“SỐC” VỚI 12 ĐẶC TRƯNG TRONG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI TRUNG QUỐC

Hiểu rõ về văn hóa doanh nghiệp Trung Quốc là một yếu tố cần thiết nếu bạn đang có nhu cầu làm việc cho những công ty, môi trường làm việc lớn của xứ sở Trung Hoa. Là một “bước đệm” quan trọng cho người lao động thích nghi với môi trường làm việc trong tương lai. Khác với các nước Châu Âu hay Việt Nam, văn hóa doanh nghiệp Trung Quốc có những nét riêng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những đặc trưng đó để chuẩn bị hành trang giúp bạn tự tin và sẵn sàng cho môi trường làm việc mới.

Nội dung tóm tắt

Định nghĩa văn hóa doanh nghiệp

Văn hoá doanh nghiệp là kết tinh của những giá trị được gây dựng nên trong cả một quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của công ty, từ nhận thức của công chúng về thương hiệu  đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên đến lợi nhuận cuối cùng.

Còn là sự kết hợp các giá trị, tầm nhìn, sứ mệnh của công ty và các khía cạnh hàng ngày của giao tiếp, tương tác và các mục tiêu hoạt động để tạo ra bầu không khí xuyên suốt trong quá trình làm việc của một tổ chức. 

Hiện nay có rất nhiều định nghĩa xoay quanh về khái niệm này, có một vài cách định nghĩa khác tìm hiểu thêm tại đây 

12 Nét đặc trưng trong văn hóa doanh nghiệp tại Trung Quốc

1. Không gian làm việc 

Nếu như ở các nước khác yêu cầu không gian làm việc đơn giản, tinh gọn lại đồ đạc đề không gian làm việc rộng rãi, thậm chí khu vực làm việc hay bàn làm việc của nhân viên đều phải giống nhau, khuôn khổ thì không gian làm việc tại Trung Quốc lại có phần thoải mái hơn.

Như việc nhân viên có thể thỏa sức trang trí bàn làm việc cá nhân mình cũng như đem theo những đồ dùng cá nhân cần thiết đến văn phòng để phục vụ mục đích cá nhân, những tránh làm ảnh hưởng đến không gian làm việc của người khác. 

                                              Không gian bàn làm việc 

2. Văn hóa họp của doanh nghiệp 

Điều quan trọng nhất trong một cuộc họp tại doanh nghiệp Trung Quốc là phép lịch sự. Điều này thể hiện bạn là một người có đạo đức, tác phong tốt.  Bạn cũng sẽ nhận lại được sự kính trọng từ người khác.
Chính vì vậy, bạn nên chuẩn bị thật tốt trước khi bắt đầu một cuộc họp. Ngoài các nội dung quan trọng như kế hoạch kinh doanh, dự án…

Chính vì vậy sẽ rất cần thiết nếu bạn tìm hiểu trước về những người mà mình sẽ cùng họp, nắm chắc về tuổi tác, chức vụ, thành viên đảng nào, thành tích công tác… 

Bạn còn cần tìm hiể thêm về các thành viên trong cùng cuộc họp đó. Ví dụ như: tuổi tác, chức vụ, thành viên đảng nào, thành tích công tác… Hãy đứng dậy khi có cấp trên vào phòng. Mời họ ngồi một cách lịch sự và chu đáo. Kể cả trong trường hợp bất đồng ngôn ngữ, bạn vẫn có thể dùng ngôn ngữ cơ thể để giao tiếp cơ bản.

Người Trung Quốc thường họp thành nhiều kỳ. Đối với họ, họp là cơ hội để trao đổi thông tin,  xây dựng, củng cố mối quan hệ. Quyết định thường được đưa ra ở các cuộc thảo luận và lấy ý kiến số đông. Chính vì thế khi họp với người Trung Quốc bạn phải thật kiên nhẫn. Vì nếu nóng vội bạn sẽ chẳng được gì thậm chí còn làm trì hoãn lâu hơn nữa.

Đây chính là một điểm cần lưu ý trong văn hóa kinh doanh của người Trung Quốc.

                                                          Văn hóa họp 

Xem thêm  Những điều có thể bạn chưa biết về Trung Quốc

3.  Nhân viên được nghỉ trưa

Ở hầu hết các quốc gia khác, sẽ có cơ sở để lo ngại nếu bạn bị phát hiện ngủ trong văn phòng.

Tuy nhiên, ở Trung Quốc, nó rất là chuẩn mực. Các đồng nghiệp sẽ vội vã ăn hết bữa trưa để họ có thể trở lại văn phòng sớm nhất có thể để chợp mắt trên bàn làm việc hoặc thậm chí trên giường gấp. Văn hóa này khá giống với Việt Nam.

Văn hóa nghỉ trưa là chuẩn mực đến mức các đồng nghiệp phải coi trọng thời gian ăn trưa như thời gian mọi người ngủ. Đèn tắt, rèm kéo, và nếu ai làm ồn – từ trò chuyện đến xem video. Họ sẽ bị đồng nghiệp và thậm chí là sếp của họ nhắc nhở.

                                                     Nhân viên nghỉ trưa

4. Sếp luôn đúng – Lãnh đạo độc quyền.

Nổi tiếng với bề dày lịch sử dân tộc Trung Quốc cũng chịu sự ảnh hưởng của nét văn hóa trong thời đại cũ đó là người đứng đầu luôn đúng và ý kiến của người đứng đầu có được sự tín nhiệm, tôn trọng cao.

Chính vì lý do đó mà nhân viên, người lao động luôn có quan niệm chỉ cần làm theo nhiệm vụ, định hướng của người lãnh đạo đề ra, việc đưa ra ý kiến xây dựng hay ý tưởng đổi mới cải tiến từ vị trí của một nhân viên là điều không cần thiết.

Ảnh hưởng từ nét xưa nên họ tin rằng, việc một nhân viên đưa ra một ý kiến là không tôn trọng lãnh đạo và sẽ bị kỷ luật, thậm chí sa thải.

                                                Cấp bậc trong doanh nghiệp

5. Xin nghỉ phép 

Ở phương Tây, sẽ có ngày nghỉ phép hàng năm. Vương quốc Anh được 37 ngày, trong khi Pháp được 38 và Thụy Điển là 41. Ở Trung Quốc, ngoài những ngày nghỉ lễ quốc gia, nhân viên không có nghĩa vụ phải cho nhân viên nghỉ phép hàng năm.

Do đó, việc nghỉ phép ở Trung Quốc sẽ hơi khó khăn và để được nghỉ ngoài những ngày nghỉ lễ quốc gia, nhân viên ở Trung Quốc cần phải nghỉ không lương.

Văn hóa xin nghỉ phép
                                                   Văn hóa xin nghỉ phép

6. Tặng quà đối tác

Tặng quà là một nét nổi bật của văn hóa Trung Hoa. Việc tặng và nhận quà là một phần quan trọng trong tiến triển quan hệ làm ăn. Trung Quốc là quốc gia mà mối quan hệ còn được đặt trước cả công việc. Chính vì vậy quà là một công cụ củng cố quan hệ kinh doanh hữu ích. Một lời cảm ơn suông sẽ bị coi là thiếu lịch sự ở Trung Quốc.

Tuy nhiên bạn nên tránh tặng những món quà đắt tiền vì như vậy dễ hiểu lầm là đút lót. Nhớ là luôn luôn phải gói quà. Nếu một công ty Trung Quốc, bạn nên tặng quà công khai. Còn nếu doanh nghiệp bạn được nhận quà từ khách hàng Trung Quốc thì không nên mở quà trước mặt họ.

7. Quan hệ nhà và khách 

Giống như các môi trường văn hóa phương Đông khác, người Trung Quốc thường lưu ý đến quan hệ nhà và khách. Nếu bạn thực hiện đón tiếp đoàn doanh nghiệp Trung, nên chuẩn bị sẵn sàng và đầy đủ những thủ tục để tỏ thành ý. Trong trường hợp bạn là khách đến tham quan hoặc công tác tại các công ty Trung Quốc, cần bày tỏ sự hài lòng và dành những lời khen, đây cũng là một dịp để tặng quà giống như đã nhắc đến.

Bên cạnh đó, quan hệ giữa nhà và khách còn thể hiện rõ ràng trong quá trình đàm phán hoặc thương lượng. Lúc này lợi thế sẽ được ưu tiên ở bên chủ nhà và những người khách sẽ gặp đôi chút bất lợi, vì vậy đây cũng là một điểm quan trọng mà bạn cần chú ý.

Quan hệ nhà và khách
                                            Quan hệ nhà và khách

 

8. Thể hiện cảm xúc 

Cảm xúc luôn được xem là điểm mạnh và cũng là điểm yếu trong văn hóa doanh nghiệp Trung Quốc. Việc biểu thị cảm xúc sẽ giúp bạn tăng thêm tự tin khi thuyết trình hoặc chiếm ưu thế trong các cuộc họp, trao đổi.

Ngoài ra, biểu thị cảm xúc cũng là cách giúp củng cố các mối quan hệ và gắn kết các đội nhóm trong môi trường doanh nghiệp. Đi cùng với những mặt tích cực thì thể hiện cảm xúc giả dối hoặc không phù hợp sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự đánh giá của cấp trên, đồng nghiệp về bạn. Nắm được điều này sẽ giúp bạn làm quen và biết cách xử sự khi làm việc với người Trung Quốc.

 

                                                 Thể hiện cảm xúc

Như đã nói, mối quan hệ chính là giá trị quan trọng mà người Trung Quốc tìm kiếm và xây dựng. Đặt trong bối cảnh doanh nghiệp, có thể nói rằng các mối quan hệ quyết định không ít đến lợi ích của tập thể và rất nhiều các cơ hội.

Chính vì lí do này mà việc đầu tư vào thiết lập các mối quan hệ với đồng nghiệp, cấp trên, các tổ chức là điều bạn nên làm để hòa nhập vào đặc điểm văn hóa này trong môi trường doanh nghiệp Trung Quốc.

Không chỉ mang lại những lợi ích về mặt kết nối mà đây còn là động lực giúp nâng cao hiệu quả làm việc nhóm, từ đó thúc đẩy chất lượng công việc.

9. Quản lý doanh nghiệp

Theo quan điểm  Nho giáo, tất cả các mối quan hệ đều không thể bình đẳng. Một trong những yêu cầu bắt buộc tại doanh nghiệp ở Trung Quốc là cư xử đúng mực và có đạo đức. Vì thế những người lớn tuổi, có nhiều kinh nghiệm sẽ được những người trẻ hơn, cấp dưới tôn trọng.

Ảnh hưởng lớn đến suy nghĩ, phong cách của người quản lý là tư tưởng Nho giáo. Quản lý doanh nghiệp ở Trung Quốc sẽ đi từ cấp trên xuống cấp dưới. Nếu cấp dưới đặt câu hỏi nghi ngờ về quyết định của cấp trên. Điều đó cực kì thiếu tôn trọng và rất dễ bị sếp “ghim” đấy.
Người lãnh đạo thường được nhìn nhận như một vị thuyền trưởng.  Có nhiều quyền lực và nhận được sự vâng lời từ cấp dưới.

10. Trao đổi danh thiếp

Trao đổi danh thiếp
                                        Trao đổi danh thiếp

Trong lần đầu tiên gặp gỡ, đừng ngần ngại trao đổi danh thiếp. Hãy nhớ danh thiếp phải được đưa và nhận bằng hai tay nhé. Sau đó hãy lướt nhanh thông tin trên danh thiếp để biết được thông tin về đối phương. Họ tên gì, chức vụ nào, làm việc ở đâu. Khi bạn làm việc với đối tác người Trung Quốc, tốt nhất danh thiếp của bạn phải có hai ngôn ngữ: Anh và Trung.

11. Văn hóa làm việc nhóm

Mặc dù trong cơ cấu tổ chức doanh nghiệp TQ, vị trí đứng đầu luôn được đề cao. Nhưng học cũng không vì vậy mà bỏ qua ý kiến số đông.
Vì vậy mà hiệu suất làm việc nhóm của người Trung Quốc cũng còn nhiều tranh cãi.
Người Trung quốc thường quyết định theo ý kiến số đông. Nhưng đôi khi số đông chưa chắc đã là một ý kiến hoàn hảo. Chính vì vậy mà những quyết định này thường thiếu tính sáng tạo, rập khuôn trong 1 khuôn khổ nhất định.
Ở đây, những người có ý kiến hoặc suy nghĩ khác với đám đông đều không được đánh giá cao.

 

                                                                    Làm việc nhóm

12. Phụ nữ nơi công sở

                                                 Phụ nữ nơi công sở

Do ảnh hưởng của Nho giáo, người phụ nữ vẫn bị đánh giá thấp hơn so với nam giới. Trong một, hai thập kỷ trở lại đây, vị trí của người phụ nữ mới được thừa nhận.

Tuy vậy, hầu hết các vị trí lãnh đạo trong doanh nghiệp vẫn là người đàn ông nắm giữ. Họ thường  là người đưa ra quyết định cuối cùng. Ở Trung Quốc, nữ doanh nhân nước ngoài được tôn trọng và đối xử một cách lịch thiệp.

Một số nét đặc trưng khác chúng ta cần lưu ý: 

Văn hóa doanh nghiệp của Trung Quốc:

Đừng bao giờ bắt người Trung Quốc từ chối thẳng thừng. Khi từ chối, có thể nói: có chút bất tiện, không được tốt lắm, cân nhắc thêm…

Thời gian thuận lợi nhất để đến Trung Quốc đàm phán hay bàn bạc việc làm ăn là từ tháng 4 đến tháng 6. Hoặc từ tháng 9 đến tháng 10. Không được đến vào dịp Tết Nguyên Đán.

Luôn chuẩn bị tư thế để được giới thiệu đi gặp hết cấp này đến cấp nọ khi thương lượng với đối tác kinh doanh Trung Quốc.

Doanh nhân Trung Quốc vẫn giữ thói quen xem ngày lành tháng tốt trước khi ra quyết định hay ký kết hợp đồng. Đừng ngạc nhiên nếu như mọi việc dù đã xong nhưng việc ký kết lại dời sang ngày.

KẾT LUẬN

Bài viết trên đây là những đúc kết về nét văn hóa doanh nghiệp Trung Quốc tiêu biểu. Nếu bạn đang có nhu cầu làm việc trong tập đoàn Trung Quốc thì hi vọng bài viết này sẽ  là một cẩm nang vô cùng hữu ích cho bạn và làm sáng tỏ những thắc mắc của bạn.

Văn hóa mỗi đất nước là khác nhau nên sự khác biệt trong văn hóa làm việc cũng là điều rất dễ hiểu và để thích nghi với môi trường đó, bạn phải chấp nhận những nét văn hóa ấy. Điều này không phải trong 1, 2 ngày có thể làm được vì vậy hãy tìm hiểu trước để không bị sốc văn hóa nhé.

Như vậy, văn hóa doanh nghiệp là những chuẩn mực nguyên tắc hà khắc, cũng không phải là sự thoải mái không giới hạn, mà nó là sự dung hòa giữa công việc và tinh thần, là sự phù hợp giữa cá nhân và tổ chức, giữa các cá nhân, tập thể. Hy vọng răng bài viết này phần nào giúp các bạn đọc biết thêm những điều thú vị tại Trung Quốc nhé!

 

Xem thêm:

Xây Dựng Doanh Nghiệp Trong Thời Kỳ Chuyển Đổi Số               

5 Bài học ‘vàng’ của VHDN tại Nhật Bản

10 Bí mật đặc trưng VHDN tại Hàn Quốc

Bất ngờ 4 điều về VHDN của Singapore

 

Tác giả: Ma Thị Hải Yến

Mã sinh viên: 20051394

10 thoughts on ““SỐC” VỚI 12 ĐẶC TRƯNG TRONG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI TRUNG QUỐC

  1. Pingback: Bất ngờ về "4 điều" trong văn hóa doanh nghiệp của Singapore

  2. Nguyễn Minh Hải says:

    bài viết bạn rất bổ ích , cảm ơn bạn đã cho mình thêm kiến thức

  3. Nana says:

    Tớ rất thích bài viết, văn hoá doanh nghiệp TQ thật thú vị . Sau này mong được làm việc cùng

  4. NTB says:

    bài viết hay quá, mình sống ở trung quốc 20 năm rồi mới chợt nhận ra trung quốc thật thú vị

Comments are closed.