Ai cũng biết giấc ngủ là một điều tất yếu trong cuộc sống của mỗi người. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều mắc chứng khó ngủ hay bị mất ngủ vào một số thời điểm trong cuộc sống. Theo thống kê từ các nghiên cứu cho biết, có gần 30% người trưởng thành ở Mỹ chỉ ngủ mỗi đêm khoảng 6 tiếng hoặc ít hơn.
Nội dung tóm tắt
Triệu chứng mất ngủ
Khó ngủ
Chứng khó ngủ là thuật ngữ chỉ tình trạng bạn cảm thấy khó ngủ về đêm. Tình trạng có thể bao gồm việc gặp khó khăn khi chìm vào giấc ngủ. Hoặc thức dậy nhiều lần trong suốt cả đêm. Chứng bệnh này có thể gây những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn.
Các dấu hiệu của chứng khó ngủ có thể bao gồm việc không thể tập trung trong suốt ngày. Đau đầu thường xuyên, cảm giác khó chịu, mệt mỏi vào ban ngày hay dậy quá sớm. Thức trắng đêm hoặc tốn quá nhiều thời gian để chìm vào giấc ngủ. Bạn cũng có thể cảm thấy cơ thể không có đủ năng lượng để hoạt động trong cả ngày hoặc mắt có quầng thâm rõ rệt.
Ngủ không được
Bị mất ngủ là một quan niệm chỉ một giấc ngủ không đủ về thời gian cũng như về chất lượng. Có nghĩa là khi ngủ dậy người ta vẫn cảm thấy người mệt mỏi. Sức khỏe về thể chất là tinh thần không được hồi phục sau giấc ngủ. Cảm giác uể oải, thậm chí buồn ngủ tiếp và không thể dậy.
Các loại mất ngủ
Mất ngủ tạm thời
Chứng mất ngủ này thường xuất hiện vài đêm hoặc trong thời gian ngắn như một vài tuần. Và chỉ xuất hiện ở những người bình thường. Đây là một loại rối loạn giấc ngủ hay gặp nhất. Chiếm đến 30 – 40% dân số trên thế giới.
Thường thì nguyên nhân dẫn đến loại mất ngủ tạm thời này rất đa dạng. Các nguyên nhân thường gặp như những biến cố trong cuộc sống (có tang, khó khăn về kinh tế, tình cảm, sự nghiệp,…). Hoạt động sinh hoạt không điều độ (Ngủ trưa quá nhiều, ăn ngủ thất thường, làm việc nhiều,…). Hay do các yếu tố từ môi trường (tiếng ồn, thời tiết,…).
Mất ngủ kéo dài
Đây là trường hợp bị mất ngủ trong thời gian rất dài (từ vài tháng trở lên). Mà nguyên nhân không hề liên quan đến các triệu chứng về tinh thần hay do loại bệnh nào. Ở trường hợp này người bệnh thường bị mất ngủ từ thời ấu thơ hay do nhịp sinh học của từng người.
Cách trị chứng mất ngủ
1. Nên ngủ đúng giờ
Bạn nên tập thói quen ngủ đúng giờ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Ngay cả vào những ngày nghỉ. Đây là điều đầu tiên các chuyên gia tâm lý khuyên người bị mất ngủ nên áo dụng thường xuyên để khắc phục và phòng ngừa chứng mất ngủ một cách tốt nhất.
2. Trị chứng mất ngủ bằng yoga
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng việc áp dụng các bài tập Yoga thích hợp trong 12 tuần liền sẽ cải thiện đáng kể tình trạng không ngủ được về đêm. Đây có thể xem là các cách dễ ngủ vào ban đêm hiệu quả và lâu bền nhất vì nó tác động lên cơ thể và tâm lý. Điển hình như bài tập thở Chandra Bhedana trong yoga. Nó rất hữu ích trong việc chống lại chứng mất ngủ vì có làm dịu hệ thần kinh. Giúp giảm căng thẳng và tĩnh tâm hơn.
3. Cách trị bệnh mất ngủ bằng tắm và ngâm chân bằng nước ấm
Cách dễ ngủ vào ban đêm đơn giản trong dân gian nhưng được khoa học kiểm chứng không phải ai cũng biết. Nước ấm có tác dụng xoa bóp cơ bắp, thúc đẩy lưu thông máu. Khi cơ thể được thư giãn và thư thái đầu óc, giấc ngủ sẽ được cải thiện đáng kể.
4. Điều trị mất ngủ bằng ăn uống
Khó ngủ, mất ngủ cũng là một trong những biểu hiện cơ thể bạn đang thiếu hụt magiê. Magiê có tác dụng làm dịu hệ thần kinh và có thể làm giảm sự căng thẳng của cơ bắp. Nó cũng giúp duy trì trạng thái khỏe mạnh của chất dẫn truyền thần kinh và làm tăng hormone melatonin. Giúp bạn ngủ ngon. Ngoài ra, magiê giúp ngăn ngừa chuột rút ở chân – nguyên nhân gây tỉnh giấc vào ban đêm.
Theo đó, magiê có nhiều trong rau chân vịt, các loại hạt, bơ, chocolate đen, chuối, đậu nành,… Ngoài ra, bạn cũng nên tránh uống cà phê và rượu ít nhất 8 tiếng trước khi ngủ.
>>> Xem thêm: Đồ uống có cồn ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn như thế nào?
5. Cách chữa mất ngủ bằng thay đổi lối sống
- Hạn chế ăn khuya: Ăn nhiều vào ban đêm có thể gây ra chững khó tiêu. Khiến bạn cảm thấy khó ngủ hơn.
- Các hoạt động căng thẳng: Tránh hoạt động đầu óc và tập thể dục trước khi đi ngủ.
- Ngủ ngày: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người ngủ trưa hơn hai tiếng. Hoặc ngủ ngắn từ 18 – 21 giờ tối sẽ dễ bị mất ngủ, khó ngủ vào ban đêm. Nếu bạn muốn ngủ đêm ngon giấc thì hãy cố gắng hạn chế những giấc ngủ ngắn trong ngày.
6. Chữa bệnh mất ngủ bằng thay đổi không gian ngủ
Bạn hay thử điều chỉnh nhiệt độ phòng thích hợp và không nên để đèn ngủ quá sáng. Thêm nữa, bạn cũng nên nghe những bài nhạc có giai điệu nhẹ nhàng giúp giải tỏa tâm trạng. Ngoài ra, nếu bạn khó ngủ do ảnh hưởng của bệnh trầm cảm, bác sĩ có thể kê toa thuốc chống lo âu hoặc chống trầm cảm để giúp bạn đỡ lo âu, giảm căng thẳng và cảm thấy khá hơn.
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng giúp phục hồi năng lượng sau mỗi ngày hoạt động và làm việc mệt mỏi. Do đó, khi rơi vào tình trạng bị mất ngủ ban đêm, cơ thể sẽ trở nên mệt mỏi, suy kiệt. Thậm chứ gây ảnh hưởng nguy hại tới sức khỏe. Trên đây là những biện pháp giúp bạn dễ ngủ. Và có một giấc ngủ sâu hơn vào ban đêm. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có một giấc ngủ ngon.
>>> Tham khảo thêm: [Hỏi đáp] Nên ngủ trưa bao lâu thì tốt?