Nội dung tóm tắt
HƯỚNG ĐI NÀO CHO Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO ĐÔ THỊ HÓA TẠI THỦ ĐÔ?
Đô thị hóa đang là một vấn đề hết sức nan giải của các chuyên gia về ô nhiễm môi trường. Đặc biệt là tại thủ đô Hà Nội, nơi được coi là trung tâm chính trị của Việt Nam. Vậy đô thị hóa đã khiến cho môi trường bị ảnh hưởng thế nào? Cần phải làm gì để giải quyết ô nhiễm? Hãy cùng bài viết đi tìm hiểu nhé!
Đô thị hóa làm ô nhiễm môi trường như thế nào?
Hiện nay, Hà Nội đang là tâm điểm của đô thị hóa. Chính điều này đã làm cho các dự án được phê duyệt tràn lan, quy hoạch hoàn toàn không hợp lý, dẫn đến ô nhiễm môi trường nặng nề, ảnh hưởng đến chất lượng đời sống của người dân.
Bên cạnh đó, một số công trình tại Hà Nội còn ồ ạt, chất lượng đô thị không đạt chuẩn tạo nên hệ lụy tiêu cực đến môi trường. Dưới đây là những ảnh hưởng của đô thị hóa đến môi trường tại Hà Nội.
Quá tải lượng chất thải sinh hoạt
Theo thống kê, việc thu gom, tập hợp chất thải ở Hà Nội còn chưa thực sự đạt hiệu quả. Đội ngũ lao công mới chỉ kiểm soát được khoảng 85% lượng rác thải, vẫn còn khoảng 15% là rác không được xử lý mà bị người dân thiếu ý thức vứt ra các con kênh, rạch, thậm chí là xả thải trực tiếp ra các con sông lớn gây ô nhiễm môi trường trầm trọng.
Các chuyên gia môi trường đã phân tích và chỉ ra rằng: Trung bình mỗi ngày cứ 36 nghìn triệu tấn rác thì sẽ có 5800 triệu tấn rác thải bị bỏ qua, không thể thu gom. Ngoài ra, vẫn còn tình trạng một số đơn vị thu gom rác nhưng xử lý kém hiệu quả và không tuân thủ các quy định về an toàn. Điều này đồng nghĩa với chất thải sinh hoạt ngày càng tăng lên với khối lượng rất lớn và tốc độ vô cùng nhanh chóng. Cuối cùng tạo thành một cục diện ô nhiễm môi trường trầm trọng, trở thành vấn đề nan giải đối với các chuyên gia.
Ô nhiễm không khí
Chất lượng không khí (AQI) tại Hà Nội đang ở ngưỡng nguy hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người. Theo quan trắc, nồng độ bụi mịn PM2.5 và PM10 tại Hà Nội thường xuyên ở mức cao, vượt mức cho phép của Tổ chức Y tế Thế giới nhiều lần. Chỉ số chất lượng không khí (AQI) thấp nhất là 150 và cao nhất là 212.
Theo thông báo của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, ô nhiễm môi trường không khí có nhiều nguyên nhân. Cụ thể là: thời tiết xấu và các nguồn gây ô nhiễm không khí từ bên ngoài tràn vào Hà Nội, khí thải, nước thải của các nhà máy công nghiệp, các phương tiện giao thông chạy bằng xăng và dầu…
Đây cũng chính là hồi chuông cảnh tỉnh cho ban lãnh đạo của nhà nước về chất lượng môi trường đô thị đang ngày càng đi xuống.
Ô nhiễm môi trường nước
Theo thống kê, khoảng 70% lượng nước thải sinh hoạt tại Hà Nội chưa qua xử lý. Chất lượng nước sông, hồ trong đô thị ngày càng giảm sút.
Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trung bình mỗi ngày Hà Nội có xấp xỉ 300 nghìn tấn nước thải được cho ra ngoài môi trường. Trong đó, bao gồm các loại nước thải như sau: Nước thải sinh hoạt, nước thải đô thị, nước thải chưa được qua quá trình xử lý. Tình trạng ô nhiễm môi trường nước thường xuyên bị tái lại nhiều lần.
Chính bởi vì vậy mà hàm lượng chất độc hại có trong nước là cực kỳ cao. Và người dân là đối tượng chính bị ảnh hưởng từ ô nhiễm môi trường nước, chịu các tác động xấu đến sức khỏe, các vấn đề bất tiện trong sinh hoạt. Tiêu biểu nhất là ô nhiễm nguồn nước tại sông Tô Lịch. Dù đã phải xử lý lại nguồn nước nhiều lần, tuy nhiên, chỉ được một thời gian nước sông lại trở về tình trạng hôi thối, bốc mùi, tràn đầy rác thải.
Ô nhiễm âm thanh (tiếng ồn)
Tiếng ồn do giao thông và các hoạt động xây dựng là vấn đề nhức nhối, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Mức ồn tại một số tuyến phố lên tới 85-95dB, vượt xa ngưỡng cho phép.
Với một thành phố đi lên đô thị hóa nhanh chóng như Hà Nội thì tiếng ồn từ mật độ dân cư cao, xe cộ, khu công nghiệp lớn nhỏ là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu như ban lãnh đạo môi trường không can thiệp kịp thời và nhanh chóng thì sẽ dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường âm thanh vượt tầm kiểm soát, làm xấu bộ mặt đô thị, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và đời sống của người dân.
Ô nhiễm môi trường đất
Nguyên nhân của ô nhiễm môi trường đất chủ yếu từ các chất thải công nghiệp và quá trình đô thị hóa. Rác thải không được xử lý đúng cách đã gây nên tình trạng chất độ hóa học bị hàm chứa nhiều trong đất, lẫn vào nguồn nước ngầm. Từ đó, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh hiểm nghèo cho con người.
Giải pháp đô thị hóa
Để giải quyết tận gốc vấn đề ô nhiễm môi trường do quá trình đô thị hóa tại Hà Nội, các chuyên gia cho rằng cần có sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ từ phía chính quyền cũng như sự tham gia tích cực của người dân thông qua các giải pháp sau.
Thứ nhất, cần phải có các chương trình giáo dục và nâng cao nhận thức của cộng đồng về ô nhiễm môi trường, giúp người dân và các doanh nghiệp có ý thức về việc bảo vệ môi trường và thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Thứ hai, cần phải có các chính sách và biện pháp nhằm giảm thiểu số lượng xe cộ lưu thông trong đô thị. Các biện pháp có thể áp dụng bao gồm: tăng cường hệ thống vận tải công cộng, áp dụng hệ thống phân luồng giao thông, tăng cường hoạt động kiểm soát và giám sát giao thông, khuyến khích xe đạp, xe điện để giảm lượng khí thải, mức độ ô nhiễm không khí và tình trạng ùn tắc kéo dài.
Thứ ba, tập trung nghiên cứu, phát triển và áp dụng các công nghệ xử lý chất thải tiên tiến. Đồng thời cần bố trí hợp lý về số lượng nhà máy xử lý chất thải. Không để tình trạng thiếu nhà máy xử lý rác hoặc mở trà lan các dịch vụ tiêu hủy chất thải không đảm bảo an toàn.
Thứ tư, hoàn thiện hệ thống pháp lý về bảo vệ môi trường, nâng cao trách nhiệm của chính quyền các cấp; xử lý nghiêm minh các trường hợp sai phạm gây hậu quả ô nhiễm môi trường.
Thứ năm, cần phải cung cấp các chương trình hướng dẫn và đào tạo cho người nông dân và các doanh nghiệp về cách sử dụng phân bón và hóa chất đúng cách, tránh sử dụng bừa bãi gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời, cần phải tăng cường giám sát và kiểm tra để đảm bảo việc sử dụng phân bón và hóa chất đúng quy trình và đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật.
Thứ 6, Cần phải có các chính sách và quy định quản lý hoạt động công nghiệp chặt chẽ, đảm bảo các nhà máy và xí nghiệp phải thực hiện đúng quy trình và phải đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn môi trường. Đồng thời, cần phải xây dựng các khu vực công nghiệp đúng quy trình và đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật.
Có thể nói rằng, ô nhiễm môi trường do đô thị hóa luôn là bài toán khó giải của chính quyền, nhà nước và các chuyên gia. Bảo vệ môi trường cũng là đang bảo vệ cuộc sống xanh của chính chúng ta. Chính vì thế, mọi người cần có ý thức chủ động giữ gìn và tuyên truyền các giá trị tốt đẹp về bảo vệ môi trường. Chính quyền cần có các hành động thiết thực để kịp thời kiểm soát, giảm thiểu và ngăn chặn tình trạng ô nhiễm. Hẫy theo dõi suckhoedothi.com để có thể cập nhật được nhiều thông tin bổ ích nhé!
By Nguyễn Lan Phương – 20050336