Bên cạnh những hiệu quả tuyệt vời cho sức khỏe, hạt Chia cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng có hại nếu chúng ta sử dụng không đúng cách. Vậy những tác hại của hạt chia là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Nội dung tóm tắt
Hạt chia là gì?
Hạt chia được đánh giá là “siêu thực phẩm” với nguồn gốc từ Nam Mỹ. Nói về chất lượng tuyệt hảo thì có lẽ chia từ Úc và Mỹ là 2 thương hiệu hạt chia được nhiều người trên thế giới ưu chuộng. Trong loại hạt nhỏ bé này có chứa rất nhiều chất xơ, protein, canxi, phospho, magie và cả omega – 1 loại chất béo lành mạng cho sức khỏe con người. Các chất chống oxy hóa cũng chứa nhiều trong hạt chia. Chính vì vậy, chia được yêu thích và sử dụng hàng ngày nhằm nâng cao sức khỏe, đẹp da.
Những lợi ích vượt trội của hạt chia mang lại cho sức khỏe con người phải kể đến:
- Ngăn ngừa táo bón.
- Làm đẹp da, chống lão hóa.
- Hỗ trợ giảm cân, giữ dáng.
- Tăng cường trí não, hoạt động thần kinh.
- Có lợi cho mẹ bầu cung cấp DHA cho thai nhi.
- Hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
Với rất nhiều những tác dụng trên, hầu hết mọi người đều chủ quan về tác hại của hạt chia khi sử dụng quá nhiều hoặc sai cách.
Tác hại của hạt chia không phải ai cũng biết?
Mọi thực phẩm hay mọi loại thuốc đều có mặt lợi và hại. Lợi ích nếu biết dùng đúng cách, vừa đủ. Còn khi dùng sai, quá liều đều có thể là nguy cơ tổn hại cho sức khỏe. Những tác hại của hạt chia cũng như vậy, nó xuất phát từ việc chưa hiểu rõ hết về hàm lượng các chất dinh dưỡng trong nó.
Tác hại của hạt chia gây ra các vấn đề về tiêu hóa
Trong hạt chia có chứa hàm lượng lớn các chất xơ, theo ước tính có khoảng 11 gam chất trong 28 gam hạt chia.
Nếu bổ sung một lượng vừa đủ hạt chia thì có tác dụng rất tốt với hệ tiêu hóa và sức khỏe tổng thể của bạn. Như: tăng cường nhu động đường ruột, kích thích sự phát triển của các vi khuẩn có lợi trong đường ruột…
Tuy nhiên, khi bạn ăn quá nhiều hạt chia thì đồng nghĩa với việc hấp thụ một lượng quá lớn các chất xơ và điều này có thể dẫn tới các vấn đề như: đau bụng, táo bón, đầy hơi, tiêu chảy cấp,…
Nếu như bạn đã trót lỡ ăn quá nhiều hạt chia thì có thể giảm thiểu tác hại của chúng bằng cách uống nhiều nước để giúp đào thải chất xơ dư thừa ra khỏi cơ thể.
Tác hại của hạt chia làm tắc nghẽn đường thở
Thêm một tác hại của hạt Chia mà khi chúng ta sử dụng không đúng cách đó là chúng có thể làm tăng nguy cơ mắc nghẹn và gây khó thở. Vì vậy, khi sử dụng loại hạt này thì bạn cần hết sức cẩn thận, đặc biệt là khi bạn khó nuốt.
Nguy cơ này gia tăng là do hạt chia khô có thể nở ra và tăng 10 – 12 lần trọng lượng khi chúng tiếp xúc với nước. Và đã từng có những trường hợp gặp nguy hiểm khi ăn hạt chia khô và sau đó mới uống nước. Khi đó, các hạt này có thể nở ra trong thực quản và gây tắc nghẽn.
Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn thì bạn nên ngâm hạt chia ít nhất 5 – 10 phút trước khi ăn và những người khó nuốt cần hết sức cẩn thận khi sử dụng chúng.
Tác hại của hạt chia có liên quan tới ung thư tuyến tiền liệt
Thêm một tin không vui nữa với những tín đồ yêu thích hạt Chia là nam giới. Đó chính là một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng: trong hạt chia có thành phần axit béo omega – 3 (cụ thể là axit alpha – linolenic ALA) có liên quan tới nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt tiến triển. Tác hại của hạt chia này sẽ ngăn cấm nhiều nam giới có nguy cơ cao với bệnh ung thư tiền liệt tuyến phải dè chừng.
Với những người có nồng độ cao axit béo omega 3 trong máu có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt cao hơn so với những người có nồng độ axit béo trong máu thấp hơn.
Tuy nhiên, nếu tiêu thụ một lượng vừa phải axit béo omega – 3 thì lại có tác dụng ngược lại. Một đánh giá của năm nghiên cứu cho thấy những người ăn ít nhất 1,5 gam ALA mỗi ngày giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, so với những người ăn ít hơn 1,5 gam mỗi ngày.
>>> Xem thêm: omega – 3 là gì? lợi ích vàng của omega – 3 cho sức khỏe
Một số người có thể bị dị ứng với hạt chia
Một số người có thể gặp phản ứng dị ứng sau khi ăn hạt chia, mặc dù hiện tượng này là không phổ biến. Các triệu chứng dị ứng với hạt chia có thể bao gồm nôn mửa, tiêu chảy và ngứa môi hoặc lưỡi. Đây là 1 trong những tác hại của hạt chia thường gặp nhất.
Trong một số trường hợp nghiêm trọng, dị ứng thực với hạt chia thậm chí có thể dẫn đến sốc phản vệ, một tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, gây khó thở và tức ở cổ họng và ngực.
Dị ứng với hạt chia rất hiếm gặp nhưng đã được ghi nhận. Trong một trường hợp, một người đàn ông 54 tuổi bắt đầu ăn hạt chia để giúp giảm cholesterol. Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau, anh bắt đầu bị chóng mặt, khó thở, nổi mề đay và sưng tấy.
Nếu bạn dùng thử hạt chia lần đầu tiên và gặp bất kỳ triệu chứng nào của dị ứng thực phẩm, hãy ngừng sử dụng ngay lập tức và hỏi ý kiến bác sĩ.
Ăn quá nhiều hạt chia có thể gây ra tương tác với một số loại thuốc
Mặc dù trong đa số các trường hợp, việc sử dụng hạt chia là rất an toàn đối với sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cần hạn chế sử dụng loại hạt này nếu bạn đang sử dụng thuốc điều trị đường huyết hoặc huyết áp.
Lý do là bởi vì ăn quá nhiều hạt chia có thể dẫn tới hiện tượng tương tác với tác dụng của một số loại thuốc này.
Tương tác với thuốc chữa bệnh tiểu đường
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng tác hại của hạt Chia có thể làm giảm đáng kể lượng đường trong máu. Điều này có thể là do lượng chất xơ cao trong hạt chia đã làm chậm quá trình hấp thu đường trong máu và có thể làm giảm lượng đường trong máu.
Bởi trong hầu hết các trường hợp, ăn một lượng vừa phải hạt Chia có thể giúp những người mắc bệnh tiểu đường kiểm soát lượng đường trong máu. Và khi đó, nếu bạn cũng đang sử dụng thuốc hạ đường máu cùng lúc với ăn hạt chia thì sẽ làm nồng độ đường máu giảm đột ngột. Gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.
Chính vì thế, khi bạn trót ăn quá nhiều hạt chia thì hãy nói chuyện với bác sỹ để điều chỉnh liều lượng thuốc điều trị tiểu đường một cách hợp lý nhé.
Tương tác với thuốc điều trị tăng huyết áp
Ngoài việc giảm lượng đường trong máu, tác hại của hạt chia còn có tác dụng giảm huyết áp. Trong một nghiên cứu, ăn hạt Chia trong 12 tuần làm giảm huyết áp, cùng với các dấu hiệu về lượng đường trong máu và chứng viêm.
Điều này là do hạt chia có nhiều axit béo omega-3, được chứng minh là có tác dụng làm loãng máu và có thể làm giảm huyết áp.
Một nghiên cứu ở 90 người bị huyết áp cao cho thấy rằng việc bổ sung axit béo omega-3 trong tám tuần làm giảm huyết áp tâm thu 22,2 mm Hg và huyết áp tâm trương trung bình là 11,95 mm Hg.
Đây có thể là một tin khá tốt đối với những người bị huyết áp cao. Thế nhưng, tác hại của hạt chia lại có thể làm tăng cường tác dụng của thuốc làm giảm huyết áp, có thể dẫn đến hạ huyết áp quá mức hoặc làm cho bệnh nhân bị huyết áp thấp.
Chính vì vậy, bạn hãy trao đổi với bác sĩ để có biện pháp điều chỉnh thích hợp tránh những tác dụng không tốt của hạt chia khi đang điều trị bệnh nhé.
Hầu hết những tác hại của hạt chia như đã nêu trên xuất phát từ cách sử dụng không đúng. Vì vậy, hãy hết sức cẩn thận khi sử dụng loại hạt này nhé. Hy vọng bạn sẽ sử dụng hạt chia đúng cách và luôn giữ được sức khỏe tốt bởi vì đây cũng là loại thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng cho cơ thể.
| Có thể bạn chưa biết?
- Nấm da đầu khó chữa trị nhưng không phải không có cách!
- Sử dụng nhụy hoa nghệ tây đúng cách như thế nào?
- Bệnh tâm thần phân liệt có đáng sợ không?