Cảm lạnh và cảm cúm đều do virus gây ra, kháng sinh lại chỉ có tác dụng với vi khuẩn. Dùng thuốc kháng sinh để chữa cảm lạnh nguy cơ kháng thuốc là rất lớn. Tốt hơn là bạn nên tìm đến các loại thuốc dân gian.
Nội dung tóm tắt
Chữa cảm lạnh bằng cây cúc tần
Còn có tên khác: từ bi, đại bi, đài bi, đại ngải, băng phiến ngải, lức ấn, hoa mai não. Tên khoa học là Pluchea indica.
Theo đông y, cúc tần có vị đắng, cay thơm, tính ấm. Có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau dùng để chữa cảm mạo, sốt không ra mồ hôi, cơ thể đau nhức.
Ở các hiệu thuốc đông y, lá cây cúc tần đã có dạng hoàn và dạng tán. Ngoài ra bạn có thể dùng lá non sào cùng trứng, hay đun nước uống, đun nước xông. Cách này đặc biệt tốt cho những người bệnh cảm sốt không ra mồ hôi.
Chữa cảm lạnh bằng cây tía tô
Tía tô có vị cay tính ấm, đi vào các kinh tâm và phế, làm thoát mồ hôi, hạ khí, tiêu đờm. Lá có tác dụng chữa hắt hơi, sổ mũi do viêm long đường hô hấp trên (cảm mạo), sốt ho, bí mồ hôi, giúp tiêu hóa.
Bạn có thể nấu cháo tía tô giải cảm. Cũng giống như lá đài bi, bạn có thể làm một nồi nước xông với lá tía tô, lá bưởi, lá tre, cây sả, ngải cứu. Sau đó cho người bệnh trùm kín để xông.
Bằng vỏ bưởi và lá bưởi
Vỏ ngoài của bưởi có chứa tinh dầu vị cay, đắng, thơm, tính bình có tác dụng trừ phong, hóa đờm, tiêu báng tích, tiêu phù thũng.
Cách chữa cảm lạnh: đun nước xông cùng với tía tô, lá tre,.. giúp người bệnh thoát mồ hôi. Ngoài ra có thể đun nước uống (pha thêm đường khi uống) sẽ giúp giảm triệu chứng ho có đờm.
Chữa cảm bằng tỏi
Tỏi có vị cay, tính ôn, nằm trong hai kinh can và vị. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, sát trùng, chữa bệnh lỵ ra máu, tiêu nhọt, hạch, tiêu đờm, trừ ho. Theo y học hiện đại, tỏi có chứa allicin có tác dụng kích thích hô hấp mạnh, làm thông thoáng đường thở, tăng cường trao đổi khí ở phổi. Tỏi có khả năng diệt virus và không bị kháng. Kích thích tiêu hóa mạnh và ngăn ngừa đau họng do nhiễm lạnh.
Thêm tỏi vào thức ăn thường ngày sẽ tăng khả năng phòng bệnh cảm lạnh, cảm cúm. Ăn khi bị ốm, giúp trừ ho, tiêu đờm.
Uống nước gừng nóng
Theo đông y, gừng có vị cay, tính ôn, có tác dụng tiêu đờm, giải cảm, chữa ho, chân tay lạnh và kích ứng da.
Thái thành từng miếng đun với nước, pha thêm chút đường sẽ giúp ấm cơ thể giảm cảm, đau đầu, ngạt mũi.
Đun nước xông: gừng cùng lá tre, lá hương nhu, lá tía tô, lá sả,…
Chữa bằng hành ta:
Hành có rất nhiều thành phần hóa học có tác dụng phòng chữa bệnh. Như acid malic, phytin và alylsulfit, tinh dầu, đặc biệt là chất kháng sinh alicine hòa tan trong nước. Alicine giúp diệt khuẩn rất mạnh đối với một số bệnh như thương hàn, lỵ, vi trùng tả, trực khuẩn, bệnh bạch hầu. Nhưng lại rất dễ mất tác dụng bởi nhiệt, kiềm. Ngoài ra trong hành còn chứa chất kháng khuẩn fitoncidi. Ăn hành thường xuyên có tác dụng phòng tránh các bệnh nhiễm qua đường hô hấp.
Để chữa cảm lạnh, bạn có thể nấu cháo hành, nhưng nhớ là cho hành vào sau.
Bên cạnh đó để chữa cảm cúm, nhức đầu. Lấy hành ta 6 – 8 củ, gừng sống 10g, xắt mỏng, đổ vào 1 cốc nước sôi, xông miệng mũi mỗi ngày 2 – 3 lần. Đồng thời, nên sắc nước gừng và hành để uống (1 ly giữa bữa ăn và 1 ly trước khi đi ngủ).
Xem thêm: Bé bị cảm lạnh, cha mẹ có cần đưa đến bác sĩ
Các bạn có thể đọc thêm chuyên mục sức khỏe tại Suckhoedothi.com