Huyết áp thấp tuy không nguy hiểm, nhưng lại gây nhiều phiền toái cho các hoạt động hàng ngày. Bạn hiểu gì về hạ huyết áp?
Nội dung tóm tắt
Huyết áp là gì?
Tim có nhiệm vụ bơm máu đi khắp cơ thể, thông qua hoạt động co bóp. Máu sẽ chạy khắp cơ thể cung cấp năng lượng và oxi cần thiết. Trong quá trình máu di chuyển, chúng sẽ tạo một lực lên thành của các mạch máu. Được gọi là huyết áp.
Nếu huyết áp cao nó sẽ gây căng thẳng thêm các động mạch và tim, điều này làm hình thành cơn đau tim và đột quỵ.
Huyết áp thấp, nguy cơ đột quỵ và bệnh tim thấp. Tuy nhiên, huyết áp thấp có thể gây ra nhiều các vấn đề sức khỏe trong cuộc sống hàng ngày. Do đó, người có huyết áp thấp cũng cần quan tâm
Huyết áp thấp là gì?
Huyết áp thấp hay còn gọi là hạ huyết áp, khi rơi vào khoảng từ 60 mmHg đến 90mmHg.
Ai có thể bị huyết áp thấp?
Ai cũng có thể bị hạ huyết áp. Nguyên nhân dẫn đến nó thường không rõ ràng. Nguy cơ tăng lên theo độ tuổi.
Nguyên nhân gây ra hạ huyết áp
Thai kỳ: Trong thai kỳ, hệ thống tuần hoàn mở rộng nhanh chóng, làm giảm huyết áp. Tuy nhiên điều này không quá nghiêm trọng, chúng thường trở lại mức bình thường giống như giai đoạn trước khi mang thai sau khi sinh.
Vấn đề tim mạch: Một số bệnh tim có thể dẫn đến hạ huyết áp như chậm nhịp tim, các vấn đề về van tim, đau tim và suy tim.
Vấn đề nội tiết: Hạ huyết áp có thể gây ra bởi các bệnh tuyến cần giáp, suy tuyến thượng thận, lượng đường trong máu, và trong một số trường hợp, bệnh tiểu đường có thể gây ra huyết áp thấp.
Mất nước: Khi cơ thể mất nước, nó khiến cơ thể mệt mỏi, chóng mặt. Đây là một biểu hiện của hạ huyết áp. Tình trạng sốt, nôn mửa, tiêu chảy nghiêm trọng, lạm dụng thuốc lợi tiểu,.. là nguyên nhân của tình trạng mất nước.
Mất máu: mất rất nhiều máu do chấn thương, hoặc chảy máu từ bên trong cơ thể, điều này sẽ dẫn đến giảm huyết áp nghiêm trọng.
Nhiễm trùng nặng: Khi nhiễm trùng trong cơ thể xâm nhập vào máu, nó có thể dẫn đến giảm huyết áp đe dọa tính mạng.
Sốc phản vệ: khi cơ thể phản ứng với bất kỳ thành phần khó chịu nào gây khó thở, nổi mề đay, ngứa, sưng họng và tụt huyết áp nguy hiểm.
Thiếu chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống: Việc thiếu vitamin B-12 và folate có thể khiến cơ thể bạn không sản xuất đủ hồng cầu (thiếu máu), gây ra huyết áp thấp.
Triệu chứng huyết áp thấp
Một người có bị huyết áp thấp hay không phải dựa trên con số đo lường cụ thể. Hoặc thường xuyên rơi vào các trạng thái như:
- Chóng mặt
- Ngất xỉu
- Hoa mắt
- Buồn nôn
- Mệt mỏi
- Thiếu tập trung
Hạ huyết áp còn gây ra các trường hợp nặng hơn như:
- Nhầm lẫn, đặc biệt ở người lớn tuổi
- Lạnh, nghẹt, da nhợt nhạt
- Thở nhanh, nông
- Mạch yếu và nhanh.
Các loại huyết áp thấp
Huyết áp thấp khi đứng lên
Xảy ra khi huyết áp của bạn đột nhiên giảm khi bạn chuyển tư thế từ ngồi sang đứng hoặc sau khi nằm. Lúc này, máu của bạn bị dồn ứ xuống chân. Ở người bình thường, cơ thể sẽ bù đắp bằng cách tăng nhịp tim và hạn chế các mạch máu, chính điều này đảm bảo đủ máu quay trở lại não. Tuy nhiên đối với người bị huyết áp, cơ chế này thất bại. Khiến huyết áp giảm, dẫn đến chóng mặt, mờ mắt, thậm chí ngất xỉu.
Huyết áp thấp sau khi ăn
Huyết áp giảm đột ngột sau ăn ảnh hưởng đến hầu hết người lớn tuổi. Máu chảy đến đường tiêu hóa của bạn sau khi bạn ăn. Thông thường, cơ thể bạn làm tăng nhịp tim và hạn chế một số mạch máu để giúp duy trì huyết áp bình thường. Nhưng ở một số người các cơ chế này thất bại, dẫn đến chóng mặt, ngất xỉu và té ngã.
Hạ huyết áp sau bữa ăn có nhiều khả năng ảnh hưởng đến những người bị huyết áp cao hoặc rối loạn hệ thống thần kinh tự trị như bệnh Parkinson.
Giảm liều thuốc huyết áp và ăn các bữa ăn nhỏ, ít carbohydrate có thể giúp giảm triệu chứng.
Huyết áp thấp do tín hiệu não bị lỗi (hạ huyết áp qua trung gian).
Rối loạn này, gây giảm huyết áp sau khi đứng trong thời gian dài, chủ yếu ảnh hưởng đến người lớn trẻ và trẻ em. Nó dường như xảy ra vì một thông tin sai lệch giữa trái tim và não.
Huyết áp thấp do tổn thương hệ thần kinh (teo nhiều hệ thống với hạ huyết áp thế đứng).
Còn được gọi là hội chứng Shy-Drager, rối loạn hiếm gặp này gây ra tổn thương tiến triển cho hệ thống thần kinh tự trị, kiểm soát các chức năng không tự nguyện như huyết áp, nhịp tim, nhịp thở và tiêu hóa. Nó liên quan đến việc bị huyết áp rất cao khi nằm.
Cách phòng ngừa bệnh huyết áp thấp
Chế độ dinh dưỡng
Người bị hạ huyết áp cần ăn nhiều muối hơn người bình thường. Họ cần được cung cấp 10 -15g muối mỗi ngày.
Ăn nhiều chất dinh dưỡng. Lựa chọn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần trong ngày.
Bổ sung đầy đủ protein, vitamin C, vitamin B. Ăn thức ăn đồ uống có tác dụng tăng huyết áp như cà phê, nước chè, nước sâm, bột tam thất, rau cần tây, hạt sen, long nhãn, táo tàu, quả dâu, nho khô, hạnh nhân, trà cam thảo, gừng ..
Hạn chế đồ ăn có tính lợi tiểu: rau cải, râu ngô, dưa hấu, bí ngô,…
Uống nhiều nước, tránh sử dụng đồ uống có cồn,..
Về sinh hoạt
- Sinh hoạt khoa học, ngủ đủ 7 -8h/ ngày.
- Khi thay đổi tư thế cần thay đổi từ từ. Khi ngủ thì nên gối đầu thấp và chân cao.
- Nên tắm nước nóng để tăng cường lưu thông máu.
- Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh xúc động quá mạnh như sợ hãi, lo lắng, … càng làm hạ.
- Tập thể dục thường xuyên, nhưng nên tránh các môn thể thao dễ gây chóng mặt như nhào lộn, nhảy, điền kinh và không nên hoạt động ngoài trời khi nhiệt độ đang lên cao.
Theo bloodpressureuk