Bị chuột rút ở bắp chân khi ngủ gây ra khá nhiều phiền toái cho người bị. Chất lượng giấc ngủ bị giảm sút. Rốt cuộc thì nguyên nhân chuột rút bắp chân là gì? Có cách nào để tránh không?
Nội dung tóm tắt
Chuột rút bắp chân là gì?
Chuột rút bắp chân là hiện tượng một nhúm cơ nằm ở bắp chân bị co rút đột ngột. Nó khiến khu vực bắp chân bị cuộn thắt, đau đớn dữ dội và người bị chỉ muốn hét lên.
Chuột rút bắp chân sẽ kéo từ khu vực phía sau chân từ mắt cá chân cho đến đầu gối. Cơn đau có thể kéo giằng ra các nhóm cơ phía trước. Ngoài chuột rút bắp còn có chuột rút cơ đùi, đầu ngón chân. Tuy nhiên, chuột rút bắp là tình trạng thường gặp và đau đớn hơn cả.
Nhưng, chuột rút bắp chân thường không kéo dài. Chúng sẽ giảm bớt theo thời gian. Thường không kéo dài quá 10 phút. Tuy nhiên, những di chứng nó để lại thì có thể gây đau đớn vùng cơ này cho đến vài ngày sau.
Bị chuột rút ở bắp chân khi ngủ là hiện tượng chuột rút xảy ra trong thời điểm ngủ. Có những người đang ngủ và bị chuột rút khiến họ đau đớn tỉnh dậy. Có người thì họ đột nhiên tỉnh giấc giữa đêm, họ muốn xoay người, muốn có hành động nâng chân. Nhưng ngay lúc này, bắp chân bắt đầu bị co rút.
Ai là người dễ bị chuột rút bắp chân khi đang ngủ nhất?
Chuột rút về chân có thể xảy ra ở tất cả mọi người. Nhưng có tỉ lệ cao hơn ở độ tuổi lớn hơn. Và nữ giới sẽ có nhiều nguy cơ bị hơn nam giới.
Theo báo cáo:
- Chuột rút bắp xảy ra ở 50 đến 60 phần trăm người lớn tuổi.
- 7 phần trăm trẻ em và thanh thiếu niên
- 40 phần trăm phụ nữ mang thai
20 % Trong số những người thường xuyên bị chuột rút phải tìm đến sự trợ giúp của y tế.
Nguyên nhân gây chuột rút bắp chân khi ngủ
Thực tế là các chuyên gia không biết chính xác những gì đã tác động đến chuột rút bắp chân vào ban đêm. Có một số cho rằng chuột rút là do thiếu khoáng chất, magie, canxi,… Tuy nhiên, việc bổ sung khoáng chất lại chỉ giúp ích cho một nhóm người.
Các yếu tố dưới đây cũng là một trong các yếu tố chung thường xuất hiện ở bị chuột rút bắp chân đêm (*):
Lối sống ít vận động: Cơ bắp cần được kéo dài thường xuyên để hoạt động đúng. Ngồi trong thời gian dài có thể khiến cơ bắp chân dễ bị chuột rút hơn.
Ngược lại hoạt động cơ bắp quá mức cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Tập thể dục, hay cơ hoạt động quá mức khiến cơ mệt mỏi gây ra tình trạng chuột rút cơ bắp.
Tư thế ngồi không đúng: Việc ngồi hai chân vắt chéo, hoặc chỉ có ngón chân chạm đất cũng được cho là có liên quan đến tình trạng chuột rút.
Thời gian đứng lâu: Do đặc thù công việc, một số người phải đứng trong một thời gian dài, chính điều này sẽ khiến cơ bị căng trong thời gian dài làm tăng nguy cơ bị chuột rút.
Sự căng thẳng: Căng thẳng đầu óc, rối loạn hoạt động thần kinh là nguyên nhân dẫn đến chuột rút bắp chân.
Rút ngắn gân: Các gân, kết nối cơ và xương, rút ngắn tự nhiên theo thời gian, theo tuổi tác. Điều này có thể dẫn đến chuột rút trong cơ bắp.
Ngoài ra chuột rút bắp chân còn liên quan mật thiết đến một số vấn đề sức khỏe như:
- Giai đoạn mang thai: thiếu các nguyên tố vi lượng cần thiết cho thai kỳ.
- Vấn đề liên quan đến cấu tạo như bàn chân phẳng, hoặc hẹp cột sống.
- Rối loạn thần kinh chẳng hạn như bệnh thần kinh vận động hoặc bệnh thần kinh ngoại biên
- Rối loạn thoái hóa thần kinh như bệnh Parkinson
- Rối loạn cơ xương khớp, chẳng hạn như viêm xương khớp
- Tình trạng gan, thận và tuyến giáp
- Rối loạn chuyển hóa chẳng hạn như bệnh tiểu đường
- Tình trạng tim mạch, chẳng hạn như bệnh tim hoặc bệnh mạch máu ngoại biên
- Tác dụng phụ của thuốc như statin và thuốc lợi tiểu.
Một vài cách giúp bạn giảm bớt tình trạng chuột rút bắp chân cũng như chuột rút khác
Chuột rút bắp chân khi ngủ khiến bạn đau đớn khó chịu, nhưng chúng không nghiêm trọng. Hầu hết những người trải nghiệm chúng không cần điều trị y tế.
Dưới dây là điều bạn có thể làm để giảm bớt tính trạng chuột rút:
Massage chân của bạn: chà xát các cơ bị ảnh hưởng có thể giúp nó được thư giãn. Sử dụng một hoặc cả hai tay để nhẹ nhàng nhào và nới lỏng cơ bắp.
Căng ra: Nếu chuột rút ở bắp chân, bạn nên cố gắng duỗi chân.
Đi trên gót chân của bạn. Điều này sẽ kích thích các cơ đối diện với bắp chân của bạn, cho phép nó thư giãn.
Làm ấm vùng cơ bị chuột rút: nhiệt có khả năng giúp làm dịu cơ khá tốt. Việc bạn cần làm là dùng một chiếc khăn ấm, một chai nước ấm, miếng sưởi ấm, chườm lên khu vực bị ảnh hưởng. Tắm nước ấm hoặc tắm có thể giúp ích.
Một vài trường hợp cho biết họ giảm tình trạng sau khi uống nước dưa chua, hay uống thuốc giảm đau không kê đơn. Tuy nhiên việc này không khuyến khích bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi làm theo.
Ngoài ra thì bạn cần có chế độ tập luyện thể thao phù hợp, tránh việc ngồi hay đứng liên tục, …
Ngăn ngừa tính trạng chuột rút:
- Uống đủ nước
- Dãn cơ trước khi ngủ
- Nơi ngủ thoải mái
- Chọn giày dép phủ hợp, giúp máu lưu thông tuần hoàn.
Nếu chuột rút thường xuyên làm khiến giấc ngủ của bạn bị gián đoạn, điều bạn cần lúc này là đến gặp bác sĩ. Họ có thể giúp bạn kê đơn thuốc giãn cơ để ngăn ngừa chuột rút hoặc giúp bạn kiểm soát điều đó.
>>> Ngủ mở mắt: nguyên nhân, cảnh báo nguy cơ đối với người bị
>>> 6 cách trị mất ngủ dân gian đơn giản tại nhà