Huyết áp cao thường gây ra một số vấn đề về sức khỏe chẳng hạn như tổn thương mạch máu, bệnh tim và đột qụy. Tuy nhiên, nếu được phát hiện và kiểm soát kịp thời, người huyết áp cao hoàn toàn có thể giảm nguy cơ đối mặt với các bệnh kể trên.
Nội dung tóm tắt
Triệu chứng
Một số người bị huyết áp cao bị đau đầu, khó thở, chảy máu cam. Nhưng đây không phải là triệu chứng của tất cả. Người tăng huyết áp có thể không có dấu hiệu hay triệu chứng ngay cả khi nó đạt đến mức khá cao. Và cho đến tân khi nguy hiểm đến tính mạng thì các dấu hiệu mới trở nên rõ ràng hơn.
Bằng cách nào chúng ta có thể biết là mình có bị huyết áp cao hay không?
Cách tốt nhất là kiểm tra định kỳ sức khỏe của bạn. Kiểm soát sức khỏe định kỳ là cách tốt nhất để xác định xem huyết áp của bạn có bình thường hay không? Từ đó sẽ có những theo dõi, kiểm soát tình trạng bất ổn kịp thời.
Nguyên nhân của huyết áp cao
Có hai loại tăng huyết áp chính.
Tăng huyết áp nguyên phát
Xảy ra hầu hết ở người lớn tuổi, không có nguyên nhân cụ thể dẫn đến tình trạng huyết áp cao. Tình trạng này được gọi là tăng huyết áp nguyên phát, mức độ tăng lên theo từng năm trong giai đoạn dài.
Tăng huyết áp thứ phát
Huyết áp cao còn là kết quả của một tình trạng tiềm ẩn. Xuất hiện đột ngột, và tăng cao hơn so với tăng huyết áp nguyên phát. Hậu quả cũng nặng hơn. Các tình trạng có thể dấn đến tăng huyết áp thứ phát, bao gồm:
- Khó thở khi ngủ
- Vấn đề về thận
- Khối u tuyến thượng thận
- Các vấn đề về tuyến giáp
- Do khiếm khuyết bẩm sinh trong các mạch máu
- Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc tránh thai, thuốc cảm, thuốc thông mũi, thuốc giảm đau không kê đơn và một số loại thuốc theo toa sẽ gây ra hiện tượng tăng huyết áp.
- Loại có liên quan đến cocaine và amphetamine.
Các yếu tố rủi ro gia tăng nguy cơ
Tuổi tác: như đã nói ở trên, người cao tuổi có nguy cơ cao bị huyết áp cao.
Tiền sử gia đình: Nếu một người trong gia đình bạn bị huyết áp cao, thì bạn cũng có nguy cơ bị huyết áp cao.
Thừa cân: Những người thừa cân phần lớn có một lượng máu dồi dào trong cơ thể. Thể tích máu lưu thông qua mạch máu tăng lên, áp lực lên thành động mạch cũng tăng theo. Dẫn đến hiện trượng tăng huyết áp.
Kém hoạt động thể chất: Những người ít hoạt động thể chất, thường có nhịp tim cao hơn bình thường. Nhịp tim càng nhanh tức là tim phải hoạt động càng mạnh với mỗi cơn co thắt và lực tác động lên động mạch càng mạnh. Từ đó làm tăng huyết áp. Ít vận động cũng làm tăng nguy cơ thừa cân.
Hút thuốc: Hút thuốc không tác động trực tiếp đến huyết áp. Nhưng các chất có trong thuốc lá làm hỏng lớp lót của thành động mạch. Khiến thành mạch bị thu hẹp, tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Có quá nhiều muối natri trong chế độ ăn uống: Lượng natri có quá nhiều sẽ khiến cơ thể giữ nước, làm tăng huyết áp.
Thiếu hụt kali: Kali giúp cân bằng lượng natri trong tế bào. Thiếu hụt kali có nghĩa là lượng natri tích lũy trong máu sẽ tăng cao.
Uống đồ uống có cồn: Đồ uống có cồn, sẽ làm tăng cường lưu thông máu, nhưng uống quá nhiều sẽ không tốt cho huyết áp.
Căng thẳng: Căng thẳng cao có thể dấn đến tình trạng tăng huyết áp tạm thời. Đây cũng chính là lý do người lớn tuổi cần tránh các thông tin gây sốc.
Một số tình trạng mãn tính. Một số tình trạng mãn tính cũng có thể làm tăng nguy cơ huyết áp cao, chẳng hạn như bệnh thận, tiểu đường và ngưng thở khi ngủ.
Huyết áp cao phổ biến hơn ở người lớn, tuy nhiên trẻ em cũng có thể gặp tình trạng này, nếu như thói quen ăn uống không lành mạnh, béo phì và lười vận động.
Người huyết áp cao có thể đối mặt với vấn đề gì?
Khi không được kiểm soát, chứng tăng huyết áp có thể dẫn đến các biến chứng:
Đau tim, đột quỵ: Tăng huyết áp làm xơ vữa động mạch, có thể dẫn đến đau tim, đột quỵ và nhiều biến chứng khác.
Chứng phình động mạch: Tăng huyết áp có thể khiến các mạch máu bị yếu, phình ra, hình thành chứng phình động mạch. Nếu một chứng phình động mạch vỡ, nó có thể đe dọa đến tính mạng.
Hội chứng chuyển hóa: bao gồm kích thước vòng eo, tăng chất béo có hại, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim và đột quỵ.
Suy giảm trí nhớ: huyết áp không được kiểm soát sẽ tác động đến trí não gây suy giảm khả năng học hỏi cũng như trí nhớ.
Ngoài ra còn gây ra vấn đề suy tim, suy yếu và thu hẹp các mạch máu trong thận. Có thể xuất hiện các mạch máu dày, hẹp hoặc rách trong mắt.
Theo mayoclinic