Gạo được xem là nguồn lương thực chính của người Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, mỗi bữa ăn của chúng ta đều có sự xuất hiện của gạo. Do vậy mà những nghiên cứu về giống và các loại gạo khác nhau thường xuyên được ra đời nhằm cung cấp cho nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng. Trong đó, gạo lứt được xem là loại gạo có rất nhiều chất dinh dưỡng và công dụng đối với sức khỏe con người. Thế nhưng gạo lứt là gì? Và tác dụng của gạo lứt là gì?
>> Xem thêm:
- Những cách nấu cơm gạo lứt đơn giản tại nhà
- Những lợi ích tuyệt vời của sữa chua không đường đến sức khỏe
- Mầm đậu nành là gì? Uống mầm đậu nành có tốt không?
Nội dung tóm tắt
Gạo lứt là gì?
Gạo lứt là gì? – Gạo lứt hay còn được gọi là gạo rằn, gạo lật là loại gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu, chưa được xát bỏ lớp cám gạo. Bản thân gạo trắng và gạo lứt có cùng nguồn gốc là hạt thóc (lúa), nhưng trong quá trình xây xát tách vỏ, gạo lứt chỉ bỏ đi lớp vỏ trấu và giữ nguyên lớp vỏ cám bên ngoài. Đây chính là phần rất giàu vitamin và nguyên tố vi lượng.
Gạo lứt thường có màu ngà hơn hoặc màu nâu, nâu đen. Thành phần của gạo lứt gồm chất tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ cùng các vitamin như B1, B2, B3, B6; các axit như pantothenic (vitamin B5), paraaminobenzoic (PABA), folic (vitamin M), phytic; các nguyên tố vi lượng như canxi, sắt, magiê, selen, glutathion (GSH), kali và natri.
Tác dụng của gạo lứt là gì?
1. Ăn gạo lứt giảm cân
Tác dụng của gạo lứt vô cùng hiệu quả trong chế độ giảm cân. Bởi nó cung cấp nhiều chất dinh dưỡng vào cơ thể gây cảm giác no và có khả năng hạn chế được sự thèm ăn, cực kì thích hợp với những người giảm cân. Không những vậy gạo lứt còn giúp cho cơ thể thực hiện điều hòa glucose để giải độc và chuyển hóa lượng chất béo nhằm tăng cường trao đổi chất trong cơ thể. Do đó, nó hỗ trợ quá trình giảm cân rất tốt.
>>> Kinh nghiệm giảm cân bằng gạo lứt:
Mặc dù đã biết được gạo lứt là gì và tác dụng của nó đối với việc giảm cân. Thế những có rất nhiều cách giảm cân bằng gạo lứt khác nhau. Bạn có thể thay thế gạo trắng bằng gạo lứt để ăn hằng ngày. Hoặc cũng có thể rang gạo lứt lên để hãm với nước để uống đều được.
Gạo lứt tuy có nhiều tác dụng đối với sức khỏe và trong việc giảm cân. Tuy nhiên. Sử dụng cái gì nhiều quá cũng không tốt. Chính vì thế bạn cần lưu ý khi sử dụng phương pháp này để đạt hiệu quả cao nhất
2. Đối với người bệnh tiểu đường
Theo các nghiên cứu cho thấy người ăn nửa chén gạo lứt hàng ngày làm giảm nguy cơ bệnh đái tháo đường khoảng 60%. Bởi trong gạo lứt có lớp màng gạo mang công dụng kiểm soát được chỉ số glucose trong máu để cải thiện sự tổng hợp insulin cho những bệnh nhân tiểu đường tuýp 1, 2. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều vitamin nhóm B, protein, crom, chất xơ, chất chống oxy hóa,… có vai trò tích cực trong quá trình chuyển hóa glucose giúp ổn định chỉ số đường huyết trong máu hiệu quả.
3. Tăng cường miễn dịch
Có vô số công dụng của gạo lứt, bởi nó chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Trong đó Sterol và sterolin có trong gạo lứt là 2 chất quan trọng giúp hệ miễn dịch của cơ thể. Có thể ngăn chặn được nhiều bệnh. Đồng thời giúp tăng cường lợi khuẩn, loại bỏ virus. Đặc biệt nó có thể làm chậm lại quá trình lão hóa.
4. Cải thiện chức năng gan
Vitamin nhóm B, inositol và phospholipid là các chất có chức năng hỗ trợ quá trình giải độc cho gan, tái tạo tế bào gan, hỗ trợ điều trị bệnh xơ gan hiệu quả. Ngoài ra trong gạo lứt còn có các thành phần Tocotrienol, gamma oryzanol và các chất chống oxy hóa giúp gan tránh được nhiều tác động xấu.
5. Đối với bệnh sỏi thận và loãng xương
Gạo lứt có chứa Vitamin K, IP6 và hàm lượng canxi cao. Giúp ngăn cản quá trình kết tinh oxalate canxi ở đường tiết liệu, giảm được nguy cơ bị sỏi thận, giảm sự phát triển của sỏi thận giúp cơ thể khoẻ mạnh hơn.
Ngoài ra, chất xơ có trong gạo lứt thuộc nhóm có lợi hàng đầu giúp ngừa ung thư đại tràng. Chúng gắn với các chất gây ung thư và chất độc trong cơ thể và ngăn không cho bám vào vách ruột.
6. Tăng cường sức đề kháng
Gạo lứt có nhiều chất chống oxy hoá như CoQ10, SOD, axit alpha-lipoic, tocotrienol, IP6, selen, lutein,… giúp bảo vệ các tế bảo khỏi sự tấn công của các gốc tự do.
Gốc tự do hình thành trong quá trình chuyển hóa (hô hấp tế bào) hoặc từ môi trường bên ngoài xâm nhập làm hư hỏng tế bào, tạo nên sự lão hóa, các bệnh tật hoặc làm hỏng DNA hình thành nên tế bào lạ, sinh ung thư.
7. Hỗ trợ hệ thống thần kinh
Nhờ lượng mangan dồi dào có trong gạo lứt giúp cơ thể tổng hợp chất béo, hỗ trợ hoạt động của hệ thống thần kinh và cả hệ sinh sản của con người. Trong 1 chén cơm gạo lứt cơ thể nhận được khoảng 80% nhu cầu mangan của cơ thể 1 ngày.
Qua những thông tin trên, hẳn là bạn đã biết được gạo lứt là gì và những tác dụng tuyệt vời mà nó mang lại. Gạo lứt được biết đến như một loại ngũ cốc, một nguyên liệu thực phẩm tốt cho sức khỏe và dinh dưỡng, được nhiều người ưa chuộng. Loại gạo này lại được đánh giá khá cao do có nhiều chất dinh dưỡng và khá nhiều công dụng trong việc góp phần cải thiện được tình trạng sức khỏe con người.
>> Các bài viết liên quan:
- Khoai lang tím và khoai lang vàng: loại nào tốt hơn?
- Thế nào là ăn chay đúng cách? 5 lưu ý khi ăn chay
- Saffron là gì? Những lợi ích tuyệt vời mà Saffron mang lại