Nội dung tóm tắt
Văn hoá doanh nghiệp và 8 kỹ năng giúp bạn trở nên “professional” hơn trong công việc.
Trong thời gian gần đây, xu thế làm việc văn phòng đang ngày trở nên nóng hơn trên thị trường việc làm, đặc biệt là các bạn trẻ với xu hướng tìm kiếm các công việc với mục tiêu “việc nhẹ lương cao” thì cụm từ văn hoá doanh nghiệp càng trở nên quen thuộc. Nhưng liệu có mấy ai biết rõ về “Văn hoá doanh nghiệp”? Cùng tìm hiểu 8 kỹ năng cần có trong văn hoá doanh nghiệp để trở thành 1 nhân viên “ưu tú” trong mắt cấp trên nhé!
1. Kỹ năng giao tiếp trong văn hoá doanh nghiệp
Giao tiếp là một trong các kỹ năng quan trọng nhất của mỗi con người, đặc biệt là đối với dân văn phòng. Bạn giao tiếp giỏi không có nghĩa là hùng biện giỏi, mà giao tiếp ở công sở là kỹ năng thuyết phục người đối diện như thế nào và kết quả ra sao? Hãy luôn nhớ rằng, giao tiếp cũng như bạn viết một bài báo cáo, càng chặt chẽ, nội dung có tính thuyết phục cao và quan trọng nhất là phong thái bình tĩnh, tự tin thể hiện (từ đầu tóc, trang phục đến tác phong, cử chỉ).
Một điều nữa là bạn phải luôn kiên nhẫn khi giải thích cũng như bàn bạc với mọi người trong nhóm, vừa giúp mọi người hiểu được vấn đề mà không có xung đột giữa các thành viên nội bộ vừa giúp bạn rèn luyện đức tính kiên nhẫn của bạn thân – một trong những kỹ năng quan trọng bậc nhất trong giao tiếp và văn hoá ứng xử.
Có rất nhiều cách để có thể cải thiện và nâng cao kỹ năng giao tiếp của bản thân, giúp việc thuyết phục của bạn trở nên dễ dàng hơn. Dưới đây là 9 cách giúp bạn có thể “upgrade” kỹ năng giao tiếp của bạn:
- Nói với giọng nhiệt tình, rõ ràng, tự tin.
- Hạn chế nói ậm ừ, cố gắng giữ nhịp nói chuyện trôi chảy.
- Quan sát thái độ của người nghe.
- Nhớ tên và cố gắng tương tác với mọi người xung quanh.
- Sử dụng ngôn ngữ nói kết hợp cử chỉ.
- Tạo sự thân mật và không nên quá căng thẳng.
2. Văn hoá doanh nghiệp và kỹ năng làm việc nhóm
Ông Lynne Sarikas, giám đốc trung tâm sự nghiệp MBA Đại học Northeastern, Mỹ chia sẻ: “Các nhà quản lý luôn mong muốn nhân viên của họ có mối quan hệ tốt với nhau vì điều này sẽ làm tăng hiệu quả công việc, chính vì vậy một trong những kỹ năng mềm cần thiết mà “dân” công sở nên rèn luyện đó là kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm. Để hợp tác và làm việc nhóm thành công cần dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng và thống nhất”.
Kỹ năng làm việc nhóm giờ đây đã trở nên ngày càng phổ biến với mọi người, không chỉ là trong công việc vì lợi ích mà nó mang lại là không hề nhỏ. Teamwork đề cao tinh thần tập thể, giúp tăng hiệu quả công việc và sự gắn kết giữa các thành viên.
Để biết thêm kinh nghiệm giúp nâng cao kỹ năng teamwork bạn có thể tham khảo tại đây: https://cuocsongdungnghia.com/thu-vien/ky-nang-lam-viec-nhom-hieu-qua.html
3. Giải quyết các vấn đề – 1 phần không thể thiếu trong văn hoá doanh nghiệp
Trong công việc, xung đột và khó khăn là điều không thể tránh khỏi khi làm việc trong một môi trường không chỉ có mình bạn mà còn hàng trăm người. Vì vậy mà giải quyết vấn đề trong văn hoá doanh nghiệp là một kỹ năng mà ai cũng cần có.
“Hãy luôn đặt mình trong tư thế sẵn sàng cho mọi sự cố có thể xảy ra trong quá trình lao động. Hãy suy nghĩ đến thời gian bạn giải quyết vấn đề, cách bạn tiếp cận vấn đề, làm thế bạn giải quyết vấn đề và kết quả..Trong thực tế, kỹ năng giải quyết của bạn có tốt hay không được đo lường bằng kết quả bạn thu được,…”, Ann Spoor, giám đốc quản lý của trung tâm Cave Creek tâm sự.
Việc thể hiện và làm nổi bật kỹ năng giải quyết vấn đề trong hồ sơ xin việc có thể coi là “ngôi sao hy vọng” giúp bạn chinh phục nhà tuyển dụng. Đây thực sự là kỹ năng “vàng” dù cho bạn ứng tuyển vào bất cứ công việc nào, trong bất kỳ lĩnh vực, ngành nghề nào. Là sự ghi điểm lớn trong việc đánh giá các kỹ năng mềm của bạn trên phương diện văn hoá doanh nghiệp.
Dưới đây là 7 bước để trở nên “pro” hơn trong việc giải quyết vấn đề cá nhân lẫn công việc:
- Nhận định vấn đề: Văn hoá doanh nghiệp nói chung và cá nhân nói riêng, trước khi bạn cố gắng tìm hướng giải quyết vấn đề, bạn nên xem xét thật kỹ đó có phải là vấn đề thực sự cần giải quyết hay không, bằng cách tự hỏi: chuyện gì sẽ xảy ra nếu…?, bạn không nên lãng phí thời gian cho những vấn đề có thể tự biến mất. Để nhận ra vấn đề một cách khách quan nhất bạn nên có thêm một người bạn làm cố vấn cho mọi quyết định của mình.
- Xác định chủ sở hữu của vấn đề: Không phải bất kỳ vấn đề nào ảnh hưởng đến bạn đều do bạn giải quyết vì có thể nó không thuộc thẩm quyền của bạn.
- Nhìn nhận và phân tích vấn đề: Mỗi vấn đề đều có cách giải quyết khác nhau của nó, khi chưa hiểu rõ vấn đề thì rất có thể dẫn đến những quyết định sai lầm. Bằng cách lấy thông tin qua các câu hỏi When, Which, How, What sẽ giúp bạn thu thập thông tin một cách chính xác và khách quan nhất.
- Đề ra mục tiêu: Đặt ra mục tiêu sẽ giúp bạn đi đúng hướng trong việc giải quyết vấn đề. Câu hỏi ở đây sẽ là: “Tôi đang cố gắng đạt được điều gì?”.
- Đánh giá giải pháp: Sau khi đã tìm hiểu được căn nguyên của vấn đề, bạn sẽ đưa ra các giải pháp để lựa chọn.
- Lựa chọn giải pháp: Bạn cần lưu ý để giải pháp được tối ưu nhất cần phải đáp ứng 3 yếu tố:
+ Có tác dụng giải quyết vấn đề trong dài hạn.
+ Tính khả thi cao
+ Tính hiệu quả cao - Thực hiện và đánh giá kết quả: Sau khi đã có phương pháp bạn sẽ bắt tay vào hành động và đánh giá hiệu quả thực tiễn của giải pháp đó mang lại, từ đó nâng cao kỹ năng mềm trong văn hoá doanh nghiệp và có những phương án tốt nhất cho mọi vấn đề.
4. Đúng giờ trong văn hoá doanh nghiệp
Đúng giờ đóng một vai trò quan trọng trong năng suất tại nơi làm việc và có thể có một chức năng quan trọng hơn nữa trong việc xây dựng nền tảng cho thương hiệu cá nhân của bạn. Với suy nghĩ này, hãy cùng xem xét các lý do tại sao đúng giờ là một đặc điểm để hướng tới và cách để xây dựng thói quen tích cực này nhé!
Việc đúng giờ có rất nhiều lợi ích cho chính bản thân bạn, từ đó mà cấp trên có thể đánh giá thái độ làm việc cũng như tác phong, phong thái làm việc của từng cá nhân, từ đó đưa ra những quyết định có lợi ích tốt nhất cho công ty.
Dưới đây là 6 lý do vì sao bạn phải luôn đúng giờ:
- Thể hiện tính chuyên nghiệp
- Có khả năng tổ chức tốt
- Tôn trọng đồng nghiệp và cấp trên
- Tăng thêm uy tín và sự tin cậy với mọi người
- Là tiền đề giúp bạn có sự thăng tiến
- Nâng cao danh tiếng của công ty
Để biết rõ hơn về văn hoá đúng giờ, các bạn có thể tham khảo thêm tại đây.
5. Kỹ năng quản lý thời gian trong công việc
Kỹ năng quản lý thời gian là một kỹ năng mềm trong công việc cần thiết dù cho bạn đang công tác trong bất kỳ lĩnh vực gì đi chăng nữa. Với công việc công sở và văn hoá doanh nghiệp theo nghĩa rộng, việc bạn bị dồn quá nhiều vấn đề cần xử lý trong một khoảng thời gian ngắn sẽ dẫn đến việc quá tải, ảnh hưởng đến chất lượng cũng như năng suất làm việc.
Khi quản lý thời gian tốt bạn sẽ không bị lỡ hẹn, tránh tình trạng thất hứa hoặc mất uy tín với khách hàng, với sếp.
Để tăng kỹ năng quản lý thời gian của bản thân, chúng ta cần có một thời gian biểu, một lịch trình cụ thể. Điều này sẽ tránh sai sót và cũng giúp bạn kiểm soát tốt vấn đề, đây là bộ kỹ năng và phương pháp giúp bạn có thể tối ưu tốt việc quản lý thời gian:
- Nắm rõ sự khác biệt giữa “khẩn trương” và quan trọng
- Biết cách đặt mục tiêu làm việc “SMART”
- Lập kế hoạch hiểu quả
- Dừng ngay ý định làm việc “đa nhiệm”
- Quản lý căng thẳng
- Đối phó với “kẻ cắp thời gian”
6. Khả năng sáng tạo trong công việc
Trong văn hoá doanh nghiệp nói chung và trong công việc nói riêng, không ai dạy bạn cách sáng tạo trong công việc, nếu có chỉ là hướng dẫn bạn nên làm như thế nào để công việc đạt hiệu quả cao nhất. Vậy kỹ năng sáng tạo trong công việc do chính bạn nắm bắt và khơi nguồn. Một công việc quen thuộc, làm hàng ngày theo một cách dập khuôn chỉ mang lại cho bạn kết quả như những lần trước.
Có thể bạn nghĩ mình không có khả năng sáng tạo trong công việc thì đó là sai lầm, ai cũng có trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của riêng mỗi người, chỉ là làm sao để có thể bộc lộ điều đó ra ngoài, và dưới đây là 5 tips có thể giúp bạn tăng khả năng sáng tạo trong công việc:
- Luôn tự tin vào chính bản thân mình
- Biến những ý tưởng thành hành động
- Không sợ sai, dám nghĩ dám làm
- Không ngại thay đổi những thách thức mới
- Brainstorming với bạn bè và đồng nghiệp
Và điều quan trọng nhất chính là “Sáng tạo là chìa khoá để thay đổi thế giới”. Sáng tạo trong văn hoá doanh nghiệp là yếu tố cốt lõi giúp bạn trên con đường thăng tiến trong tương lai.
Để hiểu sâu hơn về văn hoá doanh nghiệp cũng như các bước để xây dựng văn hoá công sở sao cho đúng, bạn có thể tham khảo tại: https://www.suckhoedothi.com/?p=9555&preview=true
Hy vọng sau bài viết này bạn có thể nâng cao được thêm kỹ năng cho bản thân.
Chúc các bạn thành công!
Có thể bạn quan tâm: Văn hoá thời trang trong công sở: https://www.suckhoedothi.com/nguyen-tac-cho-gioi-cong-so-chon-trang-phuc/