Chuyển đổi số là một phần không thể thiếu và có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống xã hội và nền kinh tế. Vậy chuyển đổi số là gì? Vai trò và tầm quan trọng của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp trong thời đại ngày nay như thế nào? Hãy cùng điểm qua một số thông tin quan trọng về chuyển đổi số ngay bây giờ nhé
Nội dung tóm tắt
1. Chuyển đổi số là gì?
1.1 Khái niệm
Chuyển đổi số có tên tiếng anh là Digital Transformation là một trong những thuật ngữ xuất hiện gần đây với rất nhiều cách hiểu khác nhau.
Theo Gartner, doanh nghiệp hàng đầu thế giới về nghiên cứu và tư vấn công nghệ thông tin, chuyển đổi số là “việc sử dụng các công nghệ số để thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ra những cơ hội, doanh thu và giá trị mới”.
1.2 Ví dụ về chuyển đổi số
Ngày nay, ứng dụng số xuất hiện trong mọi mặt cuộc sống. Những phần mềm thông minh đã thay đổi hoàn toàn các quy trình truyền thống phức tạp.
Ví dụ như giờ đây các thông tin cơ bản của bệnh nhân sẽ được lưu trên một hệ thống tổng hợp. Bác sĩ và người bệnh có thể truy cập để xem lại tiền sử bệnh lý, thời gian hẹn hay tình trạng viện phí. Điều này giảm tình trạng nhầm lẫn, thất lạc hồ sơ như trước đây.
Ngoài ra, việc bạn có thể đặt vé online, thanh toán trực tuyến hay là xử lý các dữ liệu trên phần mềm quản lý công việc,… đều là thành tựu ứng dụng công nghệ hiện đại.
2. Lợi ích của chuyển đổi số và khi nào nên bắt đầu thực hiện?
Chuyển đổi số mang lại rất nhiều lợi ích to lớn cho các lĩnh vực. Không những giúp tăng năng suất, tối ưu chi phí mà còn giúp mở ra nhiều môi trường, không gian mới để phát triển. Đặc biệt thì ngoài các giá trị truyền thống đã có thì nó còn giúp tạo ra các giá trị mới mẻ và thực tế hơn
Đây hiện là xu hướng và là quá trình khách quan không thể đi ngược lại được, vì thế mà có muốn hay không thì quá trình này vẫn diến ra. Cuộc sống vẫn luôn vận động không ngừng.Mỗi người phải không ngừng thay đổi tích cực, thích nghi với nếu không muốn bị bỏ lại ở phía sau. Vì vậy mà xu thế này có thể được thực hiện ngay lập tức bắt đầu từ những những điều cơ bản nhất từ tư duy, nhận thức, sau đó là cách sống, làm việc và các phương thức để sản xuất, vận hành dựa trên công nghệ số.
3. Tầm quan trọng của chuyển đổi số với các tổ chức, doanh nghiệp?
Chuyển đổi số là một quá trình quan trọng trong quá trình phát triển của tổ chức. Nó giúp doanh nghiệp của bạn nhiều tiềm năng phát triền hơn nữa, qua việc mở rộng quy mô hiệu quả, cải thiện mọi hoạt động kinh doanh, tiếp cận nhiều khách hàng, tận dụng tốt data cũ và tối ưu chi phí hơn rất nhiều. Dưới đây là một vài lợi mang lại cho doanh nghiệp.
3.1. Dữ liệu được cung cấp chi tiết
Chuyển đối số giúp các nhân sự có thể truy cập vào lượng dữ liệu khổng lồ. Doanh nghiệp dễ dàng theo dõi các chỉ số khác nhau như: hiệu quả của quy trình, tỷ lệ chuyển đổi số các kênh, hành trình của các đối tác, sự hài lòng khách hàng và một số các chỉ số khác nữa. Không chỉ giúp doanh nghiệp có thể sắp xếp dữ liệu trực quan và truy cập dễ dàng mà còn giúp việc đưa ra những quyết định chính xác hơn nhờ việc thống kế và phân tích những dữ liệu mà công ty hiện có.
3.2. Doanh nghiệp duy trì và khẳng định vị trí
Chuyển đổ số đã trở thành điều tất yếu trong kỷ nguyên 4.0, càng ngày càng phát triển. Đây không phải là sự lựa chọn nữa mà đó là điều cần thiết để duy trì sự cạnh tranh.
Theo Deborah Ancona giáo sư quản lý tại MIT – Viện công nghệ Massachusetts và là người sáng lập trung tâm lãnh đạo cho biết: “Sự thúc đẩy chuyển đổi kỹ thuật số đang tăng tốc trong một thế giới mà các công ty ngày càng cạnh tranh về sự đổi mới, tốc độ và khả năng thích ứng”.
Khẳng định và duy trì được vị thế trên thị trường
Có tới 93% các công ty đồng ý rằng, công nghệ số là yếu tố cần thiết giúp tổ chức có thể đạt được mục tiêu đổi mới kỹ thuật sốcủa họ. Điều đó chứng mình cần lựa chọn kỹ thuật số phù hợp để đáp ứng mục tiêu của mình và làm hài lòng đối tác.
Hiện nay các công cụ hỗ trợ công nghệ số 4.0 đều được thiết kế để đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng và các tổ chức cần tìm ra được các giải pháp pháp hợp nhằm nâng cao trải nghiệm và đáp ứng các nhu cầu của các bên ở hiện tại và tương lai ngày càng tốt hơn.
3.3. Tối ưu trải nghiệm của khách hàng
Theo Accenture công ty chuyên về dịch vụ tư vấn chiến lược, kỹ thuật số và hoạt động của Ireland cho biến: có tới 91% người dùng có nhiều khả năng mua hàng từ những thương hiệu gọi tên họ, biết được lịch sử mua hàng và đưa ra các giải pháp, đề xuất để sản phẩm dựa trên nhưng mong muốn, sở thích và yêu cầu của họ. Nói ngắn gọn hơn là đối tượng mục tiêu yêu cầu cá nhân hóa và để làm được trên quy mô lớn thì bắc nuộc phải sử dụng kỹ thuật số.
Công nghệ kỹ thuật số sẽ giúp doanh nghiệp có các thông tin chi tiết về lịch sử dữ liệu của khách hàng gồm các tương tác về sở thích cũng như mức độ tương tác của họ.
Hơn nữa, cũng đưa ra các phương tiện nhằm phân tích dữ liệu một cách nhanh chóng nhằm tối ưu tốt nhất trải nghiệm khách hàng. Giúp doanh nghiệp dễ dàng đáp ứng những mong muốn và nhu cầu của khách hàng lớn hơn.
3.4. Tăng cường liên kết giữa các phòng ban
Thực hiện ứng dụng công nghệ số trong doanh nghiệp giúp các nhân sự ở các bộ phận có thể giao tiếp tốt và thương xuyên với nhau hơn. Chính nhờ việc sử dụng các nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất, điều này giúp các phòng ban có thể dễ dàng chia sẻ nhiều loại thông tin, tài liệu ở mọi lúc mọi nơi. Chính vì thế mà khả năng cộng tác giữa các phòng ban được đẩy mạnh.
3.5. Nâng cao hiệu quả hoạt động và tối ưu chi phí
Xu hướng sử dụng công nghệ số giúp doanh nghiệp tối ưu được chi phó trong các hoạt động của mình. Ví dụ về chuyển đổi số như, việc sử dụng phần mềm để quản lý kho bãi, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí trong việc phải kiểm kê sản phẩm mà nắm được tính hình kho bãi một cách nhanh nhất.
Dữ liệu sẽ được lưu trữ trên điện toán đám mấy và có thể quản lý được bởi nhà cung cấp bên ngaoif, Điều này giúp nhân sự có nhiều thời gian hơn để tập trung vào làm những dự án, công việc khác, mang lại được nhiều gái trị hơn.
Nhìn chung là khi áp dụng doanh nghiệp có thể dễ dàng thực hiện các tác vụ và quy trình công việc một cách tự động, giúp tiết kiệm được nhiều thời gian. Ví dụ: Dùng phần mềm quản lý công việc để tối ưu công tác vận hành, quy trình, báo cáo nhanh chóng, sử dụng các phần mềm để quản lý tài chính, nhân sự, dữ liệu khách hàng,..
4. Doanh nghiệp nên chuyển đổi số thế nào?
Chuyển đổi số doanh nghiệp là một quá trình dài, nhiều bước mà không có một công thức chung nào cho tất cả. Chính vì thế mà tùy từng tổ chức hoặc cá nhân cần xác định được lộ trình trước khi bắt đầu vào thực hiện. Dưới đây là một số những thắc mắc mà doanh nghiệp hay gặp phải.
Chuyển đổi số toàn cầu trong từng lĩnh vực:
- Trong cơ quan, tổ chức nhà nước: Là hoạt động phát triển chính phủ số của các cơ quan nhà nươc từ trung ưng tới địa phương ứng với các hoạt động phát triền chính quyền số, đô thị thông minh.
- Đối với doanh nghiệp: Là việc áp dụng giải pháp sốvào quá trìn vận hành, hoạt động kinh doanh, sản xuất, quản lý điều hành mọi hoạt động của tổ chức. Với mục đích là gia tăng hiệu quả, tối ưu trải nghiệm khách hàng và tạo được lợi thế cạnh tranh.
- Ngành logistics: Để rút ngắn thời gian, nâng cao năng lực cạnh tranh, cắt giảm chi phí logistic, tăng trưởng và có nhiều khách hàng nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
- Trong lĩnh vực sản xuất: Là việc thay đổi một số phương thức làm việc thủ công thay bằng tự động nhờ sự hỗ trợ của máy móc công nghệ thay đổi các vận hành, quy mô kinh để đem lại hiệu quả cao hơn.
- Trong nông nghiệp: Là việc tích hợp những giải pháp số mới vào việc canh tác và nuôi trồng. Những điều này cũng giúp doanh nghiệp có thể đưa ra nhiều quyết định đúng đắn, nâng cao hiệu suất cũng như hỗ trợ việc quản lý hiệu quả
- Trong lĩnh vực y tế là gì: Là ứng dụng những thành tựu khoa học và hệ thống thông tin toàn diện, chú trọng đến các giải pháp số hiện đại nhằm thay đổi hoạt động chăm sóc sức khỏe.
- Trong ngành xây dựng là gì: Áp dụng công nghệ số và tận dụng tối đa sức mạnh của dữ liệu để năng cao hoạt động thi công và quản lý năng suất hiệu quả hơn.
- Đổi mới kỹ thuật số ngành bán lẻ là gì?: Chuyển đổi mô hình kinh doanh từ tập trung vào sản phẩm sang tập trung vào đối tượng mục tiêu, áp dụng dữ liệu để đưa ra những quyết định đúng đắn.
- Trong ngành giáo dục: Áp dụng giải pháp số vào hoạt động giảng dạy và quản lý vận hành của các doanh nghiệp giáo dục.
- Trong ngành du lịch: Là sự phát triển thông minh cũng với sự hỗ trợ của giải pháp số đưa đến những trải nghiệp hài lòng nhất cho khách hàng.
- Trong bán hàng là gì: Là việc vận dụng, áp dụng giải pháp số để giải quyết những vấn đề và khó khăn trong tổ chức hoạt động bán hàng.
>> Đọc thêm: Top 15 phần mềm quản lý doanh nghiệp tốt nhất
5. Tổng kết
Với những thông tin bên trên thì chắc hẳn các doanh nghiệp và tổ chức cũng đã có cái nhìn rõ hơn về chuyển đổi số là gì và các định hướng đối với các ngành nghề của doanh nghiệp. Nếu gặp bất kỳ khó khăn trong quá trình chuyển đổ số hãy để lại bình luận dưới bài viết để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
>> Đọc thêm: 5 ý tưởng nâng cao môi trường đô thị thông qua công nghệ và đổi mới sáng tạo