Văn hóa doanh nghiệp được coi là chiếc chìa khóa “vàng” trong nền kinh tế phát triển thần tốc của Nhật Bản – được mệnh danh là một “đến quốc kinh tế” chỉ sau Mỹ và Trung Quốc. Vậy chúng ta có thể học tập và rút ra những bài học nào từ việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản để tự hoàn thiện và thích nghi với môi trường làm việc tại Việt Nam? Bài viết này sẽ giúp các bạn tổng hợp đầy đủ và chi tiết nhất tất cả những bài học đó.
Nội dung tóm tắt
Tôn trọng danh thiếp
Văn hóa “Meishi kokan” được coi là một nghi lễ tại Nhật Bản trong các cuộc gặp gỡ đối tác làm ăn. Khi nhận danh thiếp, họ sẽ cầm bằng cả hai tay, xem xét nội dung cẩn thận và sau đó đọc to các thông tin được in trong tấm thiếp. Tiếp đến họ sẽ đặt vào trong một chiếc hộp đựng chuyên biệt hoặc đặt lên bàn trước mặt để nhắc đến nó khi cần. Họ không bao giờ bỏ vào túi áo hay ví vì đó là hành động được coi là thiếu tôn trọng đối tác.
Bài học đầu tiên chúng ta có thể rút ra từ đây là hãy thể hiện sự tôn trọng của mình dành cho đối phương bằng những điều nhỏ nhặt nhất. Nó còn thể hiện rằng bạn đề cao cuộc gặp gỡ hiện tại cũng như các cuộc gặp gỡ trong tương lai.
Thực ra mỗi nền văn hóa có một hình thức trao danh thiếp riêng. Chúng ta không thể áp dụng một cách máy móc văn hóa “Meishi kokan” vào các doanh nghiệp tại Việt Nam. Tuy vậy, khi nhận danh thiếp, bạn hãy dành thời gian nghiên cứu các thông tin trên đó. Sẽ không mất gì khi nhớ tên của một đối tác tiền năng và bạn sẽ nhận lại được sự tôn trọng từ đối phương.
Xem thêm: Văn Hóa Trao Đổi Danh Thiếp Của Người Nhật
Sử dụng khẩu hiệu khi làm việc
Nhiều công ty Nhật Bản bắt đầu ngày làm việc bằng một cuộc họp vào buổi sáng. Tại đó, nhân viên sẽ xếp hàng và hô to các khẩu hiệu của công ty như một các để truyền cảm hứng và động lực làm việc cũng như sự trung thành. Và đó cũng là một hình thức làm tươi mới các mục tiêu của công ty trong tâm trí từng nhân viên.
Vậy chúng ta có thể rút ra bài học gì qua văn hóa này? Những cuộc họp vào buổi sáng hàng ngày nhằm nhắc nhở các nhân viên một các thường xuyên về những mục tiêu lâu dài của công ty. Nếu không, chắc chắn những công việc lặt vặt hàng ngày sẽ xóa nhòa hoặc làm lu mờ những mục tiêu ấy.
Mỗi lần ngồi vào bàn làm việc, hãy tự nhắc nhở bản thân về công việc sẽ phải làm. Luôn làm tươi mới các mục tiêu lâu dài trong tâm trí và cần ý thức được sự cần thiết của hoạt động tập thể để đạt được mục tiêu sớm nhất. Hãy ghi các khẩu hiệu của công ty vào một cuốn sổ nhỏ cầm tay để tiện theo dõi khi bạn cảm thấy chán nản hoặc hoài nghi.
Xem thêm: Từ khẩu hiệu hành động đến thành công
Văn hóa nói giảm nói tránh
Người Nhật luôn chủ động hạn chế những tình huống đối đầu, vì thế lời nói và phép tắc giao tiếp của họ được kết hợp nhằm tránh gây hiềm khích với đồng nghiệp cũng như đối tác.
Thay vì đi thẳng vào vấn đề, người Nhật thường gợi ý nhẹ nhàng, nói bòng gió. Đôi lúc, họ nói một cách rõ ràng hơn những càng cẩn trọng để không làm người nghe phật ý hay tức giận.
Văn hóa công sở Nhật Bản nhấn mạnh sự tôn trọng và nhã nhặn. Học sẽ tìm mọi cách để thể hiện rằng họ đang không áp đặt ý chí của bản thân lên những người khác. Đây được coi là cách ứng xử “vàng” trong giao tiếp khi làm việc. Vì vậy hãy tinh tế nhận ra những dấu hiệu của sự không hài lòng để thay đổi cách nói chuyện, góp ý trước khi mọi chuyện trở nên tồi tệ.
Bài học làm hết sức – chơi hết mình
Người Nhật rất nghiêm túc và ít khi cười đùa trong giờ làm việc, đặc biệt là trong những cuộc họp. Nhưng khi kết thúc giờ làm việc, các nhân viên tại các doanh nghiệp Nhật Bản luôn sẵn sàng tìm cách xả stress bằng việc tìm đến các quan bar, karaoke hay những khu vui chơi giải trí.
Từ văn hóa này, chúng ta có thể thấy khi làm việc người Nhật luôn hết mình, chăm chỉ, cầu tiến. Nhưng họ sẽ giải tỏa tất cả áp lực, căng thẳng khi kết thúc giờ làm. Họ hưởng thị và làm việc một cách khoa học nhất.
Bài học rút ra cho chúng ta là hãy biết tận hưởng những thời gian và tham dự các bữa tiệc của công ty. Biết cư xử xã giao, thoải mái với các đồng nghiệp bên ngoài nơi làm việc, bạn sẽ được sống với chính mình.
Văn hóa không ngại thử thách, nỗ lực cầu tiến
Thực tế có rất nhiều doanh nghiệp ở Nhật Bản bắt đầu với quy mô vừa và nhỏ nhưng không lâu sau lại có thể mở rộng quy mô ra toàn thế giới chỉ với văn hóa doanh nghiệp sâu sắc. Một trong những ví dụ điển hình là Yamaha Motor.
Xuất phát điểm là một công ty chế tạo đàn piano, với tinh thần nghiêm túc trong công việc, không ngại khó khăn thử thách, trải nghiệm những điều mới mẻ, Yamaha Motor trở thành công ty đứng đầu trong lĩnh vức sản xuất xe máy trên thế giới.
Đây chính là một tấm gương sáng cho sự nỗ lực không ngừng nghỉ của người Nhật trên con đường chinh phục ước mơ của mình.
Xem thêm: Xây Dựng Văn Hóa Doanh Nghiệp Trong Thời Kỳ Chuyển Đổi Số
Kết luận
Như vậy, văn hóa doanh nghiệp không phải là những chuẩn mực nguyên tắc hà khắc, cũng không phải là sự thoải mái không giới hạn, mà văn hóa doanh nghiệp là sự dung hòa giữa công việc và tinh thần, là sự phù hợp giữa cá nhân và tổ chức, giữa các cá nhân, tập thể. Hy vọng bài viết này phần nào giúp các bạn đọc biết thêm những điều thú vị tại xứ sở mặt trời mọc này.
> 5 XU HƯỚNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP NĂM 2023
KINH NGẠC 10 NÉT ĐẶC TRƯNG TRONG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP HÀN QUỐC
“SỐC” VỚI 12 ĐẶC TRƯNG TRONG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI TRUNG QUỐC
BÀI TẬP LỚN
NGUYỄN THANH THẢO
MSV: 20051355
Pingback: Top 5 Xu hướng văn hóa doanh nghiệp năm 2023 bạn cần biết
Cảm ơn bài viết của bạn nha. Mình đã học hỏi được rất nhiều.
Bài viết thật đúng lúc, mình đang cần tham khảo một số văn hóa làm việc của người Nhật.
Huhu tuyệt vời quá, đúng chiếc phao cứu sinh mình cần trong lúc này rồi
Pingback: Bất ngờ về "4 điều" trong văn hóa doanh nghiệp của Singapore
Bài viết rất cụ thể, ảnh đẹp. Mình rất thích bài viết này, cảm ơn tác giả
Pingback: 7 điều bạn nên biết về văn hóa ẩm thực Nhật Bản