Trước tình hình dịch bệnh, điều quan trọng người dân cần hết sức bình tĩnh và lắng nghe tin tức chính thức. Ngoài ra thì cũng cần nâng cao sức đề kháng cho bản thân thông qua nhóm các thực phẩm thiết yếu.
Nội dung tóm tắt
Nhóm tăng cường các dưỡng chất cho cơ thể
Sức đề kháng của cơ thể ở trạng thái tốt nhất khi được cung cấp đầy đủ các nhóm chất thiết yếu cho cơ thể. Và đây là một số nhóm ảnh hưởng chúng ta cần bổ sung. Nhất là trong thời điểm dịch bệnh Corona hoành hành.
Nhóm vitamin C
Vitamin C đóng vai trò như một chất phản ứng, có chức năng như một chất chống oxi hóa để bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây oxy hóa có hại. Có khả năng chống lại dị ứng, làm tăng chức năng miễn dịch. Kích thích tạo dịch mật và giải phóng các hormone steroid. Đây là loại hormone giúp kiểm soát sự trao đổi chất, viêm, chức năng miễn dịch, cân bằng muối và nước. Tăng khả năng chịu đựng bệnh tật và chấn thương.
Cơ thể chúng ta không thể tự sản xuất hay tích trữ vitamin C, do đó cần được bổ sung mỗi ngày để bảo vệ, duy trì sức khỏe.
Nhóm rau củ quả giúp bạn bổ sung vitamin C:
- Trái cây có múi, họ nhà cam, chanh, quýt
- Đừng quên ổi, ớt chuông đỏ nha – chúng mới thực sự là loại giàu vitamin C bậc nhất.
- Súp lơ, dâu tây, bắp cải, dứa, trái kiwi đều là thực phẩm nên ăn thời điểm này.
Nhóm thực phẩm giàu kẽm
Kẽm có vai trò quan trọng với sức đề kháng, và tăng trưởng của cơ thể. Kẽm giúp phát triển và duy trì hoạt động hiệu quả của hệ thống miễn dịch. Bảo vệ cơ thể trước bệnh tật, làm vết thương mau lành. Thiếu kẽm ảnh hưởng đến hầu hết các tế bào miễn dịch: tế bào T, tế bào B và đại thực bào.
Những thực phẩm giàu kẽm bao gồm: Ngũ cốc, rau mầm, bí ngô, hạt vừng, thịt, động vật có vỏ, các loại rau củ, socola đen, các loại hạt, trái cây, nấm.
Nhóm thực phẩm giàu vitamin A
Vitamin A có tác động chính đến chức năng thị giác, bảo vệ biểu mô. Bên cạnh đó vitamin A cũng có giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Thực phẩm giàu vitamin A: rau xanh, cà rốt, rau dền, xoài, dưa hấu, đu đủ chín, cà chua, gấc,.. và các loại quả chín có màu vàng, đỏ, da cam chứa hàm lượng Bêta-Caroten cao, Caroten khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành Vitamin A.
Nhóm giàu chất oxi hóa, vitamin E
Tác dụng nổi bật của vitamin E là khả năng làm đẹp. Vitamin E còn giúp ngăn cản tạo thành các sản phẩm oxy hóa độc hại. Giúp tăng hấp thu Vitamin A, bảo vệ Vitamin A khỏi bị thoái hóa. Và điều quan trọng là vitamin E cũng giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Thực phẩm giàu vitamin E:
Dưới đây là một số lượng vitamin E có sẵn:
- Dầu mầm lúa mì
- Hạt hướng dương rang khô
- Hạnh nhân rang khô
- Dầu hướng dương
- Dầu rum
- Hạt phỉ rang khô
- Bơ đậu phộng
- Đậu phộng rang khô
- Dầu ngô
- Dầu đậu nành
- Những nguồn khác
Bạn cũng có thể tăng lượng vitamin E thu được bằng cách ăn các loại rau lá xanh và một số loại trái cây nhất định, bao gồm:
- Củ cải đường nấu chín
- Bí ngô đóng hộp
- Ớt đỏ sống
- Măng tây nấu chín
- Đậu xanh nấu chín
- Bơ florida nguyên chất
- Rau chân vịt
- Bông cải xanh luộc
- Kiwi
- Xoài
- Cà chua
Thực phẩm chứa magie
Magie tham gia vào hàng trăm phản ứng sinh học trong cơ thể, tăng cường các hoạt động thể chất, chống lại bệnh trầm cảm, hạ huyết áp chống viêm sưng, nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Thực phẩm giàu magie: rau chân vịt, các loại hạt, cá, đậu nành, quả bơ, chuối, socola đen, sữa – các sản phẩm từ sữa.
Nhóm trực tiếp tăng cường sức đề kháng
Bên cạnh những thực phẩm cung cấp đầy đủ vitamin dưỡng chất góp phần cải thiện, nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Chúng ta có thể chú ý đến một vài loại có thể trực tiếp nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Đầu tiên phải kể đến tỏi.
Tỏi được coi là thuốc kháng sinh tự nhiên tốt trên thế giới. Thành phần allicin trong tỏi có khả năng diệt khuẩn và virus tốt. Chúng ta có thể thêm tỏi vào trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày nâng cao sức đề kháng. Tuy nhiên không nên sử dụng quá 10 g tỏi trên ngày trên người. Và không phải ai cũng thích hợp để ăn tỏi.
Xem thêm: Tác dụng của tỏi và những điều cần biết.
Gừng
Theo đông y, bản thân gừng có vị cay, tính ấm, được xếp vào 3 kinh phế, tỳ, vị. Có tác dụng phát biểu, tán hàn, ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc. Là một loại gia vị nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Gừng giúp cơ thể chống lại cảm lạnh và cúm trong mùa đông. Loài cây này rất giàu kẽm, crom, magie, kích thích lưu thông máu, giúp cơ thể ấp áp hơn, giảm bớt sự ra mồ hôi quá nhiều và sốt. Kết hợp gừng chanh cũng là một cách tốt để bảo vệ cơ thể trong thời gian dịch Corona đang hoành hành.
Rau diếp cá
Theo Đông y, diếp cá có vị chua, cay tính mát, tác động vào 2 kinh can và phế. Tác dụng của rau diếp cá là thanh nhiệt, giải độc, thông tiểu tiện, giảm phù thũng, sát khuẩn, chống viêm. Chữa sốt nóng ở trẻ em, trị mụn nhọt sưng đỏ, vú sưng do tắc sữa, chữa táo bón,…
Theo y học hiện đại, tác dụng của rau diếp cá có được là nhờ diếp cá có các chất như decanoyl-acetaldehyd mang tính kháng sinh. Nhờ đó có tác dụng kháng khuẩn như ức chế tụ cầu vàng, liên cầu, phế cầu, trực khuẩn bạch hầu, e.coli… Diếp cá có tác dụng diệt ký sinh trùng và nấm. Nhờ đó sức đề kháng của chúng ta cũng được nâng lên khi ăn diếp cá.
Nghệ
Không những giàu vitamin E, chất chống oxi hóa, nghệ còn có khả năng sát khuẩn, diệt nấm, Staphylcoc và các vi trùng khác. Năm 1977, phòng vi trùng Viện chống lao và Viện đông y Hà Nội đã tiến hành thí nghiệm khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis H37RV của tinh dầu nghệ với nồng độ 1 γ/ml.
Có thể nói nghệ cũng là thực phẩm giúp nâng cao sức đề kháng.
Trong thời điểm dịch bệnh, ngoài việc phòng tránh lây nhiễm chéo, chúng ta cần tự nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Trong số thực phẩm tại nước ta có vô số loại tốt cho hệ miễn dịch. Ngoài ra, các gia vị mà ông cha ta đã mất hàng ngàn đời để tìm tòi, chắc chắn sẽ có ích cho sức khỏe, chúng ta không nên bỏ qua bất kỳ loại nào. Suckhoedothi hi vọng bạn đọc có thể nâng cao kiến thức bảo vệ sức khỏe bản thân thông qua bài viết.
Đọc thêm thông tin về dịch do virus Corona.