Mất ngủ là một tình trạng rối loạn giấc ngủ. Nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống. Theo thống kê thì tỷ lệ người mất ngủ tăng theo tuổi tác. Đặc biệt, đối với các trường hợp mất ngủ kéo dài rất nghiêm trọng. Khiến sức khỏe sẽ giảm sút. Do đó, cần tìm ra nguyên nhân và cách cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Nội dung tóm tắt
Mất ngủ kéo dài
Mất ngủ hay còn gọi là chứng rối loạn giấc ngủ, là tình trạng khiến bạn khó đi vào giấc ngủ, ngủ chập chờn dù rất thèm ngủ. Tình trạng thiếu ngủ gây ảnh hưởng nhiều đến các sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Người ta thường chia ra 2 trường hợp mất ngủ là cấp tính và mãn tính.
- Mất ngủ cấp tính (mất ngủ ngắn): Đây là tình trạng người bệnh bị mất ngủ trong thời gian ngắn có thể chỉ là một đêm hoặc vài tuần. Mất ngủ cấp tính là một vấn đề cần được quan tâm đúng cách vì nếu không được giải quyết triệt để có thể dẫn tới mất ngủ mãn tính.
- Mất ngủ mãn tính (mất ngủ kéo dài): Mất ngủ mạn tính hay mất ngủ kéo dài thường xảy ra khi bạn bị mất ngủ ít nhất 3 đêm/tuần trong suốt một tháng hoặc lâu hơn. Thường gặp trong các bệnh lý như suy nhược thần kinh, rối loạn lo âu, trầm cảm…
Tình trạng mất ngủ thường xuyên, mất ngủ kéo dài gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, chất lượng công việc và cuộc sống. Song việc điều trị lại không dễ dàng. Điều trị mất ngủ do suy nhược thần kinh đòi hỏi người bệnh phải có sự kiên trì, giữ tinh thần kỷ luật trong khoảng thời gian dài và tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ dẫn của bác sĩ hay chuyên gia tâm lý.
Nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân mất ngủ dẫn đến mất ngủ kéo dài. Trong đó, thường có một số nguyên nhân nổi bận như:
- Suy nhược thần kinh: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng mất ngủ trong xã hội hiện đại. Căng thẳng trong thời gian dài quá mức làm mất cân bằng quá trình hưng phấn và ức chế, từ đó khiến người bệnh rơi vào trạng thái suy nhược thần kinh. Mất ngủ chính là triệu chứng đầu tiên và dễ nhận biết nhất do suy nhược thần kinh gây ra.
- Có vấn đề về sức khỏe: chẳng hạn một số bệnh như: viêm khớp, hen suyễn, đau mạn tính, ngưng thở khi ngủ và các bệnh về thần kinh, kể cả bệnh Parkinson
- Các yếu tố môi trường: như tiếng ồn, ánh sáng hoặc nhiệt độ không thích hợp (quá nóng hoặc lạnh) gây ảnh hưởng đến giấc ngủ
- Việc sử dụng một số loại thuốc như thuốc điều trị bệnh cảm lạnh, dị ứng, trầm cảm, huyết áp cao, hen suyễn… có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ
- Thói quen ăn uống: Ăn quá nhiều khi gần đến giờ đi ngủ, ăn đồ khó tiêu hoặc dùng thức uống có caffeine hay có cồn
- Thói quen ngủ không lành mạnh: Không có thời gian biểu đi ngủ cụ thể
- Có sự xáo trộn trong lịch trình ngủ bình thường như bạn đang trải qua tình trạng mệt mỏi sau chuyến bay dài, lệch múi giờ…
- Trầm cảm, lo lắng, tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực.
Mất ngủ tàn phá sức khoẻ
Thiếu ngủ có thể làm lão hóa làn da. Hầu hết mọi người sẽ thấy làn da bị sạm, khô, mắt sưng sau một đêm mất ngủ. Làn da sẽ trở nên thiếu sức sống, xuất hiện nếp nhăn, quầng thâm ở mắt, giảm khả năng phục hồi của da sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Khi cơ thể mệt mỏi, không ngủ đủ giấc, cơ thể sẽ tiết ra nhiều hormone gây căng thẳng cortisol, với số lượng dư thừa, cortisol phá huỷ collagen.
Mất ngủ cũng khiến cơ thể tiết ra quá ít hormone tăng trưởng của con người. Khi chúng ta còn trẻ, hormone tăng trưởng của con người thúc đẩy tăng trưởng. Khi chúng ta già đi, nó giúp tăng khối lượng cơ bắp, làm dày da và tăng cường xương.
Hiện tượng mất ngủ còn khiến não hoạt động không được tỉnh táo, minh mẫn dẫn đến hiệu suất tại nơi làm việc hoặc trường học kém, luôn trong trạng thái bồn chồn, mất tập trung. Mất ngủ sẽ luôn mệt mỏi không tập trung lái xe, đi lại, làm việc vì vậy tăng nguy cơ tai nạn cao.
Phòng ngừa bệnh mất ngủ
Tình trạng mất ngủ cấp tính có thể không cần điều trị vì có thể được cải thiện bằng cách thực hành các thói quen giúp bạn ngủ ngon. Nếu chứng mất ngủ kéo dài do suy nhược thần kinh khiến bạn thường xuyên buồn ngủ, mệt mỏi gây ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày, bác sĩ sẽ kê toa cho bạn sử dụng thuốc ngủ trong một thời gian nhất định.
Tuy nhiên, bạn nên tránh sử dụng thuốc ngủ khi không có sự chỉ định của bác sĩ vì thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn và hiệu quả của thuốc có xu hướng giảm dần theo thời gian.
Để điều trị chứng mất ngủ kéo dài do suy nhược thần kinh, bên cạnh việc dùng thuốc điều trị làm giảm triệu chứng, các bác sĩ có thể đề nghị bạn thực hành liệu pháp hành vi nhận thức. Bạn sẽ nói chuyện với bác sĩ tâm lý về các vấn đề của mình. Bác sĩ sẽ giúp bạn giải tỏa những căng thẳng trong cuộc sống, chia sẻ những khó khăn bạn đang gặp phải, hướng khắc phục cũng như cách đón nhận vấn đề theo hướng tích cực và lành mạnh hơn. Nhờ đó, bạn sẽ có được giấc ngủ ngon, cải thiện các triệu chứng của suy nhược thần kinh một cách hiệu quả.
Kết luận
Ngủ đủ giấc là bí quyết để duy trì sức khỏe cả về thể chất và tinh thần. Nếu mất ngủ kéo dài khiến cho cơ thể thiếu sức sống, mệt mỏi, không thể tập trung, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến công việc và cuộc sống hàng ngày.
>> Đọc thêm:
- Công thức giúp ngủ ít vẫn khỏe, tại sao không?
- 6 cách trị mất ngủ dân gian đơn giản tại nhà
- [Hỏi đáp] Nên ngủ trưa bao lâu thì tốt?