiện cảm xúc của bà.
Bữa cơm gia đình
Thông thường, mẹ chồng đặc biệt là những người phải sống qua những năm chiến tranh. Sự khó khăn trong quá khứ sẽ có thể khiến mẹ chồng dị ứng với các món ăn đường phố, cũng như việc ăn ngoài. Dù không cản, nhưng thường sẽ cảm thấy không vui, luôn lo cho sức khỏe, tiền bạc của con cái. Hơn nữa với người lớn, bữa cơm gia đình rất quan trọng, là lúc mọi người quây quần nói chuyện cùng nhau.
Do vậy, để được lòng bạn nên hạn chế ăn ngoài. Hoặc bạn có thể tranh thủ giờ nghỉ trưa rủ chồng đi ăn những món yêu thích.
Trò chuyện trong bữa cơm
Bữa cơm luôn có ý nghĩa gắn kết gia đình bởi những câu chuyện trên trời dưới bể. Đó là nét riêng trong văn hóa của người Việt Nam. Nhưng không phải chuyện gì bạn cũng có thể nói trên bàn ăn. Câu chuyện được kể nên là câu chuyện mọi người đều có thể hiểu và có thể biết. Nhiều mẹ, khả năng cập nhật thông tin xã hội không tốt. Câu chuyện trên bữa cơm có thể khiến bà lạc lõng. Cả ngày bà chỉ mong đến bữa cơm tối cùng cả nhà đông đủ, giờ trong bữa ăn lại như “người thừa” bà vui sao được.
Do vậy, bạn trong bữa ăn bạn cần lựa chọn những câu chuyện bà thích. tập trung hỏi han sức khỏe, trò chuyện với bà. Chỉ một thay đổi nhỏ thôi nhưng tôi sẽ nghĩ là bà sẽ vui vẻ, cởi mở hơn hẳn đó.
Chuyện quà cáp
Rất nhiều người nói đến chuyện tặng quà cho mẹ chồng thường ái ngại. Thấy tặng gì cũng chê, chán nản nên khi có dịp nào thì lại chỉ biếu tiền cho gọn. Tùy từng tâm lý, người mẹ chồng mà họ có thể thích hoặc không thích chuyện này. Nhưng theo tôi người ta vẫn luôn thích nhận món quà mà người khác cẩn thận chuẩn bị tìm mua. Vậy làm sao để chọn được món quà ưng ý cho bà? Điều bạn cần là để ý, chẳng có ai là không thích thứ gì cả. Để ý lúc bà xem tivi, hay lúc đi chợ, bà khen, hay ưng ý cái gì hãy mua luôn tặng bà. Đảm bảo bạn sẽ ghi được điểm trong mắt mẹ chồng.
Sức khỏe
Những hôm trái gió trở trời, người già thường đau nhức gân cốt. Hãy chủ động hỏi han sức khỏe bà, chủ động sắp xếp thời gian đưa bà đi khám khi cần thiết. Căn cứ vào điều kiện kinh tế gia đình, bạn có thể mua thuốc bổ, hay thực phẩm tốt cho sức khỏe cho bà. Đối với thuốc bổ, đôi khi các bà không thích. Bạn nên hỏi ý kiến bà xem loại ấy có được hay không. Nếu ưng thì mua, còn không thì cách trò chuyện chăm sóc bà nhiều hơn. Thiết nghĩ cứ thật lòng thật dạ quan tâm, không hời hợt đối phó cho xong thì mẹ chồng nào nỡ ghét bỏ.
Kết luận
Nói chung, chuyện mẹ chồng nàng dâu sẽ chẳng quá nếu như chúng ta quan tâm chăm sóc thật lòng. Bản thân cố chấp, làm sao đòi mẹ chồng cởi mở. Đừng nghĩ cứ là mẹ chồng thì nói gì cũng sai, ác ý, cổ hủ, xấu tính. Hai chữ “gia đình” muốn trọn vẹn không phải chỉ có vợ chồng với nhau mà còn con cái, cha mẹ. Sau này mình cũng thành mẹ chồng, mẹ vợ mà. Phải cư xử sao để các con còn noi theo, sau này có lấy chồng lấy vợ về chúng nó cũng biết hiếu kính, tôn trọng, thấu hiểu và yêu thương cha mẹ chứ.
Còn bạn, bạn đang làm dâu như thế nào, cách xử lý của bạn ra sao? Sức khỏe đô thị rất mong nhận được sự đóng góp từ các bạn.