Trè con thường bị khó ngủ trằn trọc vào ban đêm. Có nhiều mẹ thấy con thường xuyên bị mất ngủ ban đêm thường rất lo lắng và sợ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất cũng như trí tuệ của trẻ nhỏ. Nhưng theo một số chuyên gia thì hiện tượng này là hết sức bình thường. Thậm chí nó còn có lợi cho bé của bạn. Vậy, nguyên nhân nào khiến bé bị khó ngủ?
Nội dung tóm tắt
1. Trẻ bị khó ngủ do chưa hoàn toàn phát triển hết
Trẻ nhỏ từ 1 – 18 tháng tuổi vẫn còn khá non nớt và chưa phát triển hoàn thiện toàn bộ. Não bộ của trẻ cũng mới phát triển khoảng 25% so với não người lớn. Chính vì thế cho nên bé cần phải từ từ đạt đến sự phát triển hoàn thiện. Theo đó, giấc ngủ của những trẻ dưới 1 tuổi rưỡi thường chập chờn và giống với nếp sinh hoạt của bé khi còn là bào thai trong bụng mẹ.
2. Giấc ngủ của trẻ chia thành nhiều giấc ngủ ngắn
Mọi người đều nghĩ rằng một người trưởng thành phải ngủ đủ 8 giờ trong một ngày nhưng điều đó thực sự không đúng với trẻ con. Chúng không ngủ một giấc dài liên tục mà thức dậy vài lần trong một khoảng thời gian ngắn.
Điều đó phần nào giải thích tại sao, bé thường thức giấc giữa đêm và trằn trọc khó ngủ giống như người lớn một phần do bản năng về nhu cầu lượng thời gian ngủ của bé không cần thiết nên bé thường xuyên tỉnh dậy giữa đêm và nô nghịch.
Theo Giáo sư Fleming: “Người lớn chúng ta thường có một giấc ngủ dài khoảng 90 phút rồi ý thức bắt đầu thức dậy nhưng sau đó mau chóng rơi vào giấc ngủ tiếp theo. Trong một đêm, người lớn cũng được dậy 2-3 lần nhưng mọi người thường không nhớ được vì các giấc ngủ cách nhau quá gần. Giấc ngủ của trẻ có chu kỳ ngắn hơn chỉ khoảng 60 phút”.
Điều này giải thích một cách dễ dàng vì sao trẻ ngủ trằn trọc và tỉnh dậy nửa đêm. Các bé sẽ tỉnh dậy khi giấc ngủ qua đi trong khi người lớn có xu hướng ép bản thân tiếp tục những giấc ngủ mới.
3. Bé bị khó ngủ do quá mệt
Trẻ nhỏ và trẻ mầm non có thể cáu kỉnh nếu không được ngủ đủ, và điều đó khiến một số bé càng khó đi vào giấc ngủ hơn. Các bé này cần ngủ 11-14 giờ mỗi ngày, bao gồm ngủ đêm và những giấc ngủ ngắn giữa ngày. Ở độ tuổi này, việc cho trẻ đi ngủ, thức dậy và ngủ giữa ngày đúng giờ rất quan trọng, cũng như ăn và chơi vào lịch cố định.
4. Bị khó ngủ vì không ngủ đủ vào ban ngày
Nghe có vẻ lạ nhưng nếu trẻ không ngủ ngắn đủ vào ban ngày, chúng sẽ bị khó ngủ vào đêm. Hầu hết trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần 2-3 giấc ngủ ngắn một ngày. Hầu hết trẻ vẫn cần một giấc ngủ ngắn vào trưa, cho tới khi 5 tuổi. Không nên để trẻ ngủ ngắn sát với giờ ngủ chính, nhưng cũng đừng bỏ qua giấc ngủ ngày của con.
5. Trẻ nhỏ giải tỏa căng thẳng bằng cách khóc to
Một nghiên cứu năm 2011 đã tiết lộ, trẻ em không biết cách ngừng khóc cho tới khi chúng được bố mẹ làm đủ cách ép chúng đi ngủ đúng giờ và vào khuôn khổ. Bắt trẻ ngoan ngoãn tiếp tục đi ngủ vào ban đêm sẽ giúp bố mẹ cảm thấy thoải mái và bớt căng thẳng. Tuy nhiên, vô hình chúng lại tăng sự khó chịu trong bé khi chúng thức dậy.
Giáo sư Darcia Narvaez giải thích: “Khi bố mẹ luyện ngủ đêm cho bé, bé sẽ trải qua một chu kỳ: lúc đầu bé sẽ cảm thấy thoải mái nhưng sau đó hooc-môn gây ức chế sẽ tăng lên trong cơ thể.” Đến một mức độ nào đó, bé sẽ bộc lộ những ức chế đó bằng các phản ứng cực đoan như là khóc to lên. Trong những tình huống như thế bố mẹ cần bình tĩnh để bé khóc, đồng thời dạy bé cách giải tỏa một cách tích cực hơn.”
6. Nhịp sinh học của trẻ
Thông thường các bé thích ngủ vào ban ngày, khoảng thời gian từ 6 giờ chiều đến nửa đêm là thời gian các bé tỉnh táo nhất. Trên thực tế, bé bị khó ngủ hoặc thức đêm sẽ khiến cả 2 bố mẹ phải dành nhiều thời gian hơn để quan tâm mà không bị gián đoạn bởi các công việc khác.
Một số nhà khoa học nghiên cứu tâm lý cho rằng nếu như các cha mẹ thường xuyên cảm thấy phiền toái và khó chịu khi bé bị khó ngủ hoặc luôn thức dậy trong đêm. Tuy nhiên, bố mẹ nên thích ứng với chúng như một lẽ tự nhiên. Thay vào đó, đây là cơ hội để các bậc làm cha làm mẹ thư giãn hơn cùng chơi với con và để giúp hiểu con hơn. Bởi lẽ trẻ con cũng rất cần sự gần gũi, sự quan tâm và yêu thương từ những người thân bên cạnh nhiều hơn.
Trên đây là những nguyên nhân khiến trẻ bị khó ngủ. Ngoài ra, nhiệt độ và âm thanh cũng có thể khí trẻ nhỏ bị khó ngủ. Trẻ em cũng như người lớn đều nhạy cảm với điều này. Vậy nên, trước khi ngủ bố mẹ nên giữ cho phòng ngủ thoáng mát, yên tĩnh và nhiệt độ vừa đủ. Đặc biệt, nên thường xuyên dọn dẹp giường, thay chăn gối và tránh mùi ẩm mốc, bụi bẩn khiến bé dễ bị mẩn ngứa hoặc dị ứng.
>> Xem thêm: