Giấc ngủ luôn luôn xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày. Đây là một quá trình bắt buộc đối với mọi sinh vật trên thế giới này. Thế nhưng liệu bạn đã hiểu hết về giấc ngủ hay chưa? Có những điều gì còn ẩn chứa trong những giấc ngủ của chúng ta? Có cách nào giúp ngủ ít vẫn khỏe hay không? Hãy cùng tìm hiểu ngay.
Nội dung tóm tắt
Không phải cứ ngủ đủ 8 tiếng là tốt
Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày
Dường như lời khuyên mỗi người cần phải ngủ 8 tiếng mỗi ngày mới có thể đảm bảo năng lượng và sức khỏe cho một ngày làm việc. Tuy nhiên,không phải lúc nào cũng đúng. Đối với một số người, 8 tiếng là đủ, nhưng số khác có thể là 7, 9 tiếng hoặc thậm chí chỉ là 4 tiếng mà thôi.
Các chuyên gia cho biết, thời gian cần cho giấc ngủ của một người phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như gen di truyền, tuổi tác và mức độ hoạt động trong ngày,… Ví dụ như có một số kiểu gen ở nhiều người chỉ cần những giấc ngủ ngắn. Họ có thể ngủ ít vẫn khỏe. Ngược lại, lại có những người cần ngủ nhiều hơn mới có thể đảm bảo các hoạt động thường ngày.
Ngủ bù
Rất nhiều người bị mất ngủ thường có quan niệm thức đêm, sau đó ngủ tới tận trưa vào hôm sau có thể bù trừ cho nhau, Thể nhưng thực sự thì hành động này sẽ gây xáo trộn nghiêm trọng cho đồng hồ sinh học bên trong cơ thể bạn. Bởi, mỗi lần chuyển đổi giờ giấc ngủ, cơ thể bạn sẽ cảm thấy lẫn lộn, khiến giấc ngủ về sau cũng bị ảnh hưởng.
Nguy hiểm hơn, khi giấc ngủ không ổn định bạn sẽ rất dễ bị trầm cảm và căng thẳng. Đây chính là trạng thái tồi tệ nhất kéo chất lượng cuộc sống của bạn đi xuống. Khiến bạn luôn trong tình trạng mệt mỏi, bực bội và thiếu sức sống. Vậy nên, dù bận rộn đến đâu, hãy dành thời gian quan tâm đến giấc ngủ của mình. Bạn có thể không cần ngủ nhiều, nhưng bạn cần ngủ một cách khoa học.
Tại sao bạn ngủ nhiều mà vẫn mệt?
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát hiện ra rằng chúng ta không ngủ suốt đêm mà ngủ theo chu kỳ. Một giấc ngủ bao gồm nhiều chu kỳ, mỗi chu kỳ kéo dài 90 phút. Trong đó, mỗi chu kì của giấc ngủ chúng ta sẽ trải qua 5 giai đoạn bao gồm: ru ngủ, ngủ nông, ngủ sâu, ngủ rất sâu và ngủ mơ. Mà thức dậy vào mỗi giai đoạn lại mang một hiệu quả riêng cho cơ thể.
Nếu bạn thức dậy vào giai đoạn ngủ sâu và ngủ rất sâu, bạn chắc chắn sẽ có một ngày rất mệt mỏi và bực bội, thậm chí là hoảng loạn. Bởi vì trong giai đoạn này cơ thể đang nghỉ ngơi hoàn toàn.Khi bị đánh thức đột ngột, não bộ và tất cả các cơ quan phải ngay lập tức khởi động lại mà chưa có sự chuẩn bị nào cả. Chính vì thế, cho dù bạn ngủ sớm, từ 10 giờ tối cho tới sáng hôm sau, ngủ đủ 8 tiếng, thậm chí là 9 tiếng, bạn vẫn mệt như thường. Vậy có cách nào giúp ngủ ít vẫn khỏe?
Cách giúp ngủ ít vẫn khỏe
Ngủ ít vẫn khỏe: Thức dậy đúng lúc
Đầu tiên là bạn phải tránh thức dậy vào 2 giai đoạn ngủ sâu và rất sâu. Theo đó, thời điểm tốt nhất để bạn thức dậy chính là lúc giao thoa giữa 2 chu kỳ. Có nghĩa là trong khoảng cuối giai đoạn thứ 5 hoặc đầu giai đoạn số 1 ở mỗi chu kỳ. Nếu có thể thức dậy vào thời điểm đó, đảm bảo bạn sẽ có một ngày tuyệt vời tràn đầy năng lượng. Vậy công thức nào giúp bạn ngủ ít vẫn khỏe?
Ngủ ít vẫn khỏe: Ngủ đủ giấc
Theo nghiên cứu, một giấc ngủ được cho là đủ giấc sẽ kéo dài từ 3 – 6 chu kỳ. Thông thường là 5 chu kỳ. Nếu ngủ ít hơn 3 chu kỳ trong thời gian dài cơ thể bạn sẽ kiệt quệ, thậm chí dẫn đến rối loạn thần kinh. Còn nếu ngủ nhiều hơn 5 chu kỳ, bạn không những chẳng có thời gian để làm việc mà lâu dần còn khiến cơ thể yếu ớt và sức khỏe yếu dần đi. Theo đó, 3 chu kì là khoảng thời gian giúp bạn ngủ ít mà vẫn khỏe. Còn 6 chu kì là thời gian tối đa để có một giấc ngủ khoa học.
Công thức giúp bạn ngủ ít vẫn khỏe
Thời gian đi ngủ + (1,5 x “n”) + 14 = Thời gian thức giấc
Trên đây là công thức tính giúp bạn thức dậy đúng vào thời điểm giữa các chu kỳ ngủ. Trong đó
- 1,5 – Đây chính là thời gian của một chu kì (90 phút = 1 giờ 30 phút)
- n – Là số chu kỳ giấc ngủ (n nên có giá trị từ 3 – 6).
- 14 – Đây chính là thời gian để chìm vào giấc ngủ. Tuy nhiên, cũng có người trằn trọc lâu hơn, họ phải mất đến 30 hoặc 40p. Hay cũng có người rất dễ ngủ, họ chỉ cần 5 phút là đã ngủ dễ dàng. Thế nhưng 14 phút là thời gian một người thường.
Ví dụ: Trong trường hợp một người đi ngủ lúc 10 giờ tối (22h), ngủ trong 5 chu kỳ và thời gian mà anh ấy bắt đầu lên giường cho đến khi bắt đầu ngủ là 14 phút. Chúng ta sẽ có thời gian thức giấc là: 22h + 7,5h + 14 phút = 5h44′ sáng. Hiểu một cách đơn giản hơn: bạn có thể ngủ chính xác là 9 giờ 14 phút, 7 giờ 44 phút, 6 giờ 14 phút hoặc 4 giờ 44 phút đều mang lại cho bạn cảm giác tỉnh táo vào sáng hôm sau.
Trên đây là những thông tin và công thức tính thời điểm để ngủ ít vẫn khỏe. Hy vọng những kiến thức trên có thể giúp các bạn hiểu thêm về giấc ngủ. Áp dụng công thức này để tính toán thời gian ngủ và thức dậy phù hợp. Đảm bảo bạn sẽ có giấc ngủ ngon xua tan mọi mệt mỏi dù cho có thức khuya đi chăng nữa.
>> Các bài viết liên quan:
- Bất ngờ những nguyên nhân mất ngủ có thể bạn chưa biết?
- Mất ngủ đêm ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống như thế nào?
- 5 hội chứng rối loạn giấc ngủ bạn nên biết