Trí tuệ nhân tạo (Artificial intelligence – viết tắt là AI) là trí tuệ do con người lập trình với mục tiêu nghiên cứu và phát triển máy tính và hệ thống có khả năng tự học và thực hiện các tác vụ thông minh tương tự như con người.
Ngày nay, Trí tuệ nhân tạo đã trở thành công cụ mạnh mẽ cho những kẻ lừa đảo tạo ra tin tức giả, những nội dung giả mạo, video gian lận và thông tin đáng ngờ. Những fake news này ảnh hưởng đến danh dự của cá nhân, tập thể. mang đến hậu quả nặng nề đến kinh tế, văn hóa, xã hội ở nhiều quốc gia. Hãy cùng Sức khỏe đô thị điểm lại những Fakes new được tạo ra bởi AI trong thời gian qua và cách đề phòng chúng nhé.
Nội dung tóm tắt
1. AI là gì?
1.1 Khái niệm Trí tuệ nhân tạo – AI
Trí tuệ nhân tạo, hay AI (Artificial Intelligence), là một lĩnh vực trong khoa học máy tính. Nó được lập trình bởi con người với mục đích giúp máy tính thực hiện các hành vi thông minh tương tự con người.
Khác với việc lập trình logic thông thường, trí tuệ nhân tạo sử dụng hệ thống học máy để mô phỏng trí tuệ con người trong các tác vụ mà con người thực hiện tốt hơn máy tính.
Trí tuệ nhân tạo cho phép máy tính học cách suy nghĩ và luận lý để giải quyết vấn đề, hiểu và sử dụng ngôn ngữ và tiếng nói để giao tiếp, cũng như học và thích nghi tự động.
Mặc dù trí tuệ nhân tạo có nghĩa rộng như trong các tác phẩm khoa học viễn tưởng, nó là một ngành quan trọng trong lĩnh vực tin học. Trí tuệ nhân tạo liên quan đến cách máy móc cư xử, học hỏi và thích ứng thông minh.
1.2 Phân loại AI
- Trí tuệ nhân tạo phản ứng: Phân tích và đưa ra giải pháp tối ưu dựa trên động thái khả thi của chính mình và đối thủ. Ví dụ: Deep Blue, chương trình chơi cờ vua tự động của IBM. Đây là một chương trình chơi cờ vua tự động được phát triển bởi IBM, có khả năng xác định các nước cờ và dự đoán những bước đi tiếp theo của đối thủ đồng thời. Điều này cho phép Deep Blue đưa ra những nước đi tối ưu nhất trong trò chơi cờ vua.
- Trí tuệ nhân tạo với bộ nhớ hạn chế: Sử dụng kinh nghiệm trong quá khứ để đưa ra quyết định trong tương lai, kết hợp với cảm biến môi trường. Ví dụ: Xe không người lái sử dụng cảm biến để dự đoán va chạm và điều chỉnh tốc độ xe.
- Trí tuệ nhân tạo Học máy
Công nghệ Trí tuệ nhân tạo này có khả năng học hỏi và áp dụng những gì đã học để thực hiện các tác vụ cụ thể. Đây là một lĩnh vực phát triển mạnh mẽ trong AI, đã có nhiều ứng dụng thực tế như hệ thống nhận dạng hình ảnh và ngôn ngữ tự nhiên. - Trí tuệ nhân tạo Tự nhận thức
Công nghệ Trí tuệ nhân tạo này đang phát triển để có khả năng tự nhận thức, hiểu và bộc lộ cảm xúc tương tự như con người. Tuy nhiên, việc đạt được mức độ tự nhận thức như con người vẫn còn là một thách thức lớn và chưa được khả thi trong thời điểm hiện tại.
Xem thêm : AI, phân loại và vai trò
2. Mối nguy hiểm Fake news đến từ AI
Trước đây, nội dung rác hoặc sai lệch thường được tạo bởi cá nhân hoặc tổ chức cho mục đích nhất định. Tuy nhiên ngày nay, chỉ cần nhập một số yêu cầu đơn giản lên các mô hình AI chat tạo sinh như ChatGPT, giờ đây bất cứ người nào cũng có thể tạo ra các nội dung mà người dùng phổ thông sẽ khó phân biệt với tin tức thực tế.
2.1 Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu
NewsGuard ví dụ về việc trí tuệ nhân tạo tạo ra câu chuyện giả rằng bác sĩ của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã qua đời và để lại một lá thư gợi ý sự tham gia của ông Netanyahu. Mặc dù nhân vật bác sĩ là hư cấu, câu chuyện đã được một chương trình truyền hình Iran đưa tin, sau đó lan truyền trên TikTok, Reddit và Instagram.
Theo Jack Brewster, người đứng đầu nhóm nghiên cứu của NewsGuard, một số trang web sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo ra hàng trăm, thậm chí hàng nghìn bài báo mỗi ngày. Các trang web này thường mang tên tổng quát như iBusiness Day hay Ireland Top News để tạo sự thuyết phục, xen kẽ tin giả với tin thật lấy từ nguồn đáng tin cậy.
2.2 Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump
Theo Washington Post, vào tháng 3, một người dùng đã tận dụng công cụ Midjourney để tạo ra một bức ảnh giả về việc cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump bị bắt. Bức ảnh này nhanh chóng lan truyền phổ biến trên các mạng xã hội và đáng lo lắng là nhiều người đã tin rằng đó là ảnh thật.
2.3 Lầu Năm Góc
Theo Bloomberg, vào ngày 22/5, một bức ảnh giả được cho là do trí tuệ nhân tạo tạo ra, hiển thị một cột khói lớn bốc lên bên trái Lầu Năm Góc, đã lan truyền trên mạng xã hội Facebook và Twitter. Bức ảnh ban đầu xuất hiện trên Facebook với một chú thích cho rằng đó là “vụ nổ lớn gần khu phức hợp Lầu Năm Góc ở Washington DC”.
Ngay sau đó, nó nhanh chóng lan truyền trên nhiều tài khoản Twitter, bao gồm cả những tài khoản có dấu xác minh màu xanh với hàng triệu người theo dõi, và được chia sẻ hàng nghìn lần. Thông tin giả này thậm chí xuất hiện trên một số trang tin tức lớn.
CNN và NBC News đã ghi nhận rằng sau khi bức ảnh gây xôn xao trên mạng, thị trường chứng khoán Mỹ đã bị tác động trong một thời gian ngắn. Chỉ số Dow Jones đã giảm 80 điểm trong vòng bốn phút, nhưng sau đó đã phục hồi. Chỉ số S&P 500 cũng giảm 0,3% xuống mức thấp nhất trong phiên giao dịch trước khi quay trở về mức cũ, khi bức ảnh đã được xác minh là giả.
2.4 Giáo hoàng Francis
Trong tháng giữa năm 2023, mạng xã hội “dậy sóng” trước hình ảnh khác lạ của Giáo hoàng Francis. Thay vì mặc phẩm phục Công giáo thường thấy, Giáo hoàng Francis trong chiếc áo khoác phao màu trắng dáng dài và thắt đai ở eo của thương hiệu Balenciaga, với dây chuyền thánh giá quanh cổ, ngược hoàn toàn với trang phục truyền thống mà ông thường mặc.
Một số người đã tin rằng bức ảnh này là thật, trong khi những người khác nhanh chóng nhận ra rằng đó là một bức ảnh giả mạo được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo AI Midjourney. Những ngày sau đó, chủ sở hữu của bức ảnh, Pablo Xavier, một công nhân xây dựng 31 tuổi đến từ Chicago, đã công khai thừa nhận rằng ông đã tạo ra nó bằng một phần mềm.
Trang phục của Giáo hoàng trong các lễ phục là rất quan trọng và mang ý nghĩa tôn giáo sâu sắc. Mỗi bộ quần áo được lựa chọn cẩn thận để phù hợp với các dịp và lễ kỷ niệm trong giáo đường. Màu sắc và kiểu dáng của trang phục được chọn kỹ càng để tôn vinh các giá trị tôn giáo.
Vì vậy, việc xuất hiện những hình ảnh giả mạo về trang phục của Giáo hoàng có thể gây xúc phạm, hoặc thậm chí làm mất lòng tin trong cộng đồng Công giáo. Những hình ảnh như vậy có thể gây báo động và tạo ra sự lo ngại vì chúng có thể xuyên tạc và làm giảm uy tín của Giáo hoàng và Công giáo nói chung.
2.5 Tổng thống Nga Vladimir Putin và chủ tịch Kim Jong Un
Trong một video được đăng lên YouTube tuần trước, hình ảnh của Tổng thống Nga Vladimir Putin được cho nói bằng tiếng Anh: “Nước Mỹ, các bạn đổ lỗi cho tôi vì can thiệp vào nền dân chủ của các bạn. Tôi không phải làm như vậy, chính các bạn đang tự làm điều đó.” Trong một video khác, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đứng phía sau một chiếc bàn gỗ và phát biểu: “Người dân bị chia rẽ. Khu vực bỏ phiếu bị thao túng. Địa điểm bỏ phiếu bị đóng cửa, vì vậy hàng triệu người không thể bỏ phiếu.”
Tuy nhiên, tất cả video trên đều là giả. Chúng được tạo ra bằng công nghệ deepfake (là một video được tạo ra bằng kỹ thuật deep learning và trí tuệ nhân tạo để tạo ra hình ảnh giả mạo chân thực của một người trong một video) bởi một hãng quảng cáo cho tổ chức phi lợi nhuận chống tham nhũng có tên là RepresentUS. Các video này là một phần của chiến dịch mang tên “Dictators” với khẩu hiệu “Đoạn video này không có thật, nhưng đe dọa với nền dân chủ thì có.”
Giáo sư Jeffrey Blevins, chuyên gia về báo chí và thông tin sai lệch – Đại học Cincinnati (Mỹ), cho biết việc đặt song song những câu chuyện giả khiến chúng trở nên đáng tin cậy hơn đối với những người không đủ hiểu biết để nhận biết thông tin sai hoặc gây hiểu nhầm.
Blevins cũng nêu ra nhiều động cơ để tạo ra các trang web như vậy, từ thu hút lượt xem và tăng doanh thu quảng cáo đến truyền bá thông tin bầu cử hoặc đánh bại đối thủ chính trị. Ông cảnh báo về mối nguy hiểm của trí tuệ nhân tạo, đặc biệt là khi chúng trở nên thông minh, sử dụng thuật toán tạo nội dung phức tạp khó phân biệt. Đây là cuộc chiến thông tin trên quy mô chưa từng có trước đây.
3. Phòng ngừa Fake news tới từ AI
Cụ thể, người dùng có thể dùng những phần mềm phát hiện nội dung do Trí tuệ nhân tạo tạo ra sử dụng thuật toán tiên tiến để phân tích và xác định mức độ bị chỉnh sửa của tệp hình ảnh, video, âm thanh. Có thể kể đến một số công cụ như: Intel FakeCatcher, Microsoft Video Authenticator…
Đối với video do AI giả mạo, có một số công cụ giúp nhận diện sự chuyển động không khớp giữa khuôn miệng và lời nói. Một số công cụ phát hiện lưu lượng máu bất thường dưới da bằng cách phân tích độ phân giải của video vì khi tim bơm máu, tĩnh mạch của con người sẽ đổi màu.
Người dùng có thể phát hiện tác phẩm Trí tuệ nhân tạo nhờ vào hình mờ đánh dấu tác giả. Hình mờ (watermark) là các dấu hiệu nhận biết trong hình ảnh, video… giúp tác giả bảo vệ bản quyền cho các tác phẩm AI. Tuy nhiên, công cụ này có thể trở thành vũ khí chống lại hình ảnh/video giả mạo vì hình thức này có thể giúp truy tìm nguồn gốc của nền tảng tạo ra chúng.
Bên cạnh đó, vì Trí tuệ nhân tạo thu thập lượng lớn dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau để tạo nội dung mới, nên người dùng có thể dùng cách truy xuất nguồn gốc nội dung để phát hiện các chiêu trò mạo danh, chỉnh sửa.
4. Kết luận
Công nghệ AI đã tác động mạnh đến việc tạo và lan truyền Fakenews. Trí tuệ nhân tạo cung cấp công cụ và khả năng xử lý thông tin nhanh chóng tạo ra những nội dung không chính xác, làm mờ sự thật và giả dối. Tuy nhiên, đang có sự tập trung vào đối phó với Fakenews từ công nghệ cao. Các nghiên cứu phát triển hệ thống phát hiện và lọc tin tức giả, sử dụng máy học và học sâu để phân biệt thông tin chính xác. Giải quyết triệt để vấn đề Fakenews từ Trí tuệ nhân tạo vẫn là thách thức lớn, đòi hỏi sự hợp tác và tăng cường nhận thức từ công chúng.
***Mời bạn đọc thêm một số bài viết liên quan đến lĩnh vực Công nghệ:
- Internet of Things (IoT): Xu hướng công nghệ toàn cầu 2024
- Công nghệ Blockchain và 06 Ứng dụng thực tiễn
- Deepfake – Công nghệ AI tiềm năng hay nỗi đe dọa ngầm của thời đại 5.0
- ChatGPT và cuộc chạy đua công nghệ AI toàn cầu năm 2023: Tiến triển và tầm quan trọng.