Tiếng ho của bé có thể có nhiều ý nghĩa khác nhau, nhưng bạn chẳng thể hỏi bé bị sao. Đó là lý do bạn cần giải mã tiếng ho của trẻ, chỉ khi đó bạn mới có cách chữa ho cho trẻ phù hợp.
Nội dung tóm tắt
Ho là gì?
Ho là cách cơ thể tự bảo vệ. Giữ đường thở thông thoáng, loại bỏ đờm, dị vật trong đường thở, hay đẩy chất nhày của mũi đi, hoặc một miếng thức ăn bị vướng ở cổ.
Có hai loại ho là ho khan và ho có đờm.
Ho khan: Xảy ra khi bé bị cảm lạnh hoặc bị dị ứng.
Ho có đờm: Đây là kết quả của bệnh đường hô hấp kèm theo nhiễm trùng do vi khuẩn. Hay được gọi là ho ướt, cổ họng xuất hiện đờm, chất nhầy hình thành trong đường thở của em bé. Các dịch này có chứa các tế bào bạch cầu giúp chống lại vi trùng.
Trẻ em dưới 4 tháng tuổi ít khi bị ho. Nếu bị ho trong khoảng thời gian này bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa nhi. Vì điều này có thể gây nguy hiểm cho trẻ.
Trẻ bị ho do bị cảm lạnh
Tiếng ho: khan
Triệu chứng:
Trẻ bị ho do cảm lạnh hoặc cúm gồm: nghẹt mũi, hoặc chảy nước mũi và đau họng. Ho thường khô, nhưng tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, có thể xuất hiện dịch nhầy, hoặc sốt nhẹ vào ban đêm.
Cách ứng phó:
Cho bé uống nhiều nước hơn. Bạn có thể dùng xi-rô ho đối với bé trên 6 tuổi (chỉ khi trên 6 tuổi). Đối với các bé nhỏ hơn bạn nên tìm cách chữa ho cho trẻ bằng nguyên liệu tự nhiên. Nhưng hãy nhớ chỉ dùng mật ong đối ới trẻ trên 1 năm tuổi.
Nhưng nhớ: nếu bé sốt trên 38 độ và cô ấy trông không được khỏe. Rất có thể bé bị cúm. Bạn nên gọi cho bác sĩ hoặc đưa bé đi khám. Còn đối với trẻ dưới 4 tháng tuổi, khi có bất cứ dấu hiệu sốt nào bạn cần đưa bé đi gặp bác sĩ luôn.
Bé ho gà
Ho gà – bệnh nhiễm trùng do virus, khối u làm cho niêm mạc khí quản phồng lên, đóng kín đường thở khiến cho bé khó thở. Bệnh ho gà lây qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi, họng của người bệnh khi ho, hắt hơi.
Tiếng ho khan
Các triệu chứng:
Thời gian đầu mắc bệnh, trẻ thường xuất hiện những cơn ho nhẹ, sau đó ho nhiều hơn, hắt hơi, chảy nước mũi, sốt nhẹ.
Giai đoạn nặng hơn: Cơn ho kéo dài, xuất hiện một cách tự nhiên hoặc do một kích thích nhỏ. Trẻ ho rũ rượi, đỏ mặt, thở rít (khi hít thở sẽ xuất hiện tiếng rít như tiếng rít cổ ở gà), nôn nhiều đờm, đặc quánh. Đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có những cơn ngừng thở ngắn. Giữa các cơn ho, thông thường trẻ cảm thấy dễ chịu và có thể sinh hoạt bình thường. Ngoài ra trong giai đoạn này còn thấy một số dấu hiệu như: chảy máu cam, xuất huyết kết mạc mắt hay bầm tím quanh mi mắt dưới.
Chăm sóc trẻ bị ho gà:
Với những bé có số cơn ho ít, thời gian mỗi cơn ho ngắn, trẻ vẫn ăn uống bình thường, khi ho không tím mặt, cha mẹ có thể chăm sóc tại nhà:
- Đảm bảo nơi ở cho bé không có các yếu tố dễ gây ho như: Khói thuốc lá, bụi, hóa chất.
- Với trẻ bú, cha mẹ cho bù bình thường. Trẻ ăn dặm và trẻ lớn: cho bé ăn lỏng, đồ dễ tiêu hóa, ăn ít một, chia làm nhiều bữa.
- Vệ sinh thân thể, mũi miệng cho trẻ sau mỗi lần ho. Dùng khăn mềm lau sạch miệng bằng nước muối ấm, rửa mũi cho trẻ.
- Cách ly trẻ ốm với những trẻ khác.
- Khi trẻ ho nhiều, lúc ho mặt đỏ, hoặc tím mặt, thời gian kéo dài. Ăn kém nôn chớ nhiều, ngủ ít, thở nhanh kèm khó thở. Khi có bất cứ biểu hiện nào trong các biểu hiện trên cần đưa bé đi khám ngay.
- Cha mẹ có thể dùng quất, chanh hấp cách thủy để làm dịu các cơn rát cổ họng của trẻ.
Vắc xin phòng bệnh ho gà với hiệu quả phòng bệnh lên tới 90%, cha mẹ nên căn nhắc đưa con tiêm phòng tại các cơ sở uy tín.
Trẻ bị ho do viêm thanh khí quản
Thở khò khè, thở rít.
Độ tuổi dễ mắc bệnh từ 3 tháng đến 5 tuổi. Bệnh thường xảy ra bất cứ lúc nào trong năm, nhưng thường gặp vào những tháng mùa thu hoặc mùa đông.
Có 2 loại:
Viêm thanh khí phế quản do vi rút: Là dạng thường gặp. Ban đầu giống bị cảm lạnh, sau đó xuất hiện triệu chứng ho khàn tiếng. Giọng của bé trở nên khàn, tiếng thở ồn ào hơn. Hầu hết trẻ bị sốt nhẹ, nhưng vẫn có trường hợp sốt lên đến 40 độ C.
Viêm thanh khí phế quản co thắt: Nguyên nhân nhóm này có thể bị gây ra bởi dị ứng hoặc trào ngược từ dạ dày. Triệu chứng xảy ra đột ngột và thường vào giữa đêm. Con bạn có thể đi ngủ bình thường và thức dậy một vài giờ sau đó với triệu chứng thở hổn hển.
Chăm sóc trẻ:
Nếu bé thức vào giữa đêm vì bệnh viêm thanh khí quản. Đưa bé vào phòng tắm, bật nước nóng nhất tạo hơi nóng ẩm giả trong phòng. Bế trẻ, hoặc để trẻ ngồi trong đó (trông trẻ, cẩn thận trẻ có thể bị bỏng với nước nóng). Lúc này giúp trẻ thở dễ dàng hơn. Sau đó thay quần áo cho trẻ, đưa trẻ ngủ tiếp.
Trường hợp trẻ không đỡ: âm thở lớn và có vẻ khó hơn, môi móng tay tím, chảy nước dãi và khó khăn khi nuốt nước bọt. Bạn cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ.
Trẻ bị ho do viêm phổi
Trường hợp bé bị viêm phổi, khi ho thường có đờm xanh hoặc vàng. Bệnh do nhiễm trùng virus hoặc vi khuẩn gây ra khi bé sơ sinh bị cảm lạnh thông thường. [1]
Biểu hiện của bệnh:
Giai đoạn sớm: có thể chỉ có sốt nhẹ, ho húng hắng, chảy nước mắt và nước mũi, khò khè, ăn kém, bỏ bú, quấy khóc…
Giai đoạn sau: trẻ không được điều trị đúng và theo dõi sát có thể diễn biến nặng hơn với biểu hiện sốt cao, ho tăng lên, có đờm, khó thở, thở nhanh, rút lõm lồng ngực, bỏ bú hoặc bú kém, tím môi, tím đầu chi…
Trẻ mệt mỏi, quấy khóc, có thể bị tiêu chảy, nôn, đau bụng
Cách chăm sóc trẻ:
- Hạ sốt cho trẻ: chườm ấm, cho trẻ uống thuốc hạ sốt (>38,5 độ C) theo chỉ định của bác sĩ
- Vỗ lưng giúp trẻ bài tiết đờm hiệu quả. Vỗ lưng trước bữa ăn hoặc sớm nhất là 1 giờ sau khi ăn để tránh trẻ bị nôn. Hướng dẫn trẻ ho: cho trẻ ngồi dậy, đầu ngả nhẹ về phía trước, hít vào, miệng mở, hóp cơ bụng để ho thật sâu, không ho ở cổ họng, hít vào lần nữa tiếp tụ ho cho tới khi khạc được đờm ra ngoài.
- Cần chú ý vệ sinh và xây dựng chế độ ăn hợp lý cho trẻ: Vệ sinh mũi miệng, vệ dinh nhà cửa đồ chơi. Chế độ ăn giàu dinh dưỡng, mềm dễ tiêu dễ nuốt. Có thể dùng quất hấp mật ong, hoa hồng hấp đường, gừng, chanh cho trẻ uống để giảm.
- Có thể dùng quất hấp mật ong, hoa hồng hấp đường phèn, gừng, chanh cho trẻ uống để giảm ho.
Chúng tôi hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho cha mẹ trong quá trình chăm sóc con cái, từ đó có cách chữa ho cho trẻ phù hợp.