Đau thần kinh toạ là một trong những bệnh lý thường xuyên xuất hiện gần đây. Chúng gây ra những triệu chứng đau nhức, khó chịu. Ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ và đời sống sinh hoạt của con người. Chính vì thế, sớm nắm bắt được nguyên nhân, những triệu chứng của đau thần kinh toạ. Sẽ giúp quá trình điều trị đạt kết quả tốt hơn.
Nội dung tóm tắt
Đau thần kinh toạ
Dây thần kinh toạ là gì?
Dây thần kinh toạ còn được gọi là dây thân kinh hông to. Đây là dây thần kinh lớn nhất của cơ thể. Đảm nhận vai trò nuôi dưỡng, đồng thời cũng có thể chi phối vận động của các vùng mà nó đi qua. Nó được cấu tạo bởi sự hợp nhất của các rễ vận động. Cụ thể là dây thần kinh nối từ phần dưới thắt lưng đến chân (bắt đầu đi từ L3, L4, L5, S1).
Đau thần kinh toạ là gì?
Bệnh đau thần kinh toạ (Sciatica) hay còn có tên gọi khác là đau dây thần kinh toạ, toạ thống phong. Đây là căn bệnh được biểu hiện đặc thù bởi cảm giác đau dọc từ lưng xuống hai chi (chân). Cơn đau có thể đến từ từ hoặc cũng có thể đột ngột bị đau mạnh sau khi người bệnh mang vác vật nặng. Đặc biệt, triệu chứng đau thường chỉ xuất hiện ở một bên thân. Tuy nhiên cũng có thể bị đau ở cả hai bên tuỳ từng trường hợp của mỗi người.
Theo các thống kê gần đây, bệnh đau dây thần kinh toạ xảy ra phổ biến ở những độ tuổi từ 30 – 60. Trong đó, tỷ lệ nam giới mắc bệnh thường cao gấp 3 so với nữ giới.
Các biến chứng của đau thần kinh toạ nhẹ hay nặng sẽ tuỳ vào khoảng thời gian bị bệnh. Theo đó, nhẹ có thể chỉ đau dọc đường đi của dây thần kinh. Hoặc làm hạn chế các vận động hay gây rối loạn cảm giác ở người bệnh. Tuy nhiên, nếu đã phát triển ở mức nặng hơn, người bệnh có thể bị cong vẹo, biến dạng cột sống. Ngoài ra còn có các biếng chứng khác như teo cơ, thậm chí là bại liệt vĩnh viễn.
Các mức đọ khi đau thần kinh toạ
- Đau dây thần kinh tọa cấp tính: Thường xảy ra do chấn thương, va chạm, vận động sai tư thế,.. .gây ra những cơn đau thần kinh tọa rất nhanh, chỉ trong thời gian ngắn. Sau đó có thể tự khỏi hoặc tiến triển thành mãn tính hay gây ra những biến chứng nguy hiểm.
- Đau dây thần kinh tọa mãn tính: Cơn đau kéo dài theo từng cơn, đau tăng lên khi vận động và giảm đi khi nghỉ ngơi. Một số tổn thương thực thể gây đau dây thần kinh tọa mãn tính như thoát vị đĩa đệm thắt lưng, phồng phình đĩa đệm, hẹp cột sống,…
Những nguyên nhân bị đau thần kinh toạ
Nguyên nhân gây đau thần kinh toạ chủ yếu xuất phát từ những tổn thương ở đĩa đệm. Hoặc các trường hợp như gãy xương, nhiễm trùng xương, viêm khớp hoặc thoái hoá do tuổi già,… Các tác động này ảnh hưởng trực tiếp tới dây thần kinh. Làm cho dây thần kinh bị chèn ép, dẫn đến các cơn đau từ lưng xuống hông. Sau đó lan ra hai chi dưới, gây đau đớn khi người bệnh di chuyển hay vận động. Theo đó, đau thần kinh toạ có nguồn ngốc chủ yếu từ những căn bệnh như:
Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các cơn đau thần kinh tọa. Theo thời gian, các đĩa đệm nằm giữa các đốt sống sẽ bị lão hóa, yếu dần và dễ bị tổn thương hơn. Khi bao xơ bên ngoài đĩa đệm bị rách, sẽ khiến khối nhân nhầy bị thoát ra khỏi vị trí bình thường, chèn ép vào ống sống và rễ thần kinh gây đau thần kinh tọa kéo dài âm ỉ hoặc dữ dội từng cơn.
>>> Xem thêm: Cách phòng ngừa và điều trị thoát vị đĩa đệm
Cột sống bị tổn thưởng
- Hẹp ống sống: Thường gặp ở người trên 60 tuổi. Đây là hội chứng sinh ra bởi sự mài mòn tự nhiên của các đốt sống theo thời gian, gây áp lực lên rễ thần kinh tọa.
- Thoái hóa cột sống: Thoái hóa cột sống có thể xảy ra ở vùng cổ, ngực và lưng. Tuy nhiên, chỉ có thoái hóa cột sống thắt lưng mới có thể gây ra đau thần kinh tọa.
- Trượt đốt sống: Khi đốt sống bị trượt ra khỏi vị trí sẽ gây hàng loạt các tổn thương ở rễ thần kinh, gây hẹp ống sống, thậm chí có thể biến chứng thành hội chứng chùm đuôi ngựa.
- Cột sống bị dính khớp: Thông thường, đốt sống được phân tách với nhau bởi đĩa đệm. Tuy nhiên, khi lớp đĩa đệm này bị xẹp xuống hoặc biến dạng, các đốt sống sẽ bị dính nối liền lại với nhau, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới dây chằng, trong đó có dây thần kinh tọa.
- Viêm cột sống: Sự tổn thương tại cột sống có thể gây ra gai cột sống trong, thoái hóa, thoát vị,… đó có viêm cột sống có thể gây ảnh hưởng đến rễ thần kinh, từ đó bệnh đau dây thần kinh tọa có cơ hội vùng phát.
- Các khối u trong cột sống: Đau thần kinh tọa có thể là hậu quả của một khối u phát triển bên trong hoặc phát triển dọc theo cột sống hoặc thần kinh tọa. Khi khối u phát triển sẽ gây chèn ép và gia tăng áp lực lên các dây thần kinh có nhánh chạy ra từ cột sống.
Nguyên nhân do hội chứng cơ hình lê (cơ tháp)
Hội chứng cơ hình lê là một rối loạn thần kinh cơ do cơ hình lê chèn ép dây thần kinh tọa. Gây ra đau nhức, ngứa ran và tê liệt hông, mông. Và dọc theo đường dây thần kinh xuống dưới đùi và vào chân.
Viêm khớp vùng chậu
Đặc trưng bởi tình trạng viêm của một hoặc cả hai bên khớp vùng chậu gây ra các cơn đau thần kinh tọa chạy dọc ở mông, lưng dưới và có thể lan xuống một hoặc cả hai bên chân. Nguyên nhân gây viêm khớp vùng chậu có thể do chấn thương, mang thai, nhiễm trùng…
Một số nguyên nhân đau thần kinh tọa khác
Những chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp, ngã,… Hay một số trường hợp nhiễm trùng, viêm cơ, gãy xương, béo phì, bệnh tiểu đường, dị tật bẩm sinh; Thói quen ngồi lâu hoặc ít vận động trong thời gian dài, tai nạn lao động… gây chèn ép thần kinh. Gây đau dây thần kinh toạ.
Dấu hiệu nhận biết của bệnh đau thần kinh toạ
Tuỳ vào từng nguyên nhân cũng như vị trí dây thần kinh bị tổn thương mà bệnh nhân sẽ có những triệu chứng đau thần kinh toạ khác nhau. Thế nhưng, vì sự chèn ép của dây thần kinh toạ thường lớn. Nên hầu hết bệnh nhân sẽ có những dấu hiệu như sau:
1. Đau
Thông thường, cơ đau thần kinh toạ chỉ xuất hiện ở một bên. Xuất phát từ thắt lưng xuống mông, đùi và lan xuống hai chi dưới gây đau ở cẳng chân, gót và lòng bàn chân. Triệu chứng đau có thể không được dự báo trước, khi thì âm ỉ, khi thì dữ dội. Tần suất và mức độ đau tăng dần từ nhẹ đến không chịu được.
2. Triệu chứng cận lâm sàng
Cơn đau có thể xuất hiện khi người bệnh nâng chân lúc nằm ngửa, dạng chân,…
3. Vận động bị hạn chế
Khi bị đau thần kinh tọa, các cử động như gập, cúi người đều trở lên vùng cùng khó khăn. Thông thường người bệnh phải gắng sức mới làm việc, đi lại được. Trường hợp bị tổn thương ở vị trí L5, S1 thì có thể người bệnh sẽ không chạm gót được khi đi.
4. Cứng lưng
Dấu hiệu cứng lưng thường xuất hiện sau mỗi buổi sáng thức dậy. Bệnh nhân bị đau thần kinh tọa sẽ có cảm giác cơ cứng phía vùng lưng dưới, phải mất vài phút thì mới có thể ổn định được. Đặc biệt khi thời tiết chuyển mùa, hiện tượng này càng dễ xuất hiện hơn.
5. Tê bì
Tê bì chân là triệu chứng điển hình của bệnh đau dây thần kinh tọa. Đi kèm với dấu hiệu này là cảm giác đau buốt dọc theo dây thần kinh hông. Đôi lúc người bệnh sẽ có cảm giác như bị kiến cắn, kim châm ở vùng mông.
6. Đau khi đại tiện
Trường hợp rễ thần kinh đuôi ngựa bị chèn ép sẽ gây đau hạ bộ, khiến người bệnh đau thần kinh tọa cảm thấy đau buốt, khó chịu khi đại tiện.
7. Cột sống biến dạng
Đây là tình trạng đường cong sinh lý bị biến dạng, cột sống vẹo về bên chân đau, phần mông cũng bị xệ xuống một bên.
8. Rối loạn thần kinh thực vật
Người bệnh khi mắc đau thần kinh tọa, ở bên phần chân đau thường bị mất các loại phản xạ như dựng lông, vận mạch, bài tiết mồ hôi,…
9. Teo cơ
Tùy thuộc vào vị trí tổn thương của rễ thần kinh mà biến chứng của các cơn đau có thể gây teo cơ bắp chân hoặc teo cơ mác. Ở mức nguy hiểm này, nếu bệnh nhân không kịp thời can thiệp thì nguy cơ bại liệt là không thể tránh khỏi.
Điều trị đau dây thần kinh toạ như thế nào?
Tuy đau thần kinh toạ là một trọng những căn bệnh diễn biến khó lường. Thế nhưng nếu người bệnh kiên trì điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ thì vẫn có thể khỏi được.
Các chuyên gia cũng cho biết rằng, việc phát hiện bệnh và điều trị sớm nắm một phần cực kì quan trọng. Bởi nếu bệnh phát triển càng ở mức độ cao sẽ gây ra những khó khăn trong việc lực chọn các biện pháp điều trị đúng. Thường thì các cơn đau do bệnh lý thần kinh toạ hình thành có thể giảm dần và biến mất. Khi được điều trị tốt, trong khoảng thời gian từ 4- 6 tuần. Tuy nhiên, nếu không kịp thời chữa trị, đau thần kinh toạ có thể kéo dài và gây ra những biến chứng nặng nề khác.
Điều trị đau dây thần kinh tọa bằng Tây Y
- Sử dụng thuốc giảm đau: Một số loại thuốc giảm các cơn đau cấp tính hoặc tình trạng co cơ như: Paracetamol, Diclofenac, nhóm Corticoid,… cũng được áp dụng khá nhiều trong các trường hợp tình trạng bệnh còn nhẹ hoặc mới phát sinh.
- Phẫu thuật đau thần kinh tọa: Thông thường rất ít trường hợp bệnh nhân phải điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Tuy nhiên, với những trường hợp nghiêm trọng sau khi chẩn đoán vẫn có thể được tiến hành phẫu thuật với các giải pháp nội soi hoặc vi phẫu.
- Tia laser hoặc sóng cao tần: Đây là các phương pháp hiện đại được áp dụng điều trị nhiều với các căn bệnh xương khớp, trong đó có đau thần kinh tọa. Theo các bác sĩ, đây là các phương pháp chi phí lớn, có thể tiềm ẩn rủi ro nên chỉ với những trường hợp thực sự cần thiết thì mới cân nhắc để áp dụng.
Chữa đau thần kinh tọa bằng thuốc Nam
- Sử dụng các cây thuốc Nam: Trong nền y học cổ truyền nước ta có nhều cây thuốc, vị thuốc có tác dụng chữa bệnh cột sống rất tốt, có thể kể đến như xương rồng, lá lốt, cây định hương,…
- Vật lý trị liệu: Thực hiện các biện pháp điều trị bằng vật lý trị liệu như châm cứu, bấm huyệt, giác hơi,… cũng là lựa chọn rất tốt để đẩy lùi những cơn đau do bệnh gây ra. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể kết hợp với massage hoặc chườm nóng, lạnh để hiệu quả được nâng cao.
Thần kinh toạ là một trong những nhóm thần kinh quan trọng của cơ thể. Khi bị tổn thương có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người bệnh. Chính vì thể, ngoài những phương pháp điều trị như trên. Chúng ta cần phải đề phòng từ các nguyên nhân gốc rễ gây ra tình trạng này. Bằng cách điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, tập luyện và chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý.
>> Có thể bạn chưa biết?
- Đau đầu mất ngủ: Nguyên nhân và các biện pháp khắc phục
- Cách trị khó ngủ: 7 thức phẩm giúp bạn dễ ngủ
- Công thức giúp ngủ ít vẫn khoẻ, tại sao không?