Không sai khi khẳng định bàn tay chính là nguyên nhân của mọi bệnh tật liên quan đến hệ tiêu hóa. Tay giúp chúng ta làm những hoạt động cần làm, tuy nhiên tay lại là mầm mống gây ra nhiều dịch bệnh. Nếu không muốn điều này xảy ra, bạn cần biết cách rửa tay đúng cách.
Nội dung tóm tắt
Tại sao cần rửa tay?
Trước khi đi vào nội dung rửa tay đúng cách, Sức khỏe đô thị muốn bạn biết lý do tại sao bạn cần làm điều này.
Giữ tay sạch sẽ là một trong những bước quan trọng nhất chúng ta có thể thực hiện để tránh bị bệnh và lây truyền vi trùng cho người khác. Nhiều bệnh đã lây lan nhanh chóng do không rửa tay bằng xà phòng và nước sạch.
Vi trùng có ở khắp nơi trong không gian: không khí, đồ dùng, thực phẩm, chúng xuất hiện ở ngay cả nơi trong có vẻ như sạch sẽ nhất. Có vô số lý do khiến tay bạn dính vi trùng.
Có thể là sau chế biến thực phẩm đồ sống và cả khi đi vào nhà vệ sinh. Tất cả các hành động đều có thể khiến tay bạn bị bẩn. Chúng có thể được đưa vào thông qua cái chạm vào mắt, mũi và miệng.
Tất nhiên không phải lúc nào vi trùng, vi khuẩn cũng khiến bạn bị bệnh. Nhưng bạn không được chủ quan, nhất là trong khi thế giới đang diễn ra đại dịc Covid – 2019. Vi trùng có thể truyền từ người này sang người khác và khiến người ta bị bệnh. Không những phải rửa tay bạn còn cần phải rửa tay đúng cách nữa.
Khi nào bạn cần rửa tay?
Rửa tay đúng cách không phải là 10 phút bạn rửa tay một lần. Việc rửa tay quá nhiều lần trong ngày sẽ không giúp cho tay bạn sạch hơn. Thậm chí có thể gây ra một số phiền toái khác.
Rửa tay đúng cách bạn cần rửa đúng thời điểm. Đó là những thời điểm bạn có khả năng nhiễm và lây truyền vi khuẩn:
- Trước và trong và sau khi chuẩn bị thức ăn
- Trước khi ăn
- Trước và sau khi chăm sóc một người bị bệnh nôn mửa hoặc tiêu chảy.
- Trước và sau khi điều trị vết thương.
- Sau khi đi vệ sinh
- Sau khi thay tã cho trẻ
- Sau khi xi hơi, ho, hắt hơi.
- Sau khi chạm vào động vật, thức ăn gia súc hoặc chất thải động vật
- Sau khi chạm vào rác.
5 bước rửa tay đúng cách
Thực hiện theo năm bước này mỗi lần.
- Làm ướt tay bằng nước sạch, ấm (ấm hoặc lạnh), tắt vòi và thoa xà phòng.
- Loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn trên tay bằng cách chà xát chúng cùng với xà phòng. Đặt mu bàn tay, giữa các ngón tay và dưới móng tay của bạn.
- Chà tay trong ít nhất 20 giây. Bạn khó có thể ước lượng thời gian? Hãy hát bài “Chúc mừng sinh nhật” 2 lần
- Rửa sạch tay dưới vòi nước sạch.
- Lau khô tay bằng khăn sạch hoặc giấy hoặc để khô.
Cách sử dụng nước rửa tay
Rửa tay đúng cách không phải là rửa càng nhiều gel rửa tay càng tốt. Ngược lại điều này còn có hại cho da tay của bạn.
- Đọc kỹ số lượng gel nước rửa tay cho một lần trên nhãn sản phảm
- Chà hai bàn tay vào nhau
- Chà xà phòng lên tất cả các bề mặt của bàn tay và ngón tay cho đến khi tay bạn sạch. Như đã nói ở trên bạn cần mất khoảng 20 giây để làm điều này.
Có thể dùng chất khử trùng để rửa tay hay không?
Rửa tay bằng xà phòng và nước là cách tốt nhất để loại bỏ vi khuẩn trong hầu hết các tình huống. Nếu xà phòng và nước không có sẵn, bạn có thể sử dụng nước rửa tay khô. Thực sự thì loại này cũng khá tiện vì không phải lúc nào bạn cũng có điều kiện rửa tay với nước.
Nước rửa tay khô cần có chứa ít nhất 60% cồn. Loại này có thể làm giảm tối đa lượng vi trùng trên tay trong nhiều tình huống. Tuy nhiên:
- Vệ sinh bằng nước rửa tay khô không loại bỏ tất cả các loại vi trùng.
- Thuốc khử trùng tay có thể không hiệu quả khi tay bị bẩn hoặc dính dầu mớ
- Chất khử trùng tay có thể không loại bỏ các hóa chất độc hại khỏi tay như thuốc trừ sâu và kim loại nặng.
Để tăng hiệu bạn cần thoa sản phẩm vào lòng bàn tay. Tùy vào dòng sản phẩm, bạn hãy chú ý đọc nhãn để tìm hiểu số lượng chính xác. Nhớ rằng chà lên khắp bề mặt của bàn tay cho đến khi tay bạn khô.
Giữa diễn biến dịch đang nguy hiểm, trong tương lai có lẽ những dịch bệnh như Covid 2019 sẽ có nhiều khả năng xảy ra. Trước khi sức đề kháng của chúng ta tốt hơn, chúng ta cần phải giảm thiểu mọi khả năng lây nhiễm vi trùng vi khuẩn, virus từ bên ngoài. Nhớ quy tắc rửa tay đúng cách là điều bắt buộc chúng ta phải thực hiện.
Theo CDC
⇒ Đọc thêm:
10 lỗi gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm
Ngộ độc rượu: Hậu quả, triệu chứng, chúng ta cần làm gì?
6 nhóm thực phẩm tăng cường sức đề kháng