Thuốc tím là một cái tên xuất hiện trong chữa bệnh và đời sống hằng ngày cực kì phổ biến. Đây là một loại hóa chất công nghiệp được sử dụng như một chất sát trùng, xử lý nước. Được ứng dụng rộng rãi trong dược phẩm, sát khuẩn thực phẩm, thủy sản,… Và dùng trong một số thao tác ý tế nhất định. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm hết những công dụng tuyệt vời mà nó đem lại. Vậy thực ra thuốc tím có tác dụng gì? Nó những lưu ý gì khi sử dụng thuốc tím không? Cùng tìm hiểu ngay.
Nội dung tóm tắt
Thuốc tím là gì?
Thuốc tím (Kali permanganate) có công thức hóa học là KMnO4 là một chất oxy hóa. Nó có tác dụng oxy hóa chất hữu cơ, vô cơ và thậm chí còn có khả năng diệt khuẩn. Vì vậy, đồng nghĩa với việc nó có khả năng giảm tiêu thụ oxy trong nước do quá trình hóa học và sinh học. Nó cơ thể dễ dàng tan trong nước tạo thành dung dịch màu tím đậm.
Thuốc tím là một chất oxi hóa mạnh, sẽ bốc cháy. Thậm chí là phát nổ nếu kết hợp với các hợp chất hữu cơ khác. Nếu ở nhiệt độ trên 200oC, nó sẽ bị phân hủy.
Đây được xem như là một chất rắn vô cơ. Được phép lưu hành trên thị trường dưới dạng bột hoặc tinh thể và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, nhất là được dùng làm chất tẩy trùng trong y học.
Ứng dụng của thuốc tím
Thuốc tím không chỉ phục vụ cho ngành hóa học mà nó còn được ứng dụng nhiều cho các lĩnh vực khác nhau trong đời sống như: dùng trong y tế, trong xử lý nước, trong dệt nhuộm, trong nuôi trồng thủy sản,…
1. Thuốc tím dùng trong y tế
Dùng trong y tế là một trong những ứng dụng quan trọng của thuốc tím. Trong y tế, nó được ứng dụng chủ yếu làm thuốc sát trùng.
Đây là công dụng đầu tiên và chủ yếu của thuốc tím. Bởi nó có khả năng oxy hóa hệ thống màng tế bào. Vì vậy nó có tác dụng hiệu quả trong việc ngăn chặn sự hình thành và phát triển của các loại nấm, tảo, vi khuẩn gây hại. Đồng thời nó cũng hoàn toàn có thể tiêu diệt tuyệt đối các thành phần vi sinh vật thông qua quá trình phá vỡ hệ thống Enzyme.
Do đó, thuốc tím sát trùng cũng được sử dụng phổ biến để điều trị các chứng bệnh ngoài da thường gặp như: mụn trứng cá, nấm bàn tay bàn chân, eczema,… Bởi nó phát huy rất tốt tác dụng khử trùng và diệt nấm, vi khuẩn. Đó là lý do tại sao đây vẫn là ưu tiên số một cho mục đích sát khuẩn. Dưới đây là một số trường hợp phổ biến nhất khi sử dụng thuốc tím trong y tế:
- Tẩy uế, khử trùng, sát khuẩn vết thương (dùng KMnO4 được pha loãng).
- Điều trị các vết thương mưng mủ, rỉ nước, phồng rộp (dùng KMnO4 được pha loãng).
- Sử dụng để điều trị các bệnh nấm ở bàn tay, chân, nhất là nhiễm nấm ở chân đối với các vận động viên.
- Điều trị các bệnh về da như: nhiễm trùng da, viêm da,…
Tuy nhiên không phải bất cứ trường hợp nào, bạn cũng sử dụng loại thuốc này để sát trùng một cách không kiểm soát. Tốt hơn hết bạn vẫn nên đến cơ sở y tế để được tư vấn và hướng dẫn trước khi dùng, tránh những rủi ro không mong muốn.
2. Thuốc tím dùng trong dệt nhuộm
Thuốc tím dùng trong y tế thì có lẽ mọi người đã được nghe nhiều nhưng ít ai biết được người ta còn sử dụng thuốc tím trong dệt nhuộm để tẩy màu vải dệt và có tác dụng giúp tẩy trắng quần áo. Cụ thể, nếu quần áo của bạn có những vết ố, vết bẩn thì bạn có thể sử dụng nó để tẩy trắng các vết bẩn, vết ố đó bằng 2 bước đơn giản:
- Pha loãng thuốc tím trong chậu nước, cho quần áo vào chậu. Đợi đến khi nước trong chậu chuyển sang màu nâu (màu của vết ố, vết bẩn) thì vớt quần áo ra.
- Tiếp tục cho quần áo vừa vớt ra vào một chậu nước đã được vắt chanh và ngâm để màu tím có trên áo được nước chanh tẩy sạch, quần áo của bạn sẽ trở nên trắng sạch như mới.
3. Xử lý nguồn nước
Thuốc tím có tính chất oxy hóa mạnh do đó nó được sử dụng như một phương pháp xử lý nước vô cùng hoàn hảo. Nó có thể loại bỏ hàm lượng các chất hữu cơ dư thừa trong nước, đặc biệt là thành phần Sắt và Magie. Ngoài ra, các loại tảo, nấm, vi khuẩn, kí sinh trùng… trong nguồn nước cũng sẽ bị tiêu diệt. Vì vậy mà người sử dụng sẽ tránh được các bệnh liên quan do nước.
Đặc biệt, dung dịch này khi pha loãng cũng được sử dụng để rửa sạch rau củ quả và trái cây trước khi chế biến. Nó tiêu diệt và ngăn chặn sự xâm nhập của các loại nấm mốc, vi khuẩn có hại vào cơ thể người khi sử dụng thực phẩm. Theo đó, bạn nên rửa sạch trước khi ngâm. Tốt nhất nên ngâm trong thuốc tím loãng khoảng 30 phút để nó có thời gian phá vỡ hết sự hình thành của các ổ vi khuẩn, nấm, tảo gây hại.
4. Điều trị bệnh ở cá
Thuốc tím là một hóa chất tối ưu được sử dụng để điều trị các bệnh về cá và ký sinh trùng. Nó thuận tiện chữa trị nhiễm trùng mang vi khuẩn và viêm loét da. Bên cạnh đó, nó cũng tăng cường chất lượng nước bằng cách giảm thiểu nhu cầu oxy hóa sinh học và nó cũng phản ứng với các chất hữu cơ như vi khuẩn, tảo và các hạt. Tuy nhiên, tỷ lệ phần trăm cần phải nhất định khi sử dụng hóa chất này cho quá trình xử lý. Cùng với đó, nó cũng có thể được sử dụng như một tác nhân kiểm soát sâu bệnh và ký sinh trùng trong bể cá.
Tuy nhiên, việc dùng loại thuốc sát trùng này trong nuôi trồng ảnh hưởng nhiều tới môi trường sống của tôm, cá. Do đó yêu cầu bạn phải cân nhắc và thực sự cẩn thận. Theo chuyên gia, bạn phải tính toán chính xác về lượng nước có trong ao, hồ. Điều này là tốt nhất để tránh được trường hợp lãng phí và tăng hiệu quả.
Sử dụng thuốc tím đúng cách, an toàn, hiệu quả
Để sử dụng thuốc tím đúng cách, an toàn và hiệu quả, bạn cần xác định chính xác nhu cầu sử dụng của mình:
- Nếu được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản để tiêu diệt các mầm bệnh thì bạn cần hòa tan 2ml KMnO4 trong 1 lít nước rồi đổ xuống bể chứa, ao hồ. Tuy nhiên, với những ao hồ khác nhau thì sẽ có lượng hợp chất hữu cơ khác nhau nên lượng thuốc tím cần dùng cũng sẽ khác nhau. Do đó, khi cho dung dịch thuốc tím xuống bể chứa, ao hồ, sau 8 – 12 tiếng, nếu nước chuyển sang màu hồng thì lượng thuốc tím bạn dùng đã đủ. Nhưng nếu sau 12 tiếng mà nước chuyển sang màu nâu thì có nghĩa là bạn cần phải cho thêm một lượng thuốc tím nữa (thông thường sẽ cho thêm 1 đến 2 mg/l). Để tiện cho việc quan sát sự biến đổi màu sắc dưới nước, bạn nên thực hiện vào buổi sáng.
- Nếu được sử dụng để khử mùi và tạo vị nước thì bạn nên pha 20mg KMnO4 vào 1 lít nước.
- Để diệt khuẩn: 2-4mg/l, diệt virus: 50ml/l.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng KMnO4 để vệ sinh và chữa bệnh cho cá với nồng độ: 10ml/l.
Sử dụng thuốc tím cần chú ý những gì?
Thuốc tím mặc dù mang nhiều lợi ích trong đời sống hằng ngày. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lạm dụng vì sẽ gây nên những phản ứng ngược. Bạn phải sử dụng nó đúng liều lượng, đúng mục đích và cần phải lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Bảo quản: Cần phải bảo quản ở những nơi khô ráo. Có biện pháp che chắn để tránh thuốc tím tiếp xúc nhiều với ánh sáng trực tiếp hay nhiệt độ quá cao. Khi là một chất oxy hóa mạnh nó dễ xảy ra phản ứng không mong muốn và thậm chí là nguy hiểm.
- Khi sử dụng để sát khuẩn, sát trùng các vết thương trên cơ thể. Bạn nên lưu ý phải hòa tan thuốc tím với nước để tạo nên dung dịch loãng. Sau đó, để đảm bảo vệ sinh tuyệt đối phải dùng bông sạch y tế để thấm và vệ sinh vết thương.
- Không phụ thuộc quá nhiều: Không nên sử dụng thuốc tím trong nuôi trồng thủy sản liên tiếp nhiều ngày vì sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của các loại thủy sản được nuôi (2 lần liên tiếp sử dụng KMnO4 phải cách nhau ít nhất 4 ngày).
- Liều lượng: Thuốc tím chỉ phát huy hết hiệu quả của mình khi nó được sử dụng đúng cách, đúng liều lượng. Do vậy trong quá trình sử dụng, bạn cần phải lưu ý và cân nhắc sao cho hợp lý nhất.
- Kị: hông sử dụng KMnO4 chung với một số thuốc sát trùng khác như: Formaline, Iodine, H2O2,…
- Lưu ý, khi sử dụng cho các ao hồ, bể chứa, bạn nên tăng cường bật quạt nước để tăng oxy trong nước vì thuốc tím sẽ tiêu diệt tảo mà tảo mà xác tảo chết sẽ gây ra hiện tượng thiếu oxy.
Trên đây là một số thông tin cơ bản nhất về thuốc tím. Dù đây là một chất có rất nhiều công dụng và được ứng dụng rộng rãi trong đời sống cũng như công nghiệp, nhưng đây là vẫn là một chất hóa học nguy hiểm. Chính vì thế, khi sử dụng bạn cũng cần phải chú ý liều lượng, cách dùng và cũng như hãy trang bị đầy đủ đồ bảo hộ khi sử dụng để đảm bảo sức khoẻ nhé.
> Xem thêm:
- Oxy già là gì? Những công dụng và lưu ý khi sử dụng Oxy già
- Ngộ độc thực phẩm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- Ô nhiễm tiếng ồn là gì? Những nguy cơ tiềm ẩn từ tiếng ồn