Kiến ba khoang chứa độc tố Pederin, độc tính mạnh gấp 12-15 lần nọc độc của rắn hổ. Nhưng với lượng ít, khi bị kiến ba khoang đốt ( chính xác là dính nọc độc của kiến) cũng không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, để tránh tình trạng hình thành các sẹo xấu thì người dân cần biết cách xử lý khi bị đốt.
Nội dung tóm tắt
Phân biệt viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang đốt gây ra với bệnh zona
Đây là việc đầu tiên cần làm. Do nếu do kiến nhưng lại tự ý dùng thuốc của bệnh zona, khiến tình trạng tổn thương nghiêm trọng hơn.
Với Zona: mụn nước khu trú mọc thành từng chùm. Có cảm giác đau nhức.
Với viêm da do lọc độc của kiến: đầu tiên vùng da sẽ bị nóng rát, sau đó rát đỏ và tổn thương đi theo từng vệt. Khi bệnh nhân gãi chà xát tổn thương lan rộng hơn. Và đặc biệt, khác với cảm giác đau nhức của zona, tổn thương da loại này chủ yếu là cảm giác nóng rát. Loại này xuất hiện ở tất cả các vị trí trên cơ thể.
Cách xử lý khi bị dính nọc độc của kiến ba khoang.
Viêm da do kiến ba khoang đốt có thời gian lưu trú ít hơn với zona và cũng thường ổn định trong vòng từ 5-7 ngày. Nhưng khi điều trị không đúng, bôi sai thuốc, tổn thương có thể bội nhiễm, nhiễm trùng, loét, tăng sắc tố.
Tin mừng là độc tố Pederin hòa tan được trong nước. Vùng da tiếp xúc cần rửa sạch sau khi tiếp xúc với kiến. Trực tiếp dùng vòi nước xả trực tiếp lên da.
Viêm da được chia làm 2 mức độ.
- Nhẹ: bệnh có thể tự khỏi sau từ 5-10 ngày.
- Nặng: nếu không điều trị, nhiễm trùng có thể lan rộng gây sốt. Khi khỏi cũng để lại vết thâm kéo dài nhiều tháng.
Những lưu ý khi bị viêm da tiếp xúc côn trùng:
- Tuyệt đối không đắp lá, thuốc nam, đỗ xanh, gạo nếp vì có thể gây nhiễm trùng và làm tổn thương da lan rộng.
- Không chà xát xà phòng vào chỗ da bị viêm.
- Không gãi, không cạo trước khi bôi thuốc.
- Rửa nhẹ nhàng bằng nước muối, ngày 2 lần, không dùng oxy già để rửa.
Những loại thuốc có thể bôi khi bị kiến ba khoang đốt
(Theo SKĐS)
- Tổn thương da khô: dùng sản phẩm có chứa corticoid như gentrison, diproson trong vòng 5-10 ngày.
- Nếu có mủ và sưng nề nhiều thì bôi thêm các chế phẩm có chứa kháng sinh như fucidin, bactroban.
- Toàn thân có thể uống thuốc kháng histamin như loratadin hoặc fexofenadin.
- Nếu tổn thương sưng nề nhiều, hoặc có nhiễm trùng thì người bệnh cần được đi khám bác sĩ da liễu.
- Tuyệt đối không ra hiệu thuốc mua thuốc kháng virut như acyclovir. Vì bệnh này không do virut gây ra.
Cách phòng tránh kiến ba khoang đốt:
- Kiến ba khoang là loại côn trùng có cánh, bị thu hút bởi ánh sáng trắng, sống ở nơi rậm rạp, cánh đồng.
- Cả khu vực thành phố và nông thôn đều có khả năng xuất hiện kiến ba khoang. Cách phòng tránh tốt nhất là ngăn cho kiến ba khoang không vào nhà, không tiếp xúc với người. Cụ thể:
- Hạn chế dùng đèn sáng trắng. Nên thay vào đèn vàng những thời điểm xuất hiện nhiều kiến ba khoang.
- Cửa sổ, cửa thông gió, cửa ra vào cần trang bị tránh kiến di chuyển vào nhà. Với cửa sổ, ô thoáng cần có lưới mắt xích nhỏ ngăn côn trùng vào nhà. Cửa ra vào hạn chế mở vào thời điểm chiều muộn từ 4h trở đi. Do đây là thời điểm kiến di chuyển nhiều nhất.
- Vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm – nơi trú ngụ của kiến. Giặt giũ khăn mặt quần áo thường xuyên.
- Khi đi ra đồng cần mặc quần áo dài tay, mũ nón, khẩu trang đầy đủ.
- Nếu kiến ba khoang nhiều quá có thể xử lý bằng cách phun deltamethrin, alphacyhalothrin và permethrin ở khu vực có thể di chuyển bằng khu dân cư.
Sức khỏe đô thị, hi vọng với thông tin trên, bạn đọc đã biết cách xử lý khi tiếp xúc với nọc độc kiến ba khoang (kiến ba khoang đốt).
Xem thêm: Kiến ba khoang là con gì?
Những điều cần biết về sốt xuất huyết.
Cách phòng và chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết