5 Thực trạng ô nhiễm môi trường do quá trình đô thị hoá tại Hà Nội

Môi trường sống tại Hà Nội đang dần bị ô nhiễm trầm trọng vì nhiều nguyên nhân khác nhau, một trong số đó chính là quá trình đô thị hoá. Vậy những ảnh hưởng của đô thị hoá dẫn đến ô nhiễm môi trường tại Hà Nội là gì và làm sao để tìm ra những giải pháp hoàn thiện nhất để giải quyết vấn đề ô nhiễm do đô thị hoá gây ra ? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây.

Hiện nay, việc đô thị hoá đã và đang được tiến hành quy hoạch một cách bất hợp lý và chính việc này đã gây ra những tác động tiêu cực dẫn đến ô nhiễm môi trường và giảm chất lượng đời sống của người dân ở cả ngoại thành và khu vực nội thành. Việc đô thị hoá đã gây lên những vấn đề như ô nhiễm môi trường nước, giảm chất lượng không khí, thu hẹp môi trường đất,…

Bên cạnh đó, tại Hà Nội chất lượng đô thị không được đảm bảo, quản lý đô thị gặp nhiều khó khăn vướng mắc, điều này thể hiện rõ không chỉ thông qua chất lượng sống mà còn ở việc gây ra nhiều khó khăn trong quản lý chất lượng môi trường đô thị. Đây là những biểu hiện rõ rệt của việc đô thị hoá tác động tiêu cực dẫn tới ô nhiễm môi trường tại Hà Nội.

Tìm giải pháp giảm ô nhiễm ở Hà Nội và TP.HCM | Môi trường | PLO

 

Nguồn: plo.vn

Đô Thị hoá làm tăng lượng chất thải sinh hoạt

Theo như điều tra thống kê, việc thu gom rác ở Hà Nội chưa đạt hiệp quả triệt để, vẫn còn khoảng 15% lượng rác thải không được thu gom, xử lý mà vứt tại các kênh, rạch hay các khu đất trống trong địa bàn thành phố. Tỷ lệ này ở Hà Nội đang có xu hướng tăng cao.

Số lượng chất rắn phát sinh reung bình mỗi ngày khoảng 36.000 triệu tấn thì có khoảng 5.800 triệu tấn rác không được thu gom. Lượng rác thải này đủ để gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường khá nghiêm trọng. Trong đó, còn chưa kể đến, lượng chất thải thu gom được xử lý bằng các biệp pháp kém hiệu quả và không đảm bảo tuân thủ các quy định về an toàn.

Việc thu gom, vận chuyển, xử lý và tiêu huỷ rác thải rắn đã và đang trở thành vấn đề nan giải đối với những nhà quản lý đô thị tại Hà Nội. Số lượng người dân ở Hà nội ngày càng tăng đồng nghĩa với việc rác thải cũng sẽ gia tăng nhanh chóng, việc phân loại và công tác xử lý sẽ khó khăn hơn.

nguồn: congluan.vn

Các cơ quan có thẩm quyền tại Hà Nội đã đề ra những phương án để xử lú chất thải rắn bằng phương pháp phân loại rác thải rắn tại nguồn. Tuy nhiên, do yếu tố nguồn lực còn khó khăn và nhân lực thực hiện hạn chế, chương trình này vẫn chưa thể triển khai rộng rãi trên toàn địa bàn thành phố. Vấn đề tồn đọng về rác thải đã và đang gây ô nhiễm môi trường, gây mất mỹ quan cho quá trình đô thị hoá.

Nội dung tóm tắt

Ô nhiễm môi trường do lượng nước thải sinh hoạt

Hiện nay ở Hà nội nói riêng và các khu đô thị trên nước ta nói chung hầu hết đều chưa được xử lý mà đổ thẳng ra các sông hồ trong đô thị.

Nếu dựa trên hệ số tính tải lượng rác thải của Nhật Bản hệ số phát thải COD: 29,3 g/người/ngày, như vậy nếu toàn bộ lượng nước thải này không được xử lý  trước khi thải ra môi trường thì mỗi ngày môi trường Việt Nam sẽ phải tiếp nhận ít nhất khoảng 880 tấn COD.

Trên thực tế, theo tính toán của các chuyên gia tại Việt Nam, nhiều hộ gia đình tại Việt Nam còn thiếu các hệ thống xử lý nước thải tiêu chuẩn phù hợp tại hộ gia đình nrrn tải lượng ô nhiễm COD tính theo đầu người Việt Nam khoảng 100g/người/ngày, tương đương với 3000 tấn/ ngày, đêm. Trong đó thì tổng tải lượng nitơ là 390 tấn/ngày, đêm, tổng phốt pho khoảng 120 tấn/ngày,đêm.

Hà Nội có lượng nước thải sinh hoạt rất lớn và rất ô nhiễm. Tổng lượng nước thải hàng ngày của thành phố Hà Nội vào khoảng 320.000m3 trong đó có tới 1/3 là nước thải CN. Môi trường nước tiếp nhận lượng nước này là các hồ, kênh, mương và sông.

Hầu hết các cơ sở CN đều xả trực tiếp nước thải vào các sông thoát nước chính là Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét và các mương, hồ của thành phố. Đã có nhiều tài liệu cho thấy, nước thải CN của Hà Nội có chứa các chất lơ lửng, các hợp chất chứa P, N, chỉ số BOD5 (nhu cầu ôxy sinh hóa các chất hữu cơ), COD (nhu cầu ôxy hóa học chất hữu cơ), kim loại nặng đều rất cao.

Hầu hết các sông hồ của Hà Nội đều bị ô nhiễm cả về cơ học, hóa học và sinh hoạt, có sự phân hủy yếm khí tạo ra khí độc như H2S, NH4. Hàm lượng NO2, NO3 đều cao, BOD5 quá tiêu chuẩn cho phép (TCCP) tới 3 lần. Thậm chí, hàm lượng coliform của một số hồ gần khu vực dân cư vượt TCCP tới 100-200 lần, vào mùa khô vượt tới… 700 lần2.

100% nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất tại khu vực nông thôn, ở các làng nghề và gần 100% nước thải sinh hoạt đô thị chưa qua xử lý đang xả thẳng ra sông, hồ, ao, mương.

Những con số trên đã phản ánh rằng ô nhiễm môi trường nước ở Hà Nội đang ở mứng báo động cao, nếu thiếu những biện pháp xử lý kịp thời thì mức độ ô nhiễm môi trường do nước thải sinh hoạt và công nghiệp sẽ trở lên khó kiểm soát.

Trên thực tế, đã có những con sông ở Hà nội đã trở thành dòng sông chết do bị ô nhiễm quá nghiêm trọng chẳng hạn như Sông Tô Lịch,…Điều này gây những hệ luỵ trầm trọng đến chất lượng sống của những người dân khu vực đó.

Ô nhiễm môi trường không khí 

Ô nhiễm môi trường không khí tại Hà Nội đang ở mức vô cùng trầm trọng và đặc biệt khi trong khoảng thời gian gần đây, khi Air Visual áp dụng cách tính AQI của Mỹ xếp hạng thì Hà Nội trở thành thành phố ô nhiễm môi trường không khí nhất thế giới trong tổng số 97 thành phố có quan trắc chất lượng không khí vào ngày 21/2/2020 .

Cho đến hiện nay, Hà Nội vẫn luôn trong top những thành phố có độ ô nhiễm môi trường không khí nhất thế giới. Chất lượng không khí của Hà Nội “không có dấu hiệu được cải thiện”. Nguyên nhân một phần do tốc độ tăng dân số, đô thị hóa và phát triển kinh tế mạnh mẽ của Thủ đô.

Đây là hồi chuông báo động cho những nhà quản lý về chất lượng môi trường đô thị tại Hà Nội ngày càng xuống dốc. Môi trường không khí chịu ảnh hưởng từ nhiều nguồn thải, có thể đến từ các hoạt động xả khí thải của các nhà máy lớn, cũng có thể do các phương tiện tham gia giao thông với số lượng cao đặc biệt là xe máy.

Môi trường Hà Nội: Báo cáo 2019 sử dụng số liệu 2005?

 

Nguồn: vneconomy

Yếu tố gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường không khí tại Hà Nội vẫn chủ yếu do ô nhiễm bụi, nồng độ bụi lơ lửng trong không trung, tổng số TSP, bụi PM10 và bụi mịn (PM2,5 PM1).  Ở nước ta so đặc thù nên tỷ lệ bụi mịn (PM2,5 PM1) chiếm tương đối cao. Số liệu quan sát tại trạm quan tắc Hà Nội đã cho thấy nồng độ bụi mịn trung bình đã vượt mức cho phép trong nhiều thời điểm.

Ô nhiễm tiếng ồn 

Với một khu đô thị lớn như Hà Nội với mức độ đô thị hoá cao, mật độ xe cô tham gia giao thông luôn ở mức dày đặc, tiếng ồn đến từ còi xe, nẹt bô … đã trở thành nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường bởi tiếng ồn và gây những khó chịu đến cuộc sống của người dân, đồng thời làm xấu bộ mặt của đô thị.

Theo Kết quả nghiên cứu và đánh giá của Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường tại 12 đường và nút giao thông chính tại các đô thị như Hà Nội, tiếng ồn trung bình vào ban ngày là 77,8 đến 78,1 dBA (mức âm quy định của tiếng ồn), vượt tiêu chuẩn cho phép từ 7,8 đến 8,1 dBA. Tiếng ồn tương đương trung bình vào ban đêm là 65,3-75,7 dBA (vượt tiêu chuẩn từ 10-20 dBA).

Còn ở các khu công nghiệp, người lao động ở mọi ngành nghề đều phải tiếp xúc với tiếng ồn. Trong tổng số khoảng 52 triệu người lao động, có khoảng 10-15 triệu người phải tiếp xúc với tiếng ồn cao hơn mức quy định đã gây ra ô nhiễm môi trường bởi tiếng ổn.

Trong khi đó, việc chịu đựng lâu tiếng ồn có cường độ 50 deciben (dB) có thể khiến con người giảm hiệu suất làm việc, nhất là lao động trí óc; tiếng ồn 70 dB có thể làm tăng nhịp thở, nhịp tim, huyết áp, ảnh hưởng đến dạ dày và giảm hứng thú lao động; tiếng ồn 90dB sẽ gây mệt mỏi, mất ngủ, tổn thương chức năng thính giác, mất thăng bằng cơ thể và suy nhược thần kinh.

Hà Nội: Tăng cường kiểm soát nguồn gây ô nhiễm - Tạp chí điện tử Môi trường & Cuộc sống

Nguồn: moitruong.net.vn

Với các đô thị như Hà Nội mức độ dân số luôn ở tình trạng đông đúc và được dự báo tỷ lệ này sẽ còn tăng cao trong thời gian tới thì công tác quản lý đô thị nói chung và quản lý môi trường đô thị ở Hà Nội nói riêng sẽ ngày càng khó khăn. Tình trạng ô nhiễm môi trường bởi tiếng ồn nếu không tìm ra các giải pháp hợp lý để giải quyết sẽ có những diễn biến phức tạp và vượt tầm kiểm soát.

Ô nhiễm môi trường đất

Hà Nội hiện nay có chất lượng môi trường đất bị ô nhiễm ngày càng gia tăng. Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm hàm lượng các chất tự nhiên trong đất tăng lên, hoặc thêm các độc chất lạ (đến mức vượt tiêu chuẩn cho phép), gây độc hại cho  môi trường sinh vật và làm xấu cảnh quan.

Nguyên nhân là do đất chịu tác động của các chất thải từ hoạt động công nghiệp và đô thị hoá, xây dựng, sinh hoạt và các bãi chôn lấp rác thải; các chất độc hóa học tồn lưu. Chẳng hạn, nước thải từ khu vực sản xuất, các khu dân cư không qua xử lý xả thẳng ra môi trường. Một số kênh, mương ngấm vào đất, gây ô nhiễm môi trường đất và làm thay đổi hàm lượng các chất hóa học trong đất.

Hiện nay, hầu hết nước thải sinh hoạt ở Hà Nội đều không được xử lý mà được xả thẳng ra môi trường. Một số kênh, mương, ao hồ, trong các khu vực đô thị đã trở thành những nơi tiếp nhận nước thải sinh hoạt, thường xuyên bị ô nhiễm.

Mặt khác, nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải, một số bệnh viện và cơ sở y tế lớn với hệ thống xử lý nước thải hoạt động không hiệu quả đã góp phần gây ô nhiễm môi trường nước. Nguồn nước mặt bị ô nhiễm này ngấm vào đất, gây ô nhiễm môi trường đất.

Ngoài ra, một số khu vực là nơi chứa đựng và lưu trữ các chất thải của quá trình sản xuất, hay chất thải rắn sinh hoạt tiềm tàng nhiều nguy cơ gia tăng ô nhiễm môi trường đất.

Tại khu vực đô thị, chỉ có khoảng 15% số bãi chôn lấp chất thải rắn bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh. Nước rỉ từ các hầm ủ, bãi chôn lấp không được xử lý theo quy định sẽ ngấm xuống đất gây ô nhiễm môi trường đất và nước ngầm.

Đất đô thị tăng nhanh, nhưng tỷ trọng đất dành cho các vấn đề xã hội chưa đáp ứng yêu cầu thực sự của đời sống xã hội.

Đáng lo ngại, ô nhiễm môi trường đất sẽ ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe con người thông qua tiếp xúc trực tiếp với đất, hoặc qua đường hô hấp do sự bốc hơi của chất gây ô nhiễm môi trường đất. Sự xâm nhập của ô nhiễm môi trường đất vào tầng nước ngầm cũng trở thành mối nguy hiểm tiềm tàng đe dọa sức khỏe của người dân tại các đô thị.

Hà Nội: Xử lý ô nhiễm môi trường do rác thải dồn đọng

Nguồn: congnghiepmoitruong.vn

Kết luận 

Hà Nội là một địa phương đang có tốc độ phát triển đô thị hoá nhanh, đặc biệt tại các quận mới thành lập như Hoàng Mai, Long Biên, Từ Liêm… Sự phát triển nhanh đã mang lại nhiều tác động tích cực: đời sống người dân tăng lên, cũng như mở rộng diện tích khu vực nội thành, góp phần giảm áp lực về dân số với khu vực nội thành…Tuy nhiên những khu vực có tốc độ phát triển đô thị hoá nhanh tại Hà Nội đang có nguy cơ phát triển theo hướng thiếu bền vững.

Để nâng cao chất lượng môi trường sống tại Hà Nội do các ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế, cần tiếp tục phồi hợp các bộ, ngành liên quan rà soát, bổ sung, hoàn thiện các chính sách, văn bản, quy định về bảo vệ môi trường đô thị. Tập trung rà soát, đánh giá tác động môi trường, công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của các dự án lớn có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường, nhất là các dự án ở gần các khu vực đô thị, tập trung đông dân cư.

Thành phố tập trung xử lý triệt để , di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ra khỏi khu dân cư; điều tra, đánh giá, khoanh vùng và có kế hoạch xử lý các khu vực gây ô nhiễm tồn lưu trên địa bàn,  nhất là các khu vực gần hoặc trong khu vực dân cư, đô thị. Ngoài ra Hà nối còn cần có kế hoạch đô thị hoá hiệu quả để tránh những tác động gây ô nhiễm môi trường.

Mặt khác, cần tập trung đầu tư xây dựng các khu xử lý chất thải tập trung, nước thải tập trung: khắc phục, cải tạo chất lượng nước các hồ, ao, kênh, mương, sống chảy qua các khu đô thị, khu dân cư bị ô nhiễm, khu vực bị nhiễm chất độc hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật; đầu tư và phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị; quy hoạch đô thị theo hướng phát triển xanh, bền vững, hài hòa giữa phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường. Đó sẽ là các giải pháp hữu hiệu nhằm từng bước hạn chế ô nhiễm môi trường tại các đô thị hiện nay.

Đọc thêm bài viết liên quan tại:

Xem thêm: 3 điều cơ bản bạn nên biết về đô thị sinh thái

 Xem thêm: Đô thi thông minh – xu thế tất yếu trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Xem thêm: Thiết bị làm mềm nước cứng hoạt động như thế nào?

Người thực hiện: Trần Thuỷ Tiên_18050598_INE31041