ÁO CƯỚI CỔ PHỤC VIỆT NAM TỪ 200 NĂM TRƯỚC ĐẾN NAY: NÉT ĐẸP NGÀN ĐỜI CỦA DÂN TỘC TA

Nội dung tóm tắt

Việt Nam trải qua hàng nghìn năm văn hiến, lịch sử chống giặc ngoại xâm của ông cha ta thật đáng nể phục. Qua từng thời kỳ với nhiều biến đổi, phong tục Việt Nam vẫn có nét đẹp rất riêng. Chúng có thể được thể hiện khéo léo qua các hình thức như nghệ thuật, ẩm thực, đặc biệt là trang phục.  Áo cưới cổ phục Việt Nam thể hiện rất rõ nét đẹp ấy, mang tới cho người mặc những xúc cảm đặc biệt.

I. Định nghĩa áo cưới cổ phục Việt Nam

Áo cưới cổ phục là gì?

Áo cưới cổ phục Việt
Áo cưới cổ phục thể hiện nét văn hóa đặc sắc

Áo cưới cổ phục hay còn biết với tên gọi khác là áo dài cưới cổ phục hay áo cưới Việt phục. Đây là mẫu áo cưới được lấy cảm hứng từ trang phục truyền thống xưa của Việt Nam.

Áo cưới cổ phục Việt Nam
Áo cưới cổ phục qua từng thời kỳ đều mang màu sắc tươi tắn, thể hiện niềm mong ước hạnh phúc trọn vẹn trong ngày trọng đại

Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của áo cưới cổ phục Việt Nam là sử dụng màu sắc rực rỡ cùng các hoa văn phức tạp. Những chiếc áo dài thường có màu đỏ tươi, hồng và vàng tượng trưng cho hạnh phúc, may mắn và thịnh vượng trong văn hóa Việt Nam. Các hoa văn và thiết kế phức tạp trên trang phục thường mô tả hoa, chim và các yếu tố khác của thiên nhiên, vốn đã trở thành biểu tượng nét đẹp của Việt Nam.

Áo cưới cổ phục Việt Nam
Áo cưới Nhật BÌnh của thời nhà Nguyễn (bên trái) và áo cưới ngũ thân xuất hiện vào giai đoạn trị vì của vua Gia Long thế kỷ XX (bên phải)

Qua từng thời kỳ, trang phục áo cưới lại mang kiểu dáng và dấu ấn riêng của giai đoạn đó. Nhưng nhìn chung, tất cả trang phục ấy đều tôn vinh vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam – một nét đẹp rất riêng.

Áo cưới cổ phục Việt Nam
Sự thay đổi của áo cưới Việt phục từ 200 năm trở lại đây

Ngày nay, với xu hướng mang vẻ đẹp quá khứ về với hiện đại, các trang phục cưới kiểu dáng cổ xưa nhưng lại có nét hiện đại tạo sự độc đáo, mới lạ trong buổi tiệc cưới hiện đại.

II. Các loại cổ phục cưới phổ biến hiện nay

Áo cưới Nhật Bình    

Áo cưới cổ phục Việt Nam
Áo cưới Nhật Bình ngày nay

Áo Nhật Bình là một loại triều phục cổ tượng trưng cho vẻ đẹp quý phái và uy quyền của thời đại phong kiến Việt Nam. Loại áo này được dành riêng cho những người phụ nữ trong triều đình như là hoàng hậu, công chúa hay các phi tần của nhà vua. Chiếc áo này cũng được mặc bởi những nữ quý tộc trong thời đại phong kiến nhà Nguyễn khi xuất giá, lấy chồng.

Một số nghiên cứu cho thấy rằng áo Nhật Bình của triều Nguyễn (Việt Nam) có thể có xuất xứ và nguồn gốc từ áo Phi Phong của nhà Minh (Trung Quốc). Áo Phi Phong là loại trang phục phong kiến xẻ cổ và có dạng đối khâm. Cổ áo to bản tạo thành hình chữ nhật trước ngực, dưới ức lại có dải vải buộc hai vạt áo.

Áo cưới cổ phục Việt Nam
Cặp đôi đến từ Cao Bằng lựa chọn áo Nhật Bình trong ngày cưới mang nhiều ý nghĩa sâu sắc (Ảnh: Nguyễn Thùy Anh)

Sở dĩ áo có tên gọi Nhật Bình là bởi hoa văn được thêu ở phần cổ áo khi ghép hai bên lại sẽ tạo thành hình chữ nhật ở vị trí trước ngực người mặc. Các họa tiết hoa văn trải dọc thân áo có hình tròn khép kín kết hợp với họa tiết hoa lá, phượng múa.

Loại áo này thường được Hoàng thái hậu, Hoàng hậu, các Công chúa, Phi tần, mệnh phụ phu nhân sử dụng. Phần tay áo có dải màu ngũ hành Mộc – Kim – Thủy – Hỏa – Thổ. Áo Nhật Bình được phối kèm với quần ống rộng màu trắng và khăn vấn vành to bảng.

Áo cưới ngũ thân (Áo tấc)

Áo cưới cổ phục Việt Nam
Áo cưới ngũ thân hay còn được gọi là áo tấc (Nguồn: Internet)

Áo ngũ thân hay còn có tên gọi khác là áo Tấc hoặc áo lễ là tiền thân của áo dài ngày nay. Năm tà áo tượng trưng bố mẹ hai bên gia đình và chính cô dâu hoặc chú rể. Năm nút cài áo đại diện cho ngũ thường (nhân – lễ – nghĩa – trí – tín) thể hiện sự tôn trọng đạo lý làm người.

Tà áo ngũ thân chắp từ năm mảnh vải và có độ dài tới đầu gối. Vạt áo có dáng hình cánh cung uốn lượn đẹp mắt, phần cổ trụ đứng, cúc cài nằm phía bên tay phải người mặc.

Đôi uyên ương khoác lên mình bộ trang phục cổ truyền áo ngũ thân sẽ toát lên phong thái đĩnh đạc, thanh lịch, kín đáo.

Áo ngũ thân thể hiện đặc tính khiêm nhường, kín đáo, phong thái đĩnh đạc và thẩm mỹ tinh tế của người mặc. Sự tinh tế của áo ngũ thân còn được thể hiện ở kỹ thuật may, ghép hoa văn, đảm bảo khớp từng đường kim thẳng, nhỏ, đều có chỗ được giấu kín không để lộ đường chỉ khâu.         

Đường tà áo lượn, chân vạt áo có đường cong hình cánh cung vừa sống động lại vừa uyển chuyển. Khi may áo ngũ thân, khâu định hình của tà áo là công đoạn phức tạp  nhất, vấn đề đẹp xấu cơ bản đều phụ thuộc vào công đoạn này.

Áo dài cưới truyền thống

Áo cưới cổ phục Việt Nam
Áo dài cưới truyền thống – biểu tượng cho vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam, được nhiều cặp đôi lựa chọn trong ngày cưới

Áo dài vốn được xem là quốc phục của phụ nữ Việt Nam. Từ bao đời nay áo dài đã gắn bó và góp phần tôn lên vẻ đẹp thướt tha, thanh lịch của phái đẹp. Ngày nay rất nhiều cô dâu lựa chọn áo dài cho ngày sánh bước bên chàng về dinh.

Tà áo dài truyền thống được thêu khéo léo họa tiết đặc trưng cho văn hóa dân tộc như: hoa sen, rồng, phượng, chim hạc, trống đồng,… gợi nhớ tới giá trị tinh thần, vẻ đẹp của văn hóa xứ sở.

III. Ý nghĩa của áo cổ phục cưới Việt Nam

Hình ảnh áo cưới cổ phục Việt Nam khiến ai nhìn vào cũng say đắm, ấy là một khoảnh khắc đẹp với sự nhẹ nhàng và ý nghĩa rất thiêng liêng. Hình ảnh cô dâu và chú rể sánh bước bên nhau trong áo cưới cổ phục luôn khiến mọi người phải sống chậm từng giây phút rồi dần như bị hút hồn bởi nét đẹp cổ điển, nhẹ nhàng và rất sâu lắng. Khoác lên mình trang phục ấy như được sống lại với hình ảnh hoài cổ, với những kỷ niệm xưa của dân ta. Một chút vẻ đẹp trầm ấm, một chút vẻ đẹp nhẹ nhàng nhưng lại có rất nhiều sự hoài cổ và nét thơ gắn liền với văn hoá dân tộc.

Áo cưới cổ phục Việt Nam
Trang phục cưới cổ truyền được các cặp đôi ngày nay rất ưa chuộng bới tính hoài niệm của nó

Áo cưới cổ phục Việt Nam mang ý nghĩa gì?

Tôn vinh văn hóa và truyền thống

Là hình ảnh của văn hóa và truyền thống lâu đời của ông cha ta. Mỗi loại trang phục qua từng thời lỳ lại mang dấu ấn riêng biệt, tạo nên nét độc đáo.

Trang phục cưới cổ truyền thể hiện sự tự hào và lòng kiêu hãnh đối với những giá trị văn hóa và phong tục truyền thống của đất nước.

Phản ánh sự đa dạng vùng miền

Thay đổi theo từng vùng miền, từ Bắc đến Nam, họ lại ưa chuộng các kiểu dáng trang phục khác nhau, cách họ mặc lên trang phục thể hiện nét đẹp trang phục cũng rất riêng.

Điều này phản ánh sự đa dạng văn hóa và tập tục của từng vùng, đồng thời giữ được sự độc đáo và riêng biệt cho từng nơi.

Kết nối thế hệ

Những bộ trang phục gắn liền với quá khứ – nét đẹp cổ xưa, có chút hoài niệm. Làm thế hệ sau thêm gần gũi với thế hệ trước.

Tạo nên một sự liên kết vững chắc giữa các thế hệ và giúp duy trì và bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống.

Biểu tượng độc lập và quyền tự do

Khoác lên mình bộ trang phục cổ truyền trong ngày cưới – vừa hiện đại, vừa hoài cổ, thể hiện niềm kiêu hãnh, ý chí quật cường, lòng yêu nước, biết ơn sự hi sinh của ông cha ta thời kỳ trước kia.

Tôn vinh vẻ đẹp và duyên dáng

Áo cưới cổ phục Việt Nam, đặc biệt là áo dài, tạo nên vẻ thanh lịch và duyên dáng cho người mặc.

Giúp người phụ nữ Việt Nam tự tin và quyến rũ, đồng thời là một biểu tượng văn hóa đẹp trong mắt bạn bè quốc tế.

Xem thêm

Tác giả: Nguyễn Thùy Tiên