Theo thống kê mới nhất của Liên hợp quốc cho biết mỗi phút, thế giới hiện nay đã và đang tiêu thụ hơn 1 triệu chai nhựa, và cũng hơn 1 triệu chai nhựa đang được thải ra môi trường hằng ngày, trong đó, Việt Nam đang tiếp tay cho việc đẩy hàng tấn rác thải nhựa ra đại dương mỗi năm.
1. Thực trạng rác thải chai nhựa hiện nay ra sao?
Thực trạng rác thải nhựa hiện nay ra sao?
Ước tính đến nay, con người đã sử dụng hơn 8,3 tỷ tấn nhựa, trong đó 6,3 tỷ tấn đã qua xử lý và thành rác phế thải, còn lại gần 80% còn đang tồn tại ngoài môi trường tự nhiên. Và con số ấy có khả năng sẽ còn tăng thêm, vì nhựa đang dần thay thế các nguyên liệu khác trong cuộc sống con người.
Ở Việt Nam, tình trạng sử dụng đồ nhựa ngày một gia tăng: các chai lọ làm bằng nhựa được các nhà máy sản xuất nước cung cấp ra thị trường, đồ dùng gia đình đơn giản như dao, dĩa, thìa… dần được thay thế bằng đồ nhựa dùng một lần, các kiểu dáng và các loại ống hút khác nhau được làm ra nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của giới trẻ, …
2. Vấn nạn “Ô nhiễm trắng” do chai nhựa để lại hậu quả gì?
Vấn nạn “Ô nhiễm trắng” để lại hậu quả gì?
Hậu quả cho việc lạm dụng đồ nhựa là những gì con người chưa từng tưởng tượng ra: số lượng lớn rác thải trôi dạt ven các bờ biển, nhựa thay thế thức ăn thường ngày của các loài sinh vật biển, hay thậm chí là khiến bản thân cơ thể chúng bị biến dạng chỉ vì vô tình mắc kẹt vào những chiếc chai nhựa, túi nylon, …
Hoặc tác hại của nó đơn thuần là những dữ liệu mà các nhà khoa học dã tính trước. Trung bình, chai nhựa mất 450 -1000 năm để phân hủy, ống hút cần 100 – 500 năm để phân hủy, và đáng chú ý là nhiều loại nhựa không thể tự phân hủy. Và đơn thuần, trong đồ nhựa có chứa khí carbon và khí hydro. Hợp chất này khi đốt sẽ tạo ra thêm chất dioxin và furan với một lượng đủ để gây tử vong. Ngoài ra hợp chất khí ấy cũng góp phần làm thủng và phá hủy tầng ozone hay tạo hiệu ứng nóng lên toàn cầu như hiệu ứng nhà kính.
3. Ngưng sử dụng chai nhựa thế nào là đúng?
Cách xử lý rác thải nhựa ra sao?
Ngày nay, trên các trang mạng xã hội, thông tin truyền thông, các câu khẩu hiệu, lời kêu gọi ngưng sử dụng chai nhựa được lan truyền rộng rãi. Các trường Đại học ở thành phố Hồ Chí Minh đã phát động hành động ngừng sử dụng chai nhựa, ống hút nhựa. Nhiều người dân đã làm ra các ống hút bằng nguyên liệu thiên nhiên cũng được hưởng ứng rộng rãi. Nhiều trường học đã phát động các phong trào, cuộc thi tái chế đồ nhựa nhằm hạn chế lượng rác thải nhựa ngày một tăng nhanh. Các cửa hàng, siêu thị hiện nay cũng đã hạn chế sử dụng túi nylon, thay thế bằng các túi giấy, túi tái chế sinh học thân thiện với môi trường. Ý thức của người dân nay cũng được nâng cao thay đổi. Việc ngưng sử dụng đồ nhựa đã và đang trở thành phong trào bảo vệ môi trường. Chỉ một hành động nhỏ nhưng đã thay đổi một phần cuộc sống con người trong hiện tại và tương lai.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về: Ngưng sử dụng chai nhựa thế nào là đúng? Hy vọng, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin bổ ích sau khi đọc xong bài viết này.