Kiến ba khoang là con gì, sinh trưởng vào mùa nào, tại sao gây nguy hiểm như vậy. Có cách nào để tránh bị kiến đốt không?
Nội dung tóm tắt
Kiến ba khoang là con gì?
Kiến ba khoang không phải là kiến, là một loại bọ cánh cứng có tên khoa học là Paederus fuscipes. Nhưng có hình dạng giống kiến nên gọi người ta hay gọi là kiến. Ở những nơi khác nhau cách gọi cũng khác nhau: kiến hoang, kiến kim, kiến lác, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt, kiến cong,…
Đặc điểm của kiến ba khoang:
Đặc điểm cơ thể:
Kiến ba khoang có thân hình thon, dài như hạt thóc (dài khoảng 0.7 – 1cm, ngang từ 2-5 mm). Bụng có đốt, thon gọn về đuôi. Bay và chạy rất nhanh.
Về màu sắc, đôi khi có màu cam tối hay sậm màu, vùng bụng trên và đầu màu đen, vùng trên giữa phát quang ngũ sắc, óng ánh màu xanh, đính kèm đôi cánh cứng (elytra).
Một đôi cánh trong suốt gấp gọn bên dưới cánh cứng. Đầu nhỏ có hai râu đơn chia đốt mở rộng về phía trước. Có một cái đầu đen, sau bụng và elytra (cấu trúc này bao gồm các cánh và 3 phân đoạn bụng đầu tiên), và một phần ngực màu đỏ và phía trước bụng trong một xen kẽ màu đen – đỏ – đen – đỏ – đen, tương ứng với đầu – ngực – elytra – trước bụng – sau bụng.
Môi trường sống.
Loài này thường sống ở ruộng đồng, vườn tược. Thức ăn chính của chúng là rầy – loài gây hại hoa màu. Được coi là người bạn tốt của người nông dân.
Tình trạng kiến kim làm hại người trước đây là rất ít, nhưng đến thời điểm hiện tại những trường hợp bị kiến lác đốt ngày càng tăng. Theo một số chuyên gia giải thích, nguyên nhân của hiện tượng này có thể là do hoạt động sử dụng thuốc trừ sâu, môi trường ô nhiễm. Điều này làm chúng đột biến, đồng thời cướp đi nguồn thức ăn vốn có, loại thiên địch của kiến bị mất. Khiến chúng bùng phát và xâm nhập các khu dân cư ngày càng nhiều. Mặt khác giống như những loài côn trùng khác chúng ưa ánh đèn điện, nên mới có xu hướng tiến gần lại khu dân cư.
Thời điểm xuất hiện kiến nhiều nhất là mùa thu, thời gian thu hoạch lúa mùa.
Tại sao kiến này đốt người
Loại này không đốt hay cắn. Tuy nhiên do dịch trong cơ thể có chứa pederin – một loại chất gây rộp, phỏng da, viêm da. Khi da người tiếp xúc vào dịch tiết của chúng hoặc hành động vô ý làm chết chúng trên da, chinh lúc này dịch độc từ cơ thể chúng dính vào da người và gây bệnh ngay tại vùng da đó… Nên thường mọi người hay gọi là kiến đốt.
Các vùng da như: cổ, mặt, lưng, tay chân, là những vị trí hay bị nhiễm dịch pederin. Gây viêm da từ mức độ nhẹ đến nặng, tùy theo độc chất xâm nhập qua da.
Phòng chống tiếp xúc với dịch của kiến ba khoang.
Kiến này rất thích ánh sáng huỳnh quang. Cho nên, vào mùa xuất hiện kiến ba khoang, nên thay đèn huỳnh quang bằng đèn có ánh sáng màu vàng.
Ngăn cản kiến ba khoang vào nhà bằng cách:
+ Sử dụng lưới chắn cửa sổ. Cửa ra vào nên đóng thường xuyên.
+ Ngủ trong màn.
+ Vệ sinh khu vực xung quanh nhà, tránh để tình trạng bụi rậm, ẩm thấp – nơi trú ẩn yêu thích của loài kiến kim này.
Mặc quần áo dài tay khi đi ra ngoài nhà, nhất là ở những vùng gần đồng ruộng, khu dân cư nhiều ánh đèn, gần công trình đang xây dựng.
Khi làm việc trên đồng ruộng, nhất là vào mùa thu hoạch, mùa mưa bão, cần chú ý dùng dụng cụ bảo hộ như: mặc quần áo dài tay, đội mũ, nón, khẩu trang, đi ủng để tránh tiếp xúc với côn trùng.
Nếu đã tiếp xúc với kiến ba khoang hoặc nghi ngờ là đã tiếp xúc với chúng, nên thực hiện một số bước sau:
+ Khi thấy buồn trên người tuyệt đối không lấy tay di. Nhìn kỹ, nếu đó là kiến ba khoang thì cần lấy nó ra khỏi người bằng cách thổi hoặc cho một tờ giấy trên đường đi của kiến. Và lấy nó ra khỏi cơ thể. Sau đó nên rửa sạch vùng da kiến đi qua.
+ Nếu bạn lỡ tay đập hoặc chà xát chúng trên da thì phải nhanh chóng rửa sạch nơi nơi tiếp xúc để hạn chế chất độc.
+ Đến cơ sở y tế để báo và thăm khám, điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
Kiến ba khoang tuy không nguy hiểm đến tình mạng, nhưng rất dễ làm tổn thương da sau, nhất là vùng da mặt, làm mất thẩm mĩ ảnh hưởng đến ngoại hình. Tránh tiếp xúc với kiến ba khoang là điều cần thiết.
Xem thêm: Những điều cần biết về sốt xuất huyết.
Cách phòng và chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết