Ho có thể do virus hoặc vi khuẩn. Với vi khuẩn chúng ta có thể dùng kháng sinh, nhưng lại không hiệu quả với virus. Tuy nhiên với bà bầu việc dùng kháng sinh tuyệt đối nên tránh vì kháng sinh có thể để lại hậu quả khó lường cho em bé. Vậy đâu là cách chữa ho cho bà bầu?
Nội dung tóm tắt
Thuốc kháng sinh ảnh hưởng xấu đến em bé.
Mỗi thuốc kháng sinh có mức độ phổ kháng khuẩn khác nhau tùy vào từng mức độ bệnh lý. Nhưng hầu hết các kháng sinh đều vượt qua hàng rào nhau thai gây tác hại xấu cho thai nhi.
Tác hại sẽ phụ thuộc vào liều lượng, thời gian sử dụng. Có thể là khuyết tật, dị dạng thậm chí là tử vong thai nhi. Đặc biệt, sử dụng thuốc kháng sinh trong khi mang thai 3 tháng đầu, có thể gây quái thai. Do đây là thời điểm các cơ quan tha nhi được hình thành, tế bào được nhân mạnh nên chịu ảnh hưởng lớn bởi thuốc. Ở giai đoạn sau của thai kỳ, kháng sinh vẫn có thể gây tác hại xấu cho em bé. Lời khuyên là trong giai đoạn này mẹ bầu không nên dùng thuốc (trừ khi có sự chỉ định của bác sĩ).
Một số kháng sinh tuyệt đối cần tránh
(Có thể không liên quan đến chữa ho nhưng các mẹ cần tuyệt đối chú ý).
Nhóm tetracyclin gây hỏng men răng bé.
Nhóm amioglycosid gây điếc vĩnh viễn: nhóm này được sử dụng trong điều trị các bệnh nhiễm trùng, ngoài ra còn được bào chế trong các thuốc nhỏ mắt như tobra, tobrex,…
Nhóm quinolon gây hỏng sụn: Nhóm này không được sử dụng khi mang thai và cả khi cho con bú. Thậm chí nếu bé dưới 10 tuổi uống cũng sẽ làm xương và sụn của trẻ không phát triển được.
Kháng sinh chống nấm ketoconazol gây dị tật.
Biseptol gây thiếu máu nặng cho mẹ, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi
Loại thuốc vẫn được dùng chữa ho cho bà mẹ mang thai
Nhóm thuốc beta lactam gồm penicillin, cephalosporin… được chỉ đỉnh chữa ho do viêm họng (loại do vi khuẩn). Các thuốc nhóm beta này không ảnh hưởng lên thai nhi.
Thuốc giảm kích ứng tại họng: Loại không có codein, chống dị ứng (ho do dị ứng).
Thuốc làm trung hòa pH vùng họng với các thuốc có tính kiềm nhẹ natribicarbonate, nước muối loãng…
Ho do trào ngược: sử dụng thuốc kháng H2, chống trào ngược.
NHƯNG, bà bầu không nên tự ý chữa tại nhà.
Vì thuốc kháng sinh có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi, nên một số bà mẹ đã quyết định tự ý chữa trị. Dẫn đến trường hợp nặng thêm khi đó mới đưa đến bác sĩ. Khiến việc dùng thuốc là bắt buộc lúc này. Do đó khi có bầu có biểu hiện ho nên đi khám ngay. Vì chỉ có bác sĩ, thầy thuốc mới có thể chuẩn đoán chính xác nguyên nhân ho của mẹ bầu. Các bác sĩ (ở cơ sở uy tín) sẽ đủ biết đâu là thuốc được dùng và không được dùng cho thai nhi.
Xem thêm: Các mốc siêu âm thai cha mẹ cần biết
Cách chữa ho cho bà bầu theo phương pháp dân gian.
#1. Ngậm chanh muối thái lát, kết hợp súc miệng nước muối
Đặc tính kháng khuẩn diệt khuẩn của chanh kết hợp với muối giúp làm sạch cổ họng. Ngoài ra vỏ chanh có tính ấm. Nên ngậm chanh muối khá tốt trong việc làm dịu họng cũng như long đờm hiệu quả. Kết hợp với súc miệng nước muối cũng cho hiệu quả cao hơn.
#2. Gừng mật ong, ngoài ra có thể kết hợp thêm chanh.
Bản thân mật ong giúp làm giảm đồng thời nhiều triệu chứng khó chịu ở họng. Do có đặc tính kháng sinh tự nhiên, giúp dịu họng nhờ vị ngọt đặc trưng. Đồng thời giúp mau lành các tổn thương ở niêm mạc do kích thích tái tạo tế bào mới. Nhờ các tác dụng của albumin và acid panthotenic có trong thành phần mật ong. Mật ong sẽ giúp giảm ho hữu hiệu.
Gừng chứa hơn 400 hợp chất khác nhau. Gừng có tác dụng phần lớn là nhờ chứa sesquiterbene – hợp chất chứa 3 đơn vị là isoprene. Nổi bất với công dụng kháng viêm hiệu quả. Mang tính cay ấm có tác dụng tuần hoàn huyết dịch, có tác dụng làm ấm dạ dày. Có tác dụng tốt trong chữa ho do cảm lạnh và ho do đàm lạnh.
Sự kết hợp giữa gừng và mật ong giúp là cách chữa ho hiệu quả cho mẹ bầu.
#3. Lá tía tô, có thể uống nước nghiền, hoặc làm gia vị trong các món ăn.
Theo PGS. TS. Trần Công Khánh, Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây thuốc dân tộc cổ truyền, cho biết, dưới góc độ Đông y, hương vị của tía tô được đánh giá là sự pha trộn giữa hồi hương, cam thảo, quế và bạc hà sát khuẩn. Chính vì vậy, tía tô được y học cổ truyền xếp vào loại giải biểu, thuộc nhóm phát tán phong hàn, chữa bệnh bằng cách cho ra mồ hôi, giải cảm, khỏi sốt.
Do đó tía tô có tác dụng chữa ho do cảm lạnh, ho có đờm, ho hen lâu ngày ở người cao tuổi, ho suyễn. Và với đặc tính tự nhiên, bà bầu có thể yên tâm sử dụng tía tô trị ho sử dụng như một loại rau thơm, hoặc sắc nước uống.
#4. Quất hoặc chanh đào và mật ong
Cũng giống như chanh, quất cũng có tác dụng tương tự. Sự kết hợp quất và mật ong sẽ có tác dụng giảm ho cho mẹ bầu.
#5. Gừng và củ cải trắng
Theo đông y, củ cải trắng có tình bình có tác dụng đưa hơi đi xuống, trừ đờm. Đây là thuốc chữa bệnh về hô hấp hiệu quả.
Cách làm: ninh củ cải cùng một chút gừng ( tránh trường hợp quá cay). Lấy nước cho mẹ bầu uống.
#6. Tỏi
Tỏi có đặc tính kháng khuẩn kháng cả virus. Tỏi có thể trị ho gà, ho cảm lạnh, ho hen. Trị cảm lạnh, ho, viêm họng, sổ mũi, ho hen. Tuy nhiên vì có đặc tính nóng và tác dụng khí mạnh. Đối với phụ nữ mang thai chỉ nên bổ sung tỏi vào trong thức ăn hàng ngày. Không nên dùng tỏi trực tiếp.
#7. Lá húng chanh
Lá húng chanh (còn gọi là tần dày lá hay lá tần có lông), có chứa tinh dầu mà thành phần chủ yếu là cavaron có tác dụng trừ đờm, tiêu độc rất tốt nên có thể được dùng làm thuốc chữa cảm, ho, trị viêm họng.
Bà bầu có thể đun nước lá húng chanh uống (đập dập lá), ngoài ra có thể hấp cách thủy cùng đường phèn.
#8. Lá hẹ
Lá hẹ có vị cay hơi chua, hăng, tính ấm, có tác dụng trợ thận, bổ dương, ôn trung, hành khí, tán huyết, giải độc, cầm máu, tiêu đờm. Do đó lá hẹ có tác dụng tốt trong chữa ho do lạnh, ho khò khè. Mẹ bầu muốn giảm ho, khỏi ho chỉ cần chế biến rau hẹ thành món ăn ưa thích như: làm rau sống, rau luộc, món xào từ rau hẹ: xào cùng đậu xanh, xào gan đê, lươn, nấu canh hẹ, cháo lá hẹ, muối dưa hẹ, thậm chí có thể làm bánh nhân lá hẹ.
Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu theo từng giai đoạn.
Trên đây là một vài cách chữa ho cho bà bầu bằng phương pháp dân gian, và một số lưu ý dùng thuốc mẹ bầu cần chú ý. Hi vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc.