Khoai lang là thực phẩm phổ biến, hữu ích cho sức khỏe con người. Khoai lang có nguồn dinh dưỡng vô cùng đa dạng và đây cũng chính là loại thực phẩm rất được ưa chuộng trong đời sống hàng ngày. Vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, chúng ta đều cũng có thể sử dụng loại thực phẩm này vì hàng loạt các lợi ích thiết thực mà nó mang lại. Vậy, tác dụng của khoai lang là gì? Có những lưu ý gì khi ăn khoai lang hay không? Hãy tham khảo ngay những thông tin hữu ích dưới đây.
Nội dung tóm tắt
Giá trị dinh dưỡng
Khoai lang giàu tinh bột, đường, chất xơ, Vitamin A dưới dạng beta-caroten và vitamin C, protein độc đáo có khả năng chống oxy hóa (antioxidant), vitamin B6, kali, sắt,…
Chính vì thành phần dinh dưỡng vô cùng phong phú mà khoai lang có tác dụng rất tốt. Đặc biệt là trong việc chống oxy hóa, kháng viêm. Nó có tác dụng tốt cho hệ tim mạch, ngăn chặn sự phát triển và hình thành các tế bào ung thư từ các gốc tự do.
Bên cạnh đó khoai lang còn có tác dụng giải nhiệt, trị táo bón, điều chỉnh tiêu hóa, giảm cân, làm đẹp da vô cùng hiệu quả.
Những lợi ích từ khoai lang
1. Cải thiện bệnh tiểu đường
Tác dụng của khoai lang phải kể đến đầu tiên chính là cải thiện bệnh tiểu đường. Khoai lang có vị ngọt nhưng không làm tăng lượng đường huyết, mệt mỏi hay tăng cân. Đường tự nhiên trong khoai lang sẽ từ từ thẩm thấu vào máu, giúp cân bằng nguồn năng lượng cho cơ thể.
Ngoài ra, khoai lang là nguồn cung cấp chất xơ rất tốt, giúp duy trì đường huyết ở mức cân bằng. Do vậy, bạn có thể kết hợp vào chế độ ăn uống trong điều trị bệnh tiểu đường và giảm cân.
2. Tốt cho người mắc bệnh tăng huyết áp
Tác dụng của khoai lang đối với những người bị cao huyết áp vô cùng tốt. Bởi, để hạ huyết áp, việc duy trì lượng natri thấp trong cơ thể là rất cần thiết. Tuy nhiên, bạn đừng quên hấp thụ nhiều kali cho cơ thể cũng rất quan trọng. Nếu cung cấp đủ lượng kali thiết yếu cho cơ thể, bạn sẽ giảm được nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp.
Kali là chất điện ly quan trọng giúp kiểm soát nhịp tim và các tín hiệu thần kinh. Khoai lang chính là nguồn cung cấp kali tuyệt vời mà bạn không thể bỏ qua. Trung bình một củ khoai chứa 542 mg kali cho cơ thể, do đó khoai lang rất tốt cho người mắc bệnh tăng huyết áp.
3. Tác dụng của khoai lang đối với tim mạch
Hàm lượng vitamin B6 cao chứa trong khoai lang làm giảm homocysteine trong cơ thể. Mà homocysteine có liên quan đến các bệnh lý thoái hóa và tim mạch. Nồng độ homocysteine trong máu cao làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não. Chính vì thế tác dụng của khoai lang có thể cải thiện những căn bệnh về tim mạch.
4. Tác dụng của khoai lang trong việc chống ung thư
Khoa học đã chứng minh trong những củ khoai nhiều màu sắc (vàng, tím) chứa một loại protein giúp ức chế protease. Mà protease là một chất ức chế. Khi nó gặp tế bào ung thư sẽ làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư. Hơn thế, món ăn thần kỳ này cũng giúp giảm một lượng protein gọi là IL-6 gây tổn hại cho khối u tới sáu lần. Bên cạnh đó, việc ăn khoai tím có thể làm giảm nguy cơ phát triển ung thư đại tràng.
5. Tác dụng của khoai lang đối với hệ tiêu hóa
Một trong những tác dụng của khoai lang đối với sức khỏe là chức năng cải thiện hệ tiêu hóa. Với lượng lớn chất xơ có tác dụng ngăn ngừa chứng táo bón, đồng thời thúc đẩy đường tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Đồng thời, các Vitamin C và axit amin có trong khoai lang sẽ giúp kích thích nhu động ruột. Làm quá trình tiêu hóa thức ăn trở nên nhanh hơn, chống tình trạng đầy bụng, khó tiêu và ngăn ngừa táo bón.
Ngoài ra. một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, chất cyanidins và peonidins trong khoai lang có khả năng giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của kim loại nặng tới sức khỏe con người. Đặc biệt là các loại kim loại nặng có hại trong nước uống và thực phẩm.
6. Khoai lang có tác dụng giảm viêm
Tác dụng của khoai lang phải kể đến tiếp theo là giảm viêm. Trong khoai lang chứa choline – chất dinh dưỡng quan trọng đem lại nhiều công dụng như giúp ngủ ngon giấc, giảm đau cơ và tăng cường trí nhớ. Theo đó, Choline cũng góp phần duy trì cấu trúc màng tế bào, hỗ trợ dẫn truyền xung thần kinh. Đặc biệt, nó còn giúp cơ thể hấp thụ chất béo và làm dịu các chứng viêm kinh niên.
Những lưu ý khi ăn khoai lang
- Ăn quá nhiều: Lạm dụng khoai để giảm cân sẽ khiến cơ thể thiếu hụt protein, đồng thời lượng chất xơ trong khoai khi được tiêu thụ quá lớn sẽ làm tăng sự hấp thụ vi khoáng làm cho cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng có thể gây suy nhược cơ thể.
- Ăn cả vỏ: Trong vỏ khoai lang chứ nhiều kiềm, tốt cho những người bị táo bón. Tuy nhiên, nếu ăn hết cả vỏ khoai lang thì lại không hề tốt. Vì trong vỏ khoai lang cũng chứa tạp chất có hại. Nó tồn lại trong các đốm đen, vết nâu trên bề mặt vỏ, nếu không cẩn thận. Không biết thanh lọc những củ khoai lang mà vỏ có đốm đen, vết nâu thì sẽ rất dễ bị ngộ độc.
- Ăn vào buổi tối: Ăn khoai lang vào buổi tối sẽ khiến lượng axit trong dạ dày bị trào ngược gây đầy bụng, đặc biệt có hại với những người có hệ tiêu hóa yếu, mắc các bệnh về dạ dày.
- Ăn khi quá đói: Chất bột đường có trong khoai sẽ gây ra hiện tượng tăng tiết dịch vị trong hệ thống tiêu hóa khiến bạn bị nóng ruột, cảm giác bồn chồn, ợ chua, thậm chí là trướng bụng khi ăn quá nhiều khoai khi đói.
Duy trì các món ăn từ khoai lang thường xuyên trong thực đơn của bạn sẽ giúp cơ thể đẩy lùi bệnh tật mà còn mang đến cho bạn làn da tươi trẻ và giảm cân hiệu quả. Tuy nhiên, nếu không biết cách ăn đúng. Bạn rất có thể bị ngộ độc hoặc đau bụng bởi loại thực phẩm này đấy.
>> Đọc thêm: