Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD – Gastroesophageal reflux disease) là tình trạng các chất trong dạ dày trào lên thực quản hoặc đường ống dẫn thức ăn. Điều này có thể gây ra chứng ợ nóng, khó nuốt, đau ngực và một số triệu chứng khác.
Để giúp một người kiểm soát các triệu chứng thường xuyên gây đau đớn và khó chịu của GERD, các bác sĩ có thể đề xuất các biện pháp điều trị tại nhà. Những điều này có thể bao gồm tránh thức ăn gây kích thích, ăn nhiều bữa nhỏ và dùng bữa sớm vào buổi tối.
Nếu các triệu chứng vẫn tiếp tục, bác sĩ cũng có thể đề nghị điều trị y tế, chẳng hạn như phẫu thuật hoặc sử dụng một số loại thuốc chuyên dụng, thực phẩm chức năng,…Hãy tiếp tục đọc để tìm hiểu về 15 cách giảm thiểu triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản tại nhà và xem điều gì có thể xảy ra nếu ta không tìm cách điều trị căn bệnh này.
Nội dung tóm tắt
Tránh các loại thực phẩm gây kích ứng
Một số loại thực phẩm và đồ uống phổ biến có thể gây ra những triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản bao gồm:
- Chocolate
- Đồ uống có cồn
- Thực phẩm có tính axit (cà chua; trái cây họ cam quýt;…)
- Cà phê và thực phẩm, đồ uống chứa nhiều caffeine
- Đồ ăn cay
- Đồ ăn nhanh (thực phẩm chiên, rán nhiều dầu mỡ;…)
- Bạc hà
Khi ăn
Bên cạnh các loại thực phẩm mà người mắc bệnh GERD sử dụng, cách họ tiêu thụ cũng có thể tạo nên sự khác biệt. Tổ chức Quốc tế về Rối loạn tiêu hoá chức năng (IFFGD) khuyến nghị các thói quen ăn uống phù hợp sau:
Ăn các bữa nhỏ hơn
Các bữa ăn lớn có thể gây nên tình trạng khó tiêu, làm rỗng dạ dày chậm hơn. Điều này gây nên áp lực lớn lên cơ vòng thực quản dưới và có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Do đó, để ngăn chặn sự bùng phát của triệu chứng, mọi người có thể chia khẩu phần ăn của mình trong ngày thành nhiều bữa nhỏ để ăn thường xuyên.
Ăn sớm hơn
Ngay cả khi ăn nhẹ trước khi đi ngủ cũng có thể khiến các triệu chứng GERD như trào ngược axit dạ dày bùng phát. Điều này xảy ra một phần là do sự thay đổi tư thế diễn ra trong khi cơ thể vẫn đang cố gắng tiêu hoá một lượng lớn thức ăn chúng ta vừa nạp vào.
Để phòng tránh cũng như ngăn ngừa tình trạng này xảy ra, chúng ta có thể dùng bữa chính vào giờ ăn trưa và thưởng thức bữa phụ hay bữa ăn nhẹ hơn vào các buổi tối.
Mọi người cũng nên ăn tối sớm, tránh dùng bữa tối quá muộn, nhất là ngay trước giờ đi ngủ. Bằng cách này, cơ thể sẽ có nhiều thời gian hơn để tiêu hoá thức ăn, tốt cho sức khoẻ dạ dày.
Ăn trong môi trường thoải mái
Để hệ tiêu hoá được hỗ trợ một cách tốt nhất, mọi người cần đảm bảo rằng chúng ta đang dùng bữa trong một môi trường thoải mái nhất có thể.
Bất kỳ căng thẳng nào xuất hiện ngay thời điểm chúng ta đang dùng bữa đều có thể khiến các cơ căng lên, dẫn đến tình trạng các triệu chứng GERD ngày càng trở nên trầm trọng hơn.
Tập trung ăn khi dùng bữa
Một điều nữa đáng chú ý, đó là, khi dùng bữa, chúng ta chỉ nên tập trung vào việc tiêu hoá thức ăn, không quá gắng sức trong suốt bữa ăn bởi những hoạt động như: Đi lại, di chuyển với tần suất lớn; Vừa ăn vừa làm việc khác; Trông coi trẻ nhỏ;…Đó đều là những hành động ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hoá, gây tổn thương sức khoẻ dạ dày.
Sau ăn
Tư thế của một người và các hoạt động họ tham gia sau bữa ăn có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá của cơ thể. Chính vì vậy, Tổ chức Quốc tế về Rối loạn tiêu hoá chức năng (IFFGD) đã đưa ra những gợi ý sau nhằm giảm thiểu triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản:
Ngồi thẳng lưng
Trọng lực giúp kiểm soát tình trạng trào ngược, do đó, duy trì tư thế ngồi thẳng lưng trong vài giờ sau ăn có thể giúp ngăn ngừa chứng ợ nóng, ợ hơi, một trong những triệu chứng phổ biến của GERD.
Nâng cao gối khi ngủ
Nếu các triệu chứng của GERD có xu hướng xảy ra với mức độ thường xuyên trong giấc ngủ, gây nên tình trạng khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc, mọi người nên cố gắng thay đổi tư thế ngủ của mình sao cho vị trí thực quản luôn ở trên dạ dày.
Bạn có thể cải thiện tình trạng này bằng cách sử dụng những chiếc gối gối đầu cao hơn nhưng vẫn đảm bảo các yếu tố như không quá cao, không quá cứng,…để tránh gây đau mỏi cổ, vai gáy cũng như ảnh hưởng xấu đến quá trình tuần hoàn máu của cơ thể. Điều này cho phép thực quản của bạn luôn ở vị trí cao hơn so với chân, tránh được sự khó chịu do các triệu chứng GERD gây ra.
Tránh một số hoạt động sau khi ăn
Việc tham gia vào bất kỳ hoạt động thể chất nào sau bữa ăn, đặc biệt là hoạt động mạnh có thể dễ dàng dẫn đến sự bùng phát của các triệu chứng GERD bởi điều này khiến cơ bụng co thắt, làm thức ăn bị đẩy trào ngược lên thực quản gây ra chứng ợ chua, ợ hơi và có thể gây nên cảm giác buồn nôn.
Đặc biệt cần tránh những hoạt động cúi gập người xuống chẳng hạn như lau sàn, quét dọn hay nâng, khiêng vật nặng,…
Ngừng hút thuốc
Theo một nghiên cứu năm 2016, có một mối liên hệ mật thiết giữa việc hút thuốc và các triệu chứng của GERD. Trong bài nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra tác động của việc bỏ hút thuốc đối với những người bị GERD đã từng hút thuốc. Kết quả nghiên cứu cho tháy việc ngừng hút thuốc làm giảm thiểu đáng kể các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản.
Chính phát hiện đã này khiến họ kết luận rằng các y bác sĩ nên khuyến nghị bỏ hút thuốc đối với những người hút thuốc và người mắc bệnh GERD.
Kiểm soát cân nặng
Một bài đánh giá năm 2014 đã chỉ ra rằng GERD đang ngày càng trở nên phổ biến. Nguyên nhân chính dẫn đến xu hướng này chính là sự gia tăng của căn bệnh béo phì.
Mặc dù các nghiên cứu không xác định rõ giảm câm thông qua việc thay đổi chế độ ăn uống trực tiếp tác động đến GERD, cho thấy sự cải thiện rõ ràng các triệu chứng trào ngược nhưng những dữ liệu cùng kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng giảm cân thông qua phẫu thuật cắt bỏ dạ dày làm giảm thiểu các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản một cách nhất quán.
Thức uống bổ sung
Nghiên cứu khoa học cũng đã gợi ý rằng việc bổ sung các loại thảo dược, thức uống bổ sung có thể giúp một người giảm bớt các triệu chứng của GERD.
Gừng
Một bài đánh giá năm 2014 đã khám phá về tác dụng của chất bổ sung gừng đối với trẻ em mắc bệnh GERD và thấy rằng gừng thực sự có tác dụng làm giảm thiểu các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản.
Trẻ nhỏ hấp thụ tốt các chất bổ sung và chỉ xuất hiện tác dụng phụ khi sử dụng vớu liều lượng lớn hơn 5 gram mỗi ngày.
Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo việc sử dụng cũng như lạm dụng chất bổ sung gừng đối với những bênh nhân GERD bị rối loạn chảy máu vì nó là chất gây loãng máu mạnh.
Hơn nữa, những người thường xuyên sử dụng chất bổ sung gừng cũng nên ngừng sử dụng chúng trước khi phải tiến hành phẫu thuật một khoảng thời gian nhất định.
Cam thảo
Bài đánh giá cùng năm 2014 này cũng chỉ ra rằng mọi người đã biết đến và sử dụng cam thảo từ lâu như một chất bổ sung để làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh viêm dạ dày. Nó đã cho thấy những cái thiện đáng kể trong các nghiên cứu nhỏ có những người tham gia bị GERD.
Tuy nhiên, cam thảo với một số đặc tính có thể gây ra tác dụng phụ, chẳng hạn như huyết áp cao. Do đó, mọi người nên lựa chọn cam thảo dưới dạng đã khử mỡ (DGL) để tránh gây tác dụng phụ.
Bên cạnh việc thừa nhận những lợi ích tiềm năng mà cam thảo mang lại, giới nghiên cứu vẫn kêu gọi thêm bằng chứng để kiểm định rõ tác dụng của cam thảo trong việc cải thiện triệu chứng trào ngược axit dạ dày.
Tránh tạo áp lực lên vùng bụng
Hiệp hội Tiêu hoá Hoa Kỳ (AGA) đã lưu ý rằng việc tạo áp lực lên vùng bụng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng trào ngược ở người mắc bệnh GERD.
Tránh mặc đồ chật
Việc sử dụng quần áo bó sát thường xuyên cũng là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây áp lực lớn lên vùng bụng, tạo điều kiện cho các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản bùng phát.
Nhằm tránh tình trạng trên, người mắc bệnh GERD nên hạn chế mặc quần áo chật, bó sát người. Thay vào đó họ có thể diện những bộ đồ rộng rãi, thoải mái vừa phù hợp với sở thích cá nhân vừa đảm bảo được vùng bụng không bị gây áp lực quá lớn, ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ dạ dày.
Tránh một số bài tập nhất định
Việc tránh xa một số bài tập vận động thể chất làm tăng áp lực vùng bụng cũng góp phần lớn cải thiện tình trạng bệnh ở người bị GERD. Sau đây là một vài bài tập vận động điển hình bạn cần tránh:
- Gập bụng
- Tập bụng Sit Up
- Leg Lift / Leg Raise
Bài tập hít thở
Một bài đánh giá năm 2020 đã điều tra về tác động của các bài tập thở đối với những người bị GERD và kết quả điều ra cho thấy rằng chũng thực sư có hiệu quả trong viêc giảm thiểu các triệu chứng trào ngược.
Ngoài ra, các bài tập hít thở cũng làm giảm tối đa nhu cầu sử dụng các loại thuốc, thực phẩm chức năng ức chế axit ở người bệnh, giúp chất lượng cuộc sống được cải thiện đáng kể.
Theo nghiên cứu, những người mắc bệnh GERD phải điều trị bằng thuốc có thể giúp bênh tình thuyên giảm nhiều hơn bằng cách kết hợp liệu pháp điều trị với các bài tập hít thở chuyên nghiệp.
Một ví dụ điển hình về bài tập hít thở có thể giúp giảm thiểu các triệu chứng trào ngược dạ dày đó là “Thở bằng bụng”. Mọi người có thể tập bài tập này kể cả khi ngồi, đứng hoặc nằm bằng cách thực hiện theo các bước như sau:
- Đặt một tay ngay dưới xương suồn, tay còn lại đặt trên ngực
- Hít một hơi thật sâu. Vùng bụng sẽ nhếch lên và đẩy tay bạn lên cao. Giữ yên phần ngực
- Thở ra từ từ, chậm rãi nhất có thể bằng cách mím môi giống như bạn đang huýt sáo nhưng không thành tiếng. Để tay trên bụng hạ thấp xuống một cách tự nhiên khi đã thở hết khí ra ngoài
- Lặp lại bài tập từ từ, chậm rãi từ 3 – 10 lần
Biến chứng
Nếu không điều trị kịp thời, dứt điểm, GERD có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm:
- Viêm thực quản: Tình trạng này xảy ra do thực quản bị viêm, có thể gây loét và chảy máu.
- Barrett thực quản: Tình trạng này liên quan đến việc thay thế mô lót thực quản bằng mô tương tự như niêm mạc ruột. Ở một số ít người, tình trạng này có thể dẫn đến ung thư thực quản.
- Hẹp thực quản: Tình trạg này bắt nguồn từ việc thực quản bị chít hẹp.
Ngoài những vấn đề về thực quản, GERD còn có thể gây ra biến chứng ở các bộ phận khác trên cơ thể, bao gồm:
- Ho mãn tính
- Hen suyễn
- Viêm thanh quản
- Sâu răng
Tóm lược
Nếu bạn mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể thử một vài biện pháp điều trị tại nhà giúp kiểm soát các triệu chứng, cải thiện tình trạng bệnh, như: chia khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa nhỏ, tránh dùng bữa trước khi đi ngủ, không hoạt động mạnh gây áp lực lên vùng bụng sau ăn, không mặc đồ chật, bó sát,…
Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm, thức uống chiết xuất từ gừng, cam thảo tách mỡ để cải thiện sức khoẻ dạ dày nếu quan tâm đến các phương pháp chữa trị GERD tại nhà. Lưu ý tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện biện pháp này nhé!
Ngoài ra, thay đổi lối sống cũng có thể rất hữu ích, như từ bỏ thói quen hút thuốc, uống nhiều rượu bia, ăn các món ăn chua, cay, nóng gây kích ứng dạ dày, duy trì cân nặng ở ngưỡng cân đối và giữ tư thế thẳng lưng sau mỗi bữa ăn.
Khi các biện pháp điều trị tại nhà lẫn việc thay đổi thói quen, lối sống hàng ngày không giúp giảm thiểu triệu chứng do GERD gây ra, bạn nên đến bệnh viện khám sức khoẻ để nhận được phương án điều trị tốt nhất cũng như những lời khuyên bổ ích từ các y bác sĩ để bệnh tình ngày một cải thiện rõ rệt hơn.
Bạn đọc có thể tham khảo thêm những bài viết dưới đây để cập nhật thêm thông tin về tình trạng sức khoẻ của bản thân và lựa chọn giải pháp hữu hiệu giúp nâng cao chất lượng đời sống:
Hội chứng burnout: nguyên nhân và top 5 cách đối phó
5 tác hại của thức khuya bạn cần biết
Đột quỵ: nguyên nhân và 5 bí kíp phòng tránh hiệu quả
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Cao Hạnh Mai – 19051147