Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý xảy ra phổ biến. Bệnh có thể để lại nhiều hậu quả và gây biến chứng nguy hiểm, làm ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt và đời sống của bệnh nhân. Đặc biệt là khi không sớm phát hiện, chẩn đoán và áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp.
> Xem thêm:
- Tác hại nguy hiểm của bệnh nóng trong người và cách chữa trị
- Ngộ độc thực phẩm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- Gạo lứt là gì? 7 tác dụng tuyệt vời của gạo lứt
Nội dung tóm tắt
Tầm quan trọng của đĩa đệm
Cột sống của con người đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng đỡ cơ thể. Phần giữa của đốt sống là các đĩa đệm mang đặc tính đàn hồi cao. Cột sống có hình dạng tương tự như chữ S. Chính vì thế bộ phận này có khả năng phân tán những lực đẩy hoặc tác động lên thân mình. Đồng thời làm giảm chấn động lên hai chân duy trì tư thế đứng thẳng.
Đĩa đệm chính là phần nằm giữa những đốt sống, ở giữa là nhân nhầy, xung quanh là lớp vỏ. Tác dụng chính của đĩa đệm là chịu áp lực cho cột sống đè lên, đồng thời giúp tạo nên sự mềm dẻo cho cột sống.
Ngoài ra do cấu trúc nằm giữa hai cột sống cận kề, đĩa đệm hoạt động tương tự như một tấm đệm mang tác dụng hấp thu xung động (lực ma sát giữa các khớp xương khi di chuyển). Từ đó bảo vệ và giúp cột sống tránh khỏi những vấn đề không mong muốn.
Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng lượng nhây nhầy tồn tại trong đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường của nó trong vòng sợi. Đồng thời chúng xuyên qua dây chằng chèn ép vào các rễ dây thần kinh sống hoặc chèn vào ống sống và có sự đứt rách vòng sợi dẫn đến hội chứng thắt lưng hông điển hình. Ngoài ra tình trạng này còn khiến bệnh nhân thường xuyên có cảm giác tê bì và đau nhức.
Bệnh thoát vị đĩa đệm thường là kết quả của sang chấn hoặc bệnh nhân có đĩa đệm bị thoái hóa, rách hoặc nứt. Đây là bệnh có thể hình thành và nhanh chóng tiến triển ở bất kỳ đoạn cột sống nào. Tuy nhiên vùng cổ và thắt lưng là những vị trí phổ biến nhất. Bởi đây đều là những vị trí chịu nhiều ảnh hưởng nhất từ các hoạt động, thói quen sinh hoạt thường ngày.
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là bệnh có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, có một số nguyên nhân chủ yếu như:
- Thoát vị đĩa đệm do lão hóa: Tuổi càng cao thì đĩa đệm càng bị bào mòn mạnh khiến nhân nhầy thoát ra khỏi vị trí ban đầu gây thoát vị. Thông thường quá trình lão hóa này sẽ diễn ra ở độ tuổi 40 trở đi.
- Sinh hoạt không khoa học: Ngồi, đứng quá lâu 1 chỗ, ngủ không đúng tư thế,… Những hoạt động này sẽ khiến cột sống tổn thương. Thậm chí, chế độ dinh dưỡng thiếu canxi, béo phì, lười vận động… Cũng là một trong những nguyên nhân có thể gây thoát vị đĩa đệm.
- Do mang thai: Quá trình mang thai sẽ làm tăng áp lực đến cột sống, gây tổn thương sụn khớp và tạo điều kiện để bệnh xuất hiện.
- Do nghề nghiệp: Một số nghề nghiệp đòi hỏi cột sống phải vận động quá mức sẽ làm tăng nguy cơ mắc thoát vị như lái xe, giáo viên, vận động viên, công nhân,…
- Chấn thương: Tai nạn giao thông, ngã cầu thang… khiến vùng cột sống bị tổn thương, thoái hóa.
- Cân nặng: trọng lượng cơ thể nếu ở mức dư thừa cũng có thể làm gia tăng áp lực cho các đĩa đệm ở lưng dưới của bạn. Gây thoát vị đĩa đệm.
- Di truyền: Nếu gia đình có người mắc bệnh thì khả năng mắc bệnh sẽ cao hơn những người khác.
- Sử dụng chất kích thích: Rượu bia, thuốc lá… Đây là những thói quen ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ. Theo đó, cũng mang một số nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến thoát vị đĩa điệm.
Ngoài các nguyên nhân được nêu ra như trên. Mang vác vật nặng, chấn thương, té ngã hoặc một cú đánh vào lưng,… Cũng có thể là những nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm
Các dấu hiệu bệnh thoát vị đĩa đệm
Thông thường, người bệnh thoát vị sẽ dựa trên biểu hiện đau lưng âm ỉ hoặc đau ở cổ để xác định tình trạng bệnh lý. Tuy nhiên, đau nhức chỉ là 1 yếu tố nhỏ nằm trong các nhóm triệu chứng của thoát vị đĩa đệm lâm sàng. Các nhóm triệu chứng thường xuất hiện như:
Đau cột sống cấp, mãn tính
Cơn đau vùng cổ, lưng khởi phát đột ngột, âm ỉ rồi dữ dội. Đau nhức do thoát vị thường xuất hiện khi vận động mạnh và giảm ngay khi nghỉ ngơi.
Ngoài ra, nếu đĩa đệm bị thoát vị nằm ở lưng dưới thì người bệnh sẽ cảm thấy đau dữ dội ở mông, đùi và bắp chân. Những biểu hiện có thể tác động lên một phần của bàn chân. Còn các trường hợp bị thoát vị địa đệm ở cổ thì cơn đau sẽ lan xuống vai và cánh tay…
Hạn chế vận động
Thoát vị đĩa đệm khiến cho các hệ thần kinh bị ảnh hưởng làm cho hoạt động của các cơ quan trong cơ thể trở nên suy yếu. Người bệnh thường bị mất cân bằng, giảm khả năng nâng hoặc giữ đồ vật. Theo đó, người bệnh thoát vị thường bị hạn chế các cử động như cúi, xoay, gập cổ hoặc cúi, nghiêng người bị hạn chế. Bệnh nhân cũng bị cơ cứng vùng cổ, thắt lưng sau khi thức dậy vào buổi sáng.
Tê bì
Khi bị bệnh thoát vị đĩa đệm dây thần kinh sẽ bị khối thoát vị chèn ép sẽ gây tê cứng vùng cổ xuống cánh tay, thắt lưng xuống mông đùi và 2 chân.
Mất kiểm soát đại tiểu tiện
Đặc biệt, khi bị thoát vị, dây thần kinh chỉ huy truyền từ não đến ruột, bàng quang bị chèn ép và khiến người bệnh tiểu bí, tiểu són, đại tiện không tự chủ.
Tổn thương rễ thần kinh
Cơ thể không phân biệt được nóng/lạnh, người bệnh thoát vị gặp vấn đề về phản xạ cánh tay, bàn chân chậm dần, nhiệt độ da giảm…
Ngoài ra, khi đĩa đệm bị thoát vị cơ thể người bệnh sẽ mệt mỏi, sốt, ăn không ngon, mất ngủ, sụt cân…
Ảnh hưởng của thoát vị đĩa đệm đến sức khoẻ
Thoát vị đĩa đệm là bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của người bệnh. Làm ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt và đời sống của bệnh nhân. Đặc biệt là khi không sớm phát hiện, chẩn đoán và áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp.
Bên cạnh đó khả năng vận động và di chuyển của bệnh nhân giảm sút rõ rệt. Người bệnh gặp nhiều khó khăn khi thực hiện và duy trì các động tác như nghiêng xoay, cúi ngửa. Ngoài ra bệnh nhân khó vận động các chi khi rễ dây thần kinh bị tổn thương.
Trong trường hợp dây thần kinh cánh tay cũng bị tác động và bị tổn thương thì người bệnh không thể nhấc tay, khó duỗi cánh tay hoặc gấp lại, khả năng sinh hoạt và lao động bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Trong trường hợp dây thần kinh tọa bị chèn ép và bị tổn thương thì người bệnh có thể khó nhắc được mũi chân hoặc gót chân Tình trạng teo cơ bên chân bị tổn thương dần dần xuất hiện. Đối với những trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân sẽ cảm thấy chân tê bì, chân đau mất cảm giác, rối loạn vận động, đại tiện và tiểu tiện không kiểm soát, thậm chí bệnh nhân có thể liệt nửa người bên dưới.
Những biến chứng nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm
- Teo cơ: Khi đĩa đệm thoát vị, tình trạng teo cơ ở các chi diễn ra nhanh chóng, khiến các hoạt động sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ở trường hợp nặng, bệnh nhân có thể bị mất khả năng lao động.
- Tàn phế: Bệnh nhân có khả năng cao bị tàn phế suốt đời do bị liệt đối với trường hợp đĩa đệm thoát vị tác động và chèn ép vào tủy cổ. Khi các dây thần kinh vùng thắt lưng cùng bị chèn ép, bệnh nhân có khả năng cao mắc chứng đại tiểu tiện không tự chủ do tình trạng rối loạn cơ tròn.
Điều trị và chữa bệnh như thế nào?
Bệnh thoát vị đĩa đệm là căn bệnh cực kì nguy hiểm. Nó vừa gây những tác động tiêu cực đến hệ xương khớp. Lại vừa có khả năng gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe. Chính vì vậy cần phải áp dụng các biện pháp chữa trị càng sớm càng tốt.
Dùng thuốc
Bệnh nhân dùng thuốc theo đơn và hướng điều trị của bác sĩ. Tuy nhiên, việc dùng thuốc phải tuyệt đối tuân thủ theo những gì mà bác sĩ đã chỉ định. Về các loại thuốc cũng như liều lượng. Nếu bệnh càng nặng hoặc có triệu chứng bất thường khi dùng thuốc thì phải liên hệ ngay với bác sĩ.
Phẫu thuật
Nếu việc dùng thuốc không có hiệu quả, các triệu chứng ngày càng trầm trọng và làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để chữa thoát vị đĩa đệm. Có thể áp dụng một trong những biện pháp phẫu thuật sau:
- Phẫu thuật vi phẫu thắt lưng: thường dùng để điều trị thoát vị đĩa đệm thắt lưng. Biện pháp này sẽ giúp loại bỏ phần đĩa đệm đã bị thoát vị cũng như bất kì mảnh vỡ nào đang gây áp lực cho dây thần kinh cột sống.
- Mổ lấy đĩa đệm, ghép xương cột sống cổ lối trước: đây là một trong những phương pháp hay dùng khi bị thoát vị đĩa đệm ở cổ. Để giảm áp lực thì toàn bộ đĩa đệm thoát vị sẽ bị loại bỏ. Xương sẽ được đặt vào đúng vị trí của đĩa đệm và chèn thêm dụng cụ thể chống đỡ cột sống.
Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt
Hiện nay, tuy có nhiều các phương pháp điều trị theo sự phát triển của y học hiện đại. Thế nhưng thoát vị đĩa đệm không thể chữa khỏi 100%. Bởi một khi đĩa đệm đã bị thoát vị thì các lớp bao xơ bên ngoài sẽ không thể tự lành lại. Do đó, nhân nhầy cũng không thể thu lại. Và đĩa đệm cũng không thể trở lại trạng thái ban đầu được.
Thế nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không thể điều trị căn bệnh này được. Đặc biệt là việc can thiệp đúng cách sẽ giúp các tổn thương không trở nên nặng nề. Người bệnh có thể sinh hoạt bình thường, thậm chí hồi phục tới 85-90%.
Chế độ dinh dưỡng
Người bệnh nên ăn nhiều các loại thực phẩm giàu canxi (có nhiều trong đậu nành, tôm cua, hàu…), thực phẩm giàu Omega 3 (có nhiều trong thịt cá ngừ, cá mòi, cá hồi…) và các loại rau củ quả có nhiều vitamin.
Chế độ nghỉ ngơi
Ngoài việc bổ sung các chất dinh dưỡng, kết hợp với việc tập luyện hợp lý thì người thoát vị cũng cần chú ý đến chế độ nghỉ ngơi của mình. Theo đó, bệnh nhân không nên thức khuya, lo âu, hạn chế sử dụng rượu bia và các chất kích thích.
Việc nghỉ ngơi có thể duy trì trong một vài ngày để giảm sưng và tạo điều kiện cho những tổn thương có cơ hội lành lại. Chú ý trong quá trình lưng bị đau thì nên tránh tập thể dục cũng như thực hiện các hoạt động đòi hỏi phải sử dụng động tác uốn cong hoặc nâng người.
Phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm
Những triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm làm cho người bệnh vô cùng mệt mỏi và có thể gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác. Chính vì vậy cần phải áp dụng các biện pháp ngăn chặn bệnh. Bạn nên thường xuyên áp dụng các biện pháp sau:
- Tập thể dục để tăng cường hoạt động của cơ bắp và hỗ trợ hoạt động của cột sống.
- Chú ý tư thế đúng khi vận động cũng như nghỉ ngơi để giảm áp lực lên cột sống cũng như đĩa đệm. Cần giữ lưng thẳng, nhất là khi ngồi trong thời gian dài. Việc nâng vật nặng đúng cách làm cho lực phân tán lên toàn bộ cơ thể chứ không tập trung vào vùng lưng
- Duy trì cân nặng hợp lý để giảm sự dư thừa trong cân nặng. Nhờ đó mà tránh được áp lực cho cột sống và đĩa đệm.
Bệnh thoát vị đĩa đệm hiện nay xuất hiện rất phổ biến. Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp bạn hiểu và phòng ngừa loại bệnh này. Giúp bạn có một sức khoẻ tốt nhất.
> Có thể bạn chưa biết?
- 4 tác dụng tuyệt vời của chanh mật ong và thời điểm uống
- Mất ngủ là bệnh gì? Chứng mất ngủ ở người cao tuổi
- 6 cách trị mất ngủ dân gian đơn giản tại nhà