Nấm da đầu là một bệnh lý da liễu phổ biến ở cả nam và nữ, gây ra ngứa ngáy khó chịu làm người bệnh mất tự tin. Vậy nguyên nhân nấm da đầu là gì? Cách điều trị nấm da đầu như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết:
Nội dung tóm tắt
Nấm da đầu là gì?
Nấm da đầu là một dạng bệnh viêm nhiễm dưới chân tóc. Bệnh thường xuất hiện với những mảng màu trắng, đóng vảy trên da đầu thành các mảng tròn rộng. Nếu bệnh nặng sẽ gây ra tình trạng rụng tóc, hói đầu.
Nấm da đầu có thể lây lan bằng cách tiếp xúc trực tiếp qua các tế bào trên da đầu, hay gián tiếp do việc dùng chung mũ, lược, dây buộc tóc với người mắc bệnh.
Biểu hiện của nấm da đầu
Nấm da đầu có thể dễ dàng được nhận biết thông qua các biểu hiệu như:
Dấu hiệu đầu tiên khi xuất hiện bệnh là đầu nổi nhiều gàu, ngứa và có thể nổi mụn.
Tùy thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ của nấm mà dấu hiệu rụng tóc xuất hiện nhiều hay ít. Với những trường hợp nhiễm nấm nặng tóc có thể rụng thành từng mảng gây nên các đám đầu hói.
Nấm da đầu nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm có thể gây ra tình trạng viêm da đầu, da đầu sưng phồng lên, mủ chảy màu vàng trên da đầu, làm cho tóc rơi ra hoặc có thể dễ dàng kéo ra gây đau đớn trầm trọng của cho người bệnh.
Tác hại của nấm da đầu
Tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm chết người nhưng mắc nấm da đầu thực sự khiến người bệnh vô cùng khó chịu và gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống.
Nó có những triệu chứng như ngứa ngáy, bong tróc, tổn thương da đầu gây đau đớn, mát tự tin cho người bệnh khi giao tiếp. Nấm da đầu còn gây nên hiện tượng rụng tóc. Bởi vì những vi nấm cư trú trên da đầu phá hủy nang tóc gây đứt gãy và rụng tóc. Do đó, những người bị nấm thường phải cạo trọc đầu vừa để quá trình trị liệu nấm tốt hơn vừa do nấm gây rụng tóc quá nhiều.
Nguyên nhân nấm da đầu
Bệnh nấm da đầu tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng nó gây ra những triệu chứng khiến bệnh nhân khó chịu, đồng thời ảnh hưởng tới thẩm mỹ. Mặc dù vậy, nhiều người lại không biết nguyên nhân nấm da đầu là gì để có thể điều trị nhanh chóng và ngăn ngừa bệnh quay trở lại. Cùng tìm hiểu nguyên nhân nấm da đầu nhé!
Nấm Dermatophyte là nguyên nhân chủ yếu của bệnh nấm da đầu, trong đó nấm hay gặp là Microsporum và Trichophyton.
Vi nấm này sẽ sinh sôi và phát triển trên các loại da đầu ẩm ướt, không được vệ sinh. Cụ thể trong những trường hợp sau đây:
Nguyên nhân nấm da đầu do vệ sinh kém
Lười tắm gội, vệ sinh da đầu không thường xuyên khiến các nhờn tiết ra nhiều, tóc bết lại cộng với lớp tế bào chết trên da đầu sẽ tạo điều kiện thuận lợi để nấm sinh sôi, phát triển nhanh. Do đó, những người thường xuyên làm việc ở môi trường bụi bặm nên gội đầu mỗi ngày để tránh tích tụ bụi bẩn, phòng ngừa nguyên nhân nấm da đầu.
Nguyên nhân nấm da đầu do lây từ người bệnh
Nấm là bệnh có thể truyền nhiễm từ người này sang người khác. Tiếp xúc trực tiếp hoặc sử dụng những đồ dùng, vật dụng cá nhân của người bệnh như lược chải đầu, nón, mũ, quần áo, chăn, gối…của người bị nấm da đầu cũng có thể gây bệnh.
Lây nhiễm nấm từ động vật
Lây vi khuẩn nấm từ động vật, đặc biệt là thú cưng trong nhà. Khi trên cơ thể con vật mất đi những mảng lông đây là triệu chứng nhiễn nấm trên động vật. Các vật nuôi này không được vệ sinh sạch sẽ, khi bạn chạm hoặc vuốt ve chúng có thể lây nhiễm bào tử nấm lên da đầu.
Để đầu quá bẩn hoặc ẩm ướt đi ngủ
Khi da đầu quá bẩn sẽ gây tăng tiết dầu nhờn. Chất bã nhờn trên da đầu là các chất béo thừa. Các bã nhờn này thực tế là món mồi béo bở của các vi nấm. Khi chúng sản sinh quá nhiều sẽ kích thích vi nấm gây bệnh da đầu sinh sôi và phát triển. Điều này không chỉ là cơ hội phát bệnh nấm da đầu mà còn dẫn đến các bệnh lý khác ở não bộ.
Môi trường sống, nguồn nước không sạch sẽ
Thường xuyên tắm ao, hồ, suối… hoặc sử dụng nguồn nước ô nhiễm để gội đầu, trong nước bẩn có nhiều chủng vi nấm gây hại, chúng sẽ dễ dàng tấn công vào da đầu gây nấm da đầu. Nếu cào gãi quá mạnh còn dễ hình thành vết thương hở gây viêm nhiễm, lở loét…
Cách điều trị tận gốc nấm da đầu
Khi thấy xuất hiện dấu hiệu bị nấm da đầu chúng ta nên nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra, thăm khám để được bác sĩ chỉ định loại thuốc và phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Điều trị bằng thuốc trị nguyên nhân nấm da đầu
Thuốc bôi chống nấm không phải là thuốc kháng sinh. Nó là nhóm thuốc riêng đặc trị các chủng nấm. Điển hình của nhóm thuốc điều trị nguyên nhân nấm da đầu do vi nấm bao gồm Griseofulvin, Itraconazole, Fluconazole, Terbinafine… Đặc điểm của các thuốc trị nấm là thời gian điều trị kéo dài hơn 1 tháng mới kết thúc. Chính vì sử dụng thuốc trong thời gian quá lâu nên các tác dụng phụ có thể xảy ra như đau bụng, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn…
Các thuốc trị nấm thường ở dạng kem bôi và thuốc uống. Sử dụng loại thuốc nào, trong bao lâu, thay đổi thuốc như thế nào đều cần có sự hướng dẫn của thầy thuốc. Chính vì thế, người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng. Bởi vì, cũng giống như kháng sinh, các thuốc trị nấm có thể xảy ra hiện tượng kháng thuốc rất nguy hiểm.
Một số cách trị nấm bằng dân gian
Có nhiều cách chữa nấm được nhiều người truyền tai nhau bằng những thảo dược cũng khá hiệu quả sau đây.
- Gội đầu bằng bồ kết: Trong quả bồ kết có những chất làm sạch tự nhiên như saponin có thể có hiệu quả hỗ trợ tiêu diệt sạch vi nấm.
- Gội đầu với sả
- Sử dụng dầu dừa bôi lên da đầu giúp làm dịu vùng da đầu bị tổn thương do nấm,
- Gội đầu với vỏ bưởi khô có thể kết hợp với bồ kết. Tinh chất từ vỏ bưởi không những lành tính mà còn kích thích mọc tóc cho những ai bị bệnh nấm da đầu.
Vệ sinh sạch sẽ triệt tiêu nguyên nhân nấm da đầu
Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị, để bệnh nhanh khỏi chúng ta cần thực hiện đúng chế độ sinh hoạt dưới đây để điều trị được tận gốc nguyên nhân gây nấm da đầu:
- Vệ sinh cá nhân: giữ vệ sinh da đầu là cách phòng và hỗ trợ điều trị bệnh nấm da đầu căn bản. Bạn cần giữ cho da đầu khô thoáng, nhất là vào những khi thời tiết nắng nóng. Sau khi gội đầu hoặc đi mưa về cần làm khô tóc ngay. Bên cạnh đó, bạn không nên đội mũ quá chặt và quá lâu bởi điều này vô tình tạo môi trường ẩm ướt để nấm phát triển.
- Tránh dùng chung đồ với người khác đặc biệt là người tóc có nhiều gàu hoặc các biểu hiện của bệnh nấm da đầu để phòng tránh nguy cơ lây bệnh từ những người xung quanh. Tránh tiếp xúc với những vật nuôi bị nhiễm bệnh, có thể đưa các vật nuôi đi bác sĩ thú y khám định kỳ và kiểm tra xem có nấm không.
- Nấm da đầu sẽ gây ngứa và nhiều lúc bạn buộc phải gãi. Tuy nhiên, hãy hạn chế tối đa việc cào gãi. Bởi điều này có thể gây ra những vết thương hở. Nó không những kéo dài thời gian chữa bệnh mà còn làm phức tạp hơn các cách điều trị
Nấm đầu dễ lây lan, vì vậy ngay khi cảm thấy có dấu hiệu của bệnh, cần nhanh chóng đi khám và điều trị kịp thời. Không tự ý mua thuốc để uống và bôi khi chưa có chỉ định hay tư vấn của bác sĩ. Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và luôn nâng cao sức đề kháng cho cơ thể cũng là một trong những cách phòng bệnh tốt nhất.
Trong quá trình điều trị thì việc tìm ra nguyên nhân nấm da đầu là bước rất quan trọng. Mong rằng bài viết sẽ mang lại những thông tin hữu ích để giúp bạn biết cách phòng tránh và đánh bay bệnh nấm da đầu đáng ghét.
| Có thể bạn chưa biết?
- Thực đơn gym đơn giản hiệu quả cho người tập
- 8 tác dụng của nước chanh cho sức khỏe của bạn
- 6 khu ăn uống được coi là thiên đường ẩm thực của giới trẻ