Thông thường, ở tuổi càng cao thì càng khó có một giấc ngủ ngon. Người cao tuổi mắc chứng mất ngủ sẽ có nguy cơ phát triển trầm cảm, tăng nguy cơ bị đột quỵ cũng như các vấn đề về sức khỏe tuổi 50 nghiêm trọng như bệnh tim mạch, tiểu đường, cân nặng và ung thư.
Nội dung tóm tắt
Mất ngủ là bệnh gì?
Chứng mất ngủ là một khái niệm chỉ những người khó ngủ, ngủ ít hơn so với người bình thường trên 2 giờ mỗi ngày. Ví dụ cụ thể như nếu một người bình thường có thể ngủ 8 giờ mỗi ngày thì khi mất ngủ chỉ ngủ được khoảng 5 – 6 giờ.
Bị mất ngủ biểu hiện là khó vào giấc ngủ hoặc khó giữ giấc ngủ thường xuyên tỉnh dậy giữa đêm. Đây là than phiền nhiều nhất về giấc ngủ, chúng có thể chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn (1-3 ngày) hoặc cũng có thể mất ngủ kéo dài. Theo thống kê, trong 1 năm, có tới khoảng 30 – 45% người lớn có chứng mất ngủ.
Nguyên nhân gây mất ngủ
Chứng mất ngủ tạm thời
Mất ngủ trong một thời gian ngắn còn được gọi là mất ngủ tạm thời. Nguyên nhân thường là do âu hoặc do hậu quả của lo âu. Đối với một số người, bất kỳ một sự thay đổi nào trong cuộc sống đều gây ra mất ngủ tạm thời. Các nguyên nhân gây ra mất ngủ ngắn thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên trong một vài trường hợp, chúng là sự bắt đầu của trầm cảm nặng. Nhìn chung, không cần thiết phải điều trị cho mất ngủ ngắn. Nếu cần sử dụng thuốc ngủ, nếu có cần biết rõ rằng không được dùng thuốc ngủ kéo dài và chứng mất ngủ có thể tái phát khi ngừng thuốc.
Chứng mất ngủ kéo dài
Với chứng mất ngủ bền vững hay nói cách khác là mất ngủ kéo dài. Bệnh nhân khó đi vào giấc ngủ hơn là khó duy trì giấc ngủ. Mặc dù bệnh nhân có loại mất ngủ này thường có các triệu chứng lo âu, triệu chứng của bệnh cơ thể, nhưng họ thường chỉ than phiền về mất ngủ. Họ có thể không có triệu chứng lo âu, nhưng luôn trằn trọc khó ngủ. Đôi khi, họ đổ lỗi cho các stress tại nơi làm việc, ở nhà gây ra khó vào giấc ngủ.
Chứng mất ngủ tiên phát
Đây là loại mất ngủ đêm phổ biến nhất ở người cao tuổi. Mất ngủ tiên phát được chẩn đoán khi bệnh nhân không ngủ, khó vào giấc ngủ hoặc khó giữ giấc ngủ. Các triệu chứng này cần kéo dài ít nhất 1 tháng. Chứng mất ngủ tiên phát không có liên quan gì đến các bệnh cơ thể hoặc bệnh tâm thần khác.
Nguyên nhân gây mất ngủ ở người cao tuổi
Người cao tuổi thường bị chứng mất ngủ bởi các nguyên nhân như: do giảm hoạt động thể lực, ít tiếp xúc với ánh sáng, giảm ngưỡng bị đánh thức (dễ bị thức giấc hơn), thay đổi nhịp sinh học, giảm khả năng hồi phục các chức năng khi cơ thể bị lão hóa, các bệnh lý (sa sút trí tuệ, tim mạch, viêm nhiễm đường hô hấp, đau xương khớp, trầm cảm,…). Theo đó, một số nguyên nhân phổ biến nhất gây mất ngủ ở người cao tuổi là:
- Các bệnh về cơ xương khớp: (thoái hóa khớp, loãng xương…). Cơn đau tăng lên lúc nửa đêm về sáng, khiến bệnh nhân bị tỉnh giấc và sau đó rất khó ngủ tiếp.
- Bệnh lý tâm thần kinh: Theo ước tính, khoảng 30% người cao tuổi trong cộng đồng và 50% người cao tuổi trong các viện dưỡng lão có triệu chứng trầm cảm. Bệnh trầm cảm là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi. Bệnh nhân thường khó bắt đầu giấc ngủ hoặc hay bị thức giấc sớm, có hiện tượng ngủ ngày. Một số người còn có những thời điểm bị kích động nên rất khó ngủ. Ngoài ra, các rối loạn tâm thần khác cũng có khả năng gây chứng mất ngủ, cụ thể như lo âu quá mức, sa sút trí tuệ.
- Dược phẩm: các loại thuốc corticoid, nội tiết tố tuyến giáp, thuốc điều trị bệnh thần kinh hoặc trầm cảm, các thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc hạ huyết áp Methyldopa,… có tác dụng phụ gây mất ngủ. Bên cạnh đó, một số dược phẩm được coi là thuốc ngủ như benzodiazepine (Seduxen) nhưng lại có thể khiến người già ngủ nhiều hơn vào ban ngày và tỉnh táo vào ban đêm.
Cách khắc phục chứng mất ngủ ở người già
Trước khi nghĩ tới các phương pháp để điều trị, có một số các có thể giúp người cao tuổi có thể dễ ngủ và ngủ sâu hơn. Dưới đây là một số cách điều trị chứng mất ngủ dành cho người già, mà không cần dùng đến thuốc:
- Tập thể dục đều đặn hàng ngày. Tuy nhiên không nên tập nhiều 18 giờ.
- Giải quyết cho xong hoặc tạm gác hết những vấn đề khiến bạn lo lắng nhằm tạo cho mình cảm giác thư giãn cả về thể chất lẫn tinh thần trước khi lên giường ngủ.
- Tạo một môi trường thư giãn và yên tĩnh khi đi ngủ, bao gồm các điều kiện hạn chế ánh sáng, tiếng ồn và duy trì nhiệt độ phòng phù hợp…
- Tắm nước ấm để làm tăng nhiệt độ cơ thể, giúp giấc ngủ bắt đầu dễ dàng hơn.
- Nên xuống giường sau khi thức dậy vào buổi sáng, không nên nằm nán lại trên giường quá lâu.
- Không nên ngủ nhiều vào ban ngày, đặc biệt là ngủ trưa. Để tránh cảm giác này, tốt nhất bạn hãy tạo một môi trường làm việc, sinh hoạt có đủ ánh sáng.
- Phòng ngủ không nên kèm các công năng khác như là nơi đọc sách, xem tivi,…
- Hạn chế sử dụng đồ ăn thức uống hoặc các thuốc có chất kích thích. Tránh uống cà phê, rượu hoặc hút thuốc lá vào buổi chiều tối. Không nên ăn hoặc uống quá nhiều trong vòng 3 giờ trước khi đi ngủ.
Ngoài các chế độ sinh hoạt như trên, người cao tuổi ăn uống đủ dinh dưỡng, nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ, đồng thời hạn chế đường và chất béo để nâng cao sức đề kháng tạo hệ miễn dịch góp phần đẩy lùi bệnh mất ngủ ở người già và cả những bệnh khác nữa.
>> Các bài viết liên quan:
- Cách trị khó ngủ: 7 thực phẩm giúp bạn dễ ngủ
- Công thức giúp ngủ ít vẫn khỏe, tại sao không?
- 6 cách trị mất ngủ dân gian đơn giản tại nhà