Sau thời kỳ được khuyến cáo cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, là lúc bạn cần cho bé ăn dặm. Cụ thể khi nào nên cho bé ăn dặm, nên cho bé ăn dặm vào giờ nào trong ngày và ăn dặm như thế nào là câu hỏi của khá nhiều bà mẹ.
Nội dung tóm tắt
Ăn đặm là gì?
Khi nào nên cho bé ăn dặm?
Khi tròn 6 tháng tuổi là thời điểm thích hợp để tập cho bé ăn dặm. Lúc này hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển khá hoàn chỉnh, có thể hấp thu thức ăn đặc và phức tạp ơn so với sữa mẹ. Lúc này sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của trẻ. Trẻ cần được bổ sung thêm dưỡng chất khác.
Bé nên ăn dặm thực phẩm nào?
4 nhóm thực phẩm nhất thiết phải bổ sung thêm: Tinh bột; chất đạm; chất béo; chất xơ; vitamin, khoáng và khoáng chất. Cha mẹ cần nhớ cho bé tập ăn từng loại thực phẩm riêng biệt.
Nếu cha mẹ tự nấu cháo cho bé: ban đầu chỉ nên cho bé ăn với nguyên liệu bột. Tiếp đó thêm đạm, sau là dầu. Cuối cùng là rau (chất xơ).
Đối với các loại bột ăn dặm chế biến sẵn: cha mẹ chỉ nên bắt đầu bằng bột chứa một loại ngũ cốc, không nên dùng bột ngũ cốc hỗn hợp. Ngoài ra có thể cho bé bắt đầu bằng quả chín hoặc rau củ mềm đun cách thủy rồi nghiền nát như chuối, bơ, bí ngô, cà rốt, khoai lang,… sai đó cho bé ăn thịt rồi rau xanh.
Cả 2 cách đều được đánh giá tốt cho sức khỏe của trẻ. Cha mẹ cần tuân theo nguyên tắc chung: bắt đầu từ những thức ăn ít có khả năng gây dị ứng và gần giống với loại bé đang dùng nhất. Chẳng hạn, nếu bé đã quen với vị ngọt hơn của sữa mẹ, hãy thử bắt đầu bằng cách nạo chuối chín trộn với một chút sữa mẹ cho bé ăn. Nếu bé quen với vị nhạt hơn của sữa công thức, bạn có thể bắt đầu bằng loại quả nhạt như quả bơ. Khẩu vị mỗi bé là khác nhau. Cha mẹ cần thử nghiệm để tìm ra phương án thích hợp nhất cho bé yêu của mình.
Làm thế nào để bắt đầu cho bé ăn dặm?
Đầu tiên cha mẹ cần cho bé làm quen với việc ăn dặm. Bằng cách cho con chơi với thìa nhựa, nếu bé tự đưa thìa vào miệng thì cha mẹ nên tiến hành việc ăn dặm cho trẻ. Lưu ý khi chọn thìa cho bé phải chọn loại nhựa đạt tiêu chuẩn thức ăn nóng, nhỏ vừa miệng con. Viền tròn và nhẵn, lòng thìa nông.
Nên tập cho bé làm quen: ngồi thẳng, ăn bằng thìa, nghỉ giữa các lần đút và không cho bé ăn thêm khi bé đã no. Cha mẹ cùng không nên trộn thức ăn đặc vào bình sữa, điều này có thể khiến bé bị sặc hoặc ăn nhiều hơn cần thiết.
Thời điểm cho bé ăn, cha mẹ cần tạo không khí hứng thú với trẻ. Đừng nản khi bé không ăn, nhăn mũi, đẩy thức ăn ra ngoài. Đó là diễn biến hết sức bình thường, cha mẹ cần kiên nhẫn cũng như không được nản lòng. Để việc tập ăn dặm lần đầu của bé bớt khó khăn, bạn có thể cho con bú một chút sữa mẹ hoặc sữa công thức trước khi dùng thức ăn đặc. Sau khi bé ăn hết thìa bột, bạn lại cho con bú để bé không nổi nóng khi quá đói.
Thời điểm cho bé ăn dặm?
Thời điểm nào trong ngày cũng được, nhưng để đạt được hiểu quả tốt nhất nên chọn thời điểm bé cảm thấy đói (muốn ăn) nhất. Trẻ nuôi bú thường hào hứng hơn vào cuối ngày, khi nguồn sữa mẹ kém dồi dào. Trẻ được nuôi bằng sữa công thức lại thường đói nhất vào buổi sáng.
Còn đối với món mới, cha mẹ nên cho bé ăn vào buổi sáng. Khi con ăn món mới, có thể xảy ra một vài phản ứng của cơ thể, trẻ ăn vào sáng cha mẹ có thể quan sát con kỹ hơn.
Điều thú vị của trẻ thời gian này chúng có thể cảm nhận được cảm xúc của cha mẹ. Nếu bạn cho chúng ăn với tâm trạng không tốt (lúc đang bận rộn) rất có thể chúng sẽ có cảm xúc tương tự chán ăn. Do đó hãy cho con ăn dặm khi tâm trạng tốt. Quá trình ăn dặm của trẻ cũng diễn ra thất thường. Chúng có thể hôm nay ăn 2 thìa nhưng hôm sau lại chỉ chịu ăn một thìa, thậm chí còn không chịu ăn. Đó là chuyện hết sức bình thường.
Chú ý quan sát phản ứng của trẻ
Để thành công với công đoạn cho trẻ ăn dặm, sẽ là một nỗ lực đáng được khen ngợi. Sẽ rất ít trẻ có thể hào hứng với thức ăn mới. Đa phần chúng sẽ từ chối. Lúc này sự kiên nhẫn chính là chìa khóa tốt nhất.
Nếu bé háo hức há miệng, vui vẻ tiếp nhận đồ ăn vậy là bạn đã thành công. Nếu bé nhăn nhó, bặm miệng, ngoảnh mặt đi, thì chứng tỏ bé chưa sẵn sàng cha mẹ không nên ép bé.
Một vài lưu ý cho cha mẹ:
Cần lưu ý rằng dấu hiệu nhăn mặt kém tin cậy hơn dấu miệng há miệng/ngậm miệng. Do một số trẻ làm bộ mặt nhăn nhó chỉ vì thức ăn quá mới mẻ với mình chứ không hẳn là không thích. Nếu lần đầu chưa thành công, hãy kiên trì thử lại. Nói chung, thường phải sau 6-10 lần trẻ mới chấp nhận thức ăn mới. Khả năng này tăng lên đáng kể sau 12-15 lần thử. Trên thực tế, đại đa số cha mẹ chưa đủ kiên nhẫn để thử tới lần thứ 6. Số người thử đến lần thứ 10 có thể đếm trên đầu ngón tay.
Trong khi ăn cha mẹ có thể linh hoạt các cách giúp trẻ. Đôi khi trẻ đón nhận thức ăn nhưng lại không kịp ngậm miệng. Cha mẹ nên làm mẫu giúp trẻ hãy cũng há miệng, ngậm miệng, nhai và nuốt. Dần dần sự tiếp nhận của trẻ sẽ tốt hơn.
Xét về cấu trúc giải phẫu, các nhú vị giác cảm nhận vị ngọt nằm ở ngay đầu lưỡi. Nhú cảm nhận vị mặn nằm ở hai bên lưỡi. Nhú cảm nhận vị đắng nằm ở phía cuống lưỡi. Còn ở phần giữa lưỡi các nhú vị giác thường trung tính hơn. Vì vậy, khi cho bé tập ăn thực phẩm mới, nên đưa món ngọt vào đầu lưỡi của trẻ. Với các món ít ngọt hơn (rau chẳng hạn) nên đưa vào phần giữa lưỡi để làm tăng cơ hội bé nuốt vào chứ không nhè đồ ăn ra.
Theo suckhoedoisong