Lương cơ sở có khác gì so với lương cơ bản và lương tối thiểu vùng? Mức lương cơ sở 2020 sẽ có biến động như thế nào. Điều này tác động đến mức lương người lao động như thế nào? Những điều cần biết xung quanh mức lương cơ sở sẽ được Sức khỏe đô thị giải đáp ngay sau đây.
Nội dung tóm tắt
Phân biệt 3 thuật ngữ tiền lương
Đầu tiên, cần hiểu đúng về 3 thuật ngữ tiền lương: Lương cơ sở, lương cơ bản và lương tối thiểu. (Theo luatvietnam)
Lương cơ sở
Mức lương cơ sở được dùng làm căn cứ tính lương (mức hưởng) cho người lao động thuộc khu vực nhà nước. Cũng căn cứ vào đó để tính các khoản phí khác như tiền bảo hiểm y tế.
Áp dụng đối với các cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.
Khi mức lương cơ sở tăng lương của người lao động (khu vực nhà nước) sẽ tăng theo.
Tăng lương cơ sở không có chu kỳ thay đổi cố định, mức độ và chu kỳ tăng sẽ phụ thuốc vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng và khả năng ngân sách nhà nước. Trong vài năm gần đây lương cơ sở định kỳ tăng mỗi năm 1 lần (vào 1/5 hoặc 1/7 hàng năm).
Lương vùng tối thiểu
Lương áp dụng cho các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước.
Căn cứ vào mức lương vùng tối thiểu doanh nghiệp và người lao động sẽ thỏa thuận về trả lương. Theo quy định mức lương trả không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Đối với người lao động đã qua học nghề, mức lương phải cao hơn ít nhất 7% lương tối thiểu vùng.
Phần lớn người lao động đã có mức lương cao hơn mức lương vùng tối thiểu. Nên khi thay đổi lương vùng tối thiểu chỉ ảnh hưởng đến người lao động đang có mức lương thấp hơn lương tối thiểu vùng mới.
Về chu kỳ thay đổi: không có quy định cụ thể, nhưng thường điều này sẽ được điều chỉnh mỗi năm 1 lần. Bắt đầu từ ngày 01/01 hàng năm.
Lương cơ bản
Lương cơ bản không được quy định trong văn bản. Đây chỉ là cách gọi quen thuộc trong thực tế. Là mức lương thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động.
Khi lương cơ bản tăng, có nghĩa là mức lương thực tế của người lao động cũng tăng.
Không có chu kỳ thay đổi lương cơ bản cố định. Điều này dựa theo thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Mức lương cơ bản thay đổi ảnh hưởng như thế nào đến người dân.
- Tăng lương, phụ cấp của cán bộ, công chức, viên chức
- Tăng lương hưu, trợ cấp xã hội và trợ cấp hàng tháng
- Tăng mức khen thưởng đối với Đảng viên
- Tăng tiền trợ cấp một lần khi sinh con
- Tăng mức đóng bảo hiểm y tế đối với nhiều đối tượng.
Cụ thể đối với mức đóng bào hiểm theo hộ gia đình: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất. Việc giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế được thực hiện khi các thành viên tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính.
- Từ đó thay đổi mức để được hưởng quyền lợi khi tham gia thẻ bảo hiểm y tế 5 năm liên tục.
Mức lương cơ sở năm 2020.
Đến tháng 1/7 năm 2020, mức lương cơ sở sẽ tăng từ 1.490.000 đến 1.600.000 vnd.
Năm 2020 là năm cuối cùng áp dụng mức lương cơ sở.
Lộ trình tăng lương cho cán bộ công nhân viên chức.
Nhìn chung lương cán bộ công nhân viên chức đang được nhìn nhận lại đúng và kịp thời theo sự phát triển kinh tế xã hội. Hi vọng với những dấu hiệu tích cực này, những cán bộ công nhân viên chức sẽ phát huy tốt, toàn tâm toàn ý phát triển kinh tế đất nước.
Bài viết tổng hợp thông tin từ trang luatvietnam.vn