Giấc ngủ điều chỉnh đồng hồ sinh học của cơ thể, giúp cho bộ não được nghỉ ngơi, loại trừ stress, tăng cường khả năng tập trung, trí nhớ và sự sáng suốt. Nếu mất ngủ đêm kéo dài sẽ gây ra nhiều tác hại nguy hiểm cho sức khỏe của chúng ta.
Nội dung tóm tắt
Mất ngủ đêm gây mất tập trung
Nếu bị mất ngủ thường xuyên, bộ não dành rất ít thời gian cho giai đoạn ngủ sâu và mơ. Trong khi đây là giai đoạn rất cần thiết trong đời sống của mối con người. Vì thế, con người sẽ cảm thấy chậm chạp và gặp khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ và ghi nhớ mọi thứ.
Đặc biệt, thiếu ngủ có thể gây ra ảo giác, rất nguy hiểm khi tham gia giao thông. Một số ảo giác thường thấy khi tham gia giao thông như:
- Ảo giác đường hầm: nhìn thấy mình đi vào một đường hầm tối với ánh sáng le lói ở cuối con đường.
- Nhìn đôi: thấy mọi thứ tách thành 2 như người say rượu
- Ngoài ra thiếu ngủ còn gây mờ mắt, không thể nhìn thấy rõ mọi thứ.
Thêm nữa, tốc độ phản ứng của bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi không ngủ đủ giấc. Chính vì thế rất nguy hiểm khi bạn lái xe trong trạng thái thiếu ngủ.
Mất ngủ đêm làm suy giảm trí nhớ
Thiếu ngủ là nguyên nhân dẫn tới suy giảm hoạt động của não bộ, gây suy giảm trí nhớ. Chính vì vậy, đi ngủ đúng giờ và dậy đúng giờ có thể khắc phục tình trạng này. Theo đó, nhịp sinh học của bạn cũng được điều chỉnh và ổn định hơn. Từ đó tinh thần cũng minh mẫn hơn, trí nhớ cũng tốt hơn.
Mất ngủ đêm làm giảm hiệu suất công việc
Thiếu ngủ đêm có thể làm giảm hiệu suất công việc. Một giấc ngủ trưa ngắn có thể thúc đẩy tâm trạng và hiệu suất công việc, giúp giảm cảm giác buồn ngủ, lấy lại tinh thần sảng khoái, hồi phục năng lượng nhanh và có thể giúp tỉnh táo để bắt tay vào công việc ngay.
Thiếu ngủ khiến cơ thể không sản sinh ra hormon sinh trưởng mà lần lượt tạo ra cortisol, một loại hormon căng thẳng được tìm thấy, có thể phá vỡ nhiều collagen trong cơ thể. Loại hormon căng thẳng này làm tăng tình trạng viêm do mụn và hơn hết, có thể làm làn da hình thành nếp nhăn sớm.
Mất ngủ đêm gây rối loạn tâm lý
Thiếu ngủ sẽ gây đến tình trạng cơ thể mệt mỏi, từ đố dẫn đến thay đổi tâm sinh lý. Bởi nếu bạn bị mệt mỏi trong thời gian dài, bộ não sẽ có những phản ứng tiêu cực. Nó thường dẫn đến tình trạng rối loạn, lo âu, cáu gắt, uể oải, mệt mỏi,… Đồng thời gây nảy sinh rất nhiều vấn đề về sức khỏe tâm thần như trầm cảm, tự kỷ,…
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người trẻ tuổi bị thiếu ngủ có khả năng quan hệ xã hội kém hơn so với những người khác. Và những người báo cáo rằng họ có giấc ngủ kém chất lượng cũng có xu hướng nói rằng họ cô đơn. Dường như chỉ làm cho mọi thứ trở nên tồi tệ hơn, những người cảm thấy cô đơn cũng không có xu hướng đi ngủ sớm, điều này dẫn họ vào một vòng luẩn quẩn.
Gây bệnh tim mạch
Khi thiếu ngủ, hệ thần kinh giao cảm hoạt động nhiều hơn, mạch máu co lại, huyết áp tăng, tạo áp lực thêm cho trái tim. Hơn nữa, khi ngủ ít, cơ thể cần nhiều insulin hơn để duy trì mức độ đường huyết bình thường, do đó có tác động xấu tới mạch máu và tim.
Mất ngủ đêm làm tăng cân
Thiếu ngủ không chỉ gây nên những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mà còn khiến việc thừa cân ngày càng trầm trọng hơn. Khi thiếu ngủ, cơ thể chúng ta sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi, căng thẳng, các cơ quan không đảm trách được chức năng vốn có của cơ thể, khiến cho lượng calo không thể tiêu hao, tăng lượng mỡ tích tụ.
Thêm nữa, những người không ngủ đủ giấc dường như hay bị rơi vào một trạng thái “thôi miên“, khiến họ mất kiểm soát bản thân và không cưỡng lại được các loại thực phẩm có hàm lượng calo cao. Họ thèm ăn nhiều hơn và ăn các bữa ăn không lành mạnh hơn.
Mất ngủ đêm làm tăng huyết áp
Khi thiếu ngủ, cơ thể sẽ đối mặt với nguy cơ tăng huyết áp. Nghiên cứu cho thấy kích thích tố căng thẳng có xu hướng gia tăng ở những người bị thiếu ngủ. Tăng nội tiết tố này có thể dẫn đến sự gia tăng tạm thời huyết áp, và sau đó sẽ trở thành vĩnh viễn sau một khoảng thời gian.
Gây trầm cảm
Thiếu ngủ là nguyên nhân làm giảm chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng điều chỉnh tâm trạng con người. Người bị mất ngủ triền miên có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn so với người bình thường. Ngoài ra, theo các nghiên cứu gần đây, khi người mắc trầm cảm bị mất ngủ đêm thì nguy cơ bệnh tái diễn sẽ cao hơn so với những người không bị mất ngủ. Do đó, mất ngủ đêm chính là nguyên nhân khởi phát cũng là yếu tố gây kéo dài trầm cảm.
Mất ngủ và trầm cảm là bộ đôi song hành cùng nhau. Theo thống kê, có khoảng 15% người bị trầm cảm rơi vào tình trạng ngủ quá nhiều, trong khi 80% gặp khó khăn khi ngủ hoặc mất ngủ. Khi bị mất ngủ mạn tính, họ thường trở nên buồn bã, lo âu, mệt mỏi.
Nguy cơ ung thư vì mất ngủ đêm
Thiếu ngủ cũng là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ ung thư. Lý do là hormone melatonin được sản xuất ra trong khi ngủ có thể chống lại sự tăng trưởng của các tế bào khối u và khi thiếu ngủ, hormone này bị hạn chế rất nhiều.
Theo nghiên cứu năm 2003 trên những người làm việc theo ca, thiếu ngủ và gián đoạn lịch trình giấc ngủ có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, đáng chú ý nhất là ung thư đại tràng và ung thư vú.
Mất ngủ ảnh hưởng đến làn da
Mất ngủ đêm sẽ khiến mắt sưng và gây ra những cuồng mắt tối màu ở dưới mắt. Ngoài ra, nó còn khiến da bạn sạm đi, mặt mũi hốc hác và thậm trí có thể gây nổi mụn.
Theo nghiên cứu của Đại học Wisconsin, chất lượng giấc ngủ kém liên quan chặt chẽ với các vấn đề về da mạn tính. đặc biệt là ở những người thiếu ngủ, vì vậy da của những người này có nhiều dấu hiệu lão hóa hơn người bình thường.
Giấc ngủ là một phương pháp hữu hiệu giúp chúng ta lấy lại cân bằng sau ngày làm việc, học tập căng thẳng, mệt mỏi. Chính vì thể, nó vô cùng quan trọng với mỗi người.
Xem thêm:
- Bị mất ngủ: 6 cách trị chứng mất ngủ đơn giản mà cực hiệu quả
- Bất ngờ những nguyên nhân mất ngủ có thể bạn chưa biết?
- Ngủ trưa có tốt không? 3 khoảng thời gian ngủ trưa tốt nhất
- 5 hội chứng rối loạn giấc ngủ bạn nên biết