Thiếu máu gây ra sự mệt mỏi, làm việc kém hiệu quả, với bà bầu thì làm giảm sự phát triển của thai nhi, trẻ nhỏ thì chậm lớn. Vậy đâu là nguyên nhân của thiếu máu thiếu sắt?
Nội dung tóm tắt
Tại sao lại nói thiếu máu thiếu sắt
Sắt trong cơ thể
Một cơ thể trưởng thành có khoảng từ 3 đến 4 gam sắt. Trong đó, 2/3 lượng sắt là ở hemoglobin – sắc tố của hồng cầu. Phần còn lại dự trữ trong gan, một phần rất nhỏ ở thận, lá lách và các cơ quan khác.
Ở người bình thường khoảng 90%, lượng sắt trong cơ thể được tái sử dụng từ hồng cầu già, hồng cầu bị phá hủy. 5- 10 % lượng sắt bị bài tiết qua nước tiểu, phân và mồ hôi.
Vai trò của sắt đối với cơ thể:
Theo SKDT, Sắt tham gia vào quá trình chuyển hóa như vận chuyển oxi, tổng hợp AND, … . Sắt là một yếu tố vi lượng quan trọng có mặt ở nhiều tổ chức cơ thể như hemoglobin (Hb), myoglobin, các enzyme.
Khi hemoglobin không được tổng hợp đủ do thiếu sắt sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu. Do đó người ta hay nói: Thiếu máu do thiếu sắt.
Nguyên nhân của hiện tượng thiếu máu thiếu sắt
Không cung cấp đủ nhu cầu sắt.
Cơ thể không được cung cấp đủ lượng sắt nó cần. Khi bạn tiêu thụ quá ít chất sắt, theo thời gian cơ thể sẽ bị thiếu sắt. Thực phẩm giàu sắt bao gồm thịt, trứng, rau xanh và thực phẩm tăng cường chất sắt. Xem thêm về thực phẩm giàu sắt
Mất máu
90% lượng sắt được tái sử dụng từ hồng cầu già. Do đó nếu cơ thể bị mất máu, có nghĩa là một nguồn lớn sắt bị thất thoát ra khỏi cơ thể, lượng sắt cơ thể cần bổ sung sẽ nhiều hơn bình thường. Nguy cơ thiếu máu thiếu sắt sẽ cao hơn với những người này.
Nhu cầu tăng đột biến
Do thai kỳ, những người phụ nữ cần nhiều sắt hơn để sản xuất máu cho bản thân cũng như thai nhi đang phát triển.
Giảm khả năng hấp thụ
Do rối loạn chuyển hóa sắt bẩm sinh, do cơ thể không tổng hợp transferrin vận chuyển sắt. Điều này có thể dẫn đến nhiều biến chứng về gan, tim, xương khớp, tim, …
Cơ thể không thể hấp thụ đủ chất sắt từ thực phẩm họ ăn. Điều này có thể là do vấn đề với ruột non, chẳng hạn như bệnh celiac hoặc bệnh Corhn hoặc một phần ruột non bị cắt.
Ai là người hay bị thiếu máu do thiếu sắt
Phụ nữ: trong quá trình mang thai, hoặc trong kỳ kinh nguyệt.
Trẻ sơ sinh và trẻ em: Trẻ sơ sinh, đặc biệt là những trẻ nhẹ cân hoặc sinh non, không nhận đủ chất sắt từ sữa mẹ hoặc sữa công thức có thể có nguy cơ bị thiếu sắt. Nếu không được cung cấp đủ sắt, chúng sẽ dễ rơi vào trường hợp thiếu máu.
Xem thêm: Cân nặng của thai nhi theo tuần
Người ăn chay: Những người không ăn thịt có thể có nguy cơ thiếu máu thiếu sắt cao hơn khi học không ăn thực phẩm giàu sắt khác.
Người hiến máu thường xuyên. Hiến máu là một nghĩa cử cao đẹp, tuy nhiên để đảm bảo sức khỏe, mỗi người hiến máu phải tự xây dựng thực đơn giàu sắt cho bản thân giai đoạn sau hiến máu.
Triệu chứng thiếu máu thiếu sắt
Thiếu máu thiếu sắt thường là do kết quả của một chuỗi thời gian dài thiết sắt. Thường khi có triệu chứng thì vấn đề thiếu máu đã trở nên nghiêm trọng.
Triệu chứng:
- Da nhợt nhạt, xanh xao hoặc có hiện tượng vàng da
- Mệt mỏi không giải thích được hoặc thiếu năng lượng
- Khó thở hoặc đau ngực.
- Sức khỏe yếu
- Nhịp tim không ổn định (thường nhanh)
- Hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu
- Thèm ăn những thứ bất thường: móng tay, vữa
- Đau hoặc trơn lưỡi
- Móng tay chân giòn, hoặc rụng tóc.
Hậu quả của thiếu máu thiếu sắt
Thiếu máu thiếu sắt nhẹ thường không gây biến chứng. Tuy nhiên nếu không được điều trị, thiếu máu do thiếu sắt có thể trở nên nghiêm trọng và dẫn đến các vấn đề sức khỏe bao gồm:
Vấn đề về tim:
Thiếu máu thiếu sắt có thể dẫn đến nhịp tim nhanh hoặc không đều. Điều này là kết quả của việc tim phải bơm nhiều hơn mạnh hơn để bù đắp cho lượng oxi bị thiếu hụt rong máu. Lâu dài có thể khiến tim bị mở rộng hoặc suy tim.
Vấn đề mang thai:
Ở phụ nữ mang thai, thiếu máu thiếu sắt là một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến sinh non. Nhưng tình trạng này hoàn toàn có thể được phòng ngừa khi được quan tâm đúng mức.
Sự phát triển của trẻ:
Ở trẻ sơ sinh và trẻ em, thiếu sắt nghiêm trọng có thể dẫn đến thiếu máu cũng như chậm tăng trưởng và phát triển. Ngoài ra, điều này tăng khả năng nhạy cảm với nhiễm trùng.
Cần làm gì để tránh thiếu máu thiếu sắt?
Song hành với viêc xác định nguyên nhân, việc cần làm là bổ sung sắt.
Một số cách để tăng lượng sắt cho người thiếu máu giàu sắt:
Chế độ ăn giàu sắt:
- Thịt: thịt bò, lợn, hoặc thịt cừu, và các loại thịt nội tạng như gan.
- Gia cầm: gà, vịt, thịt sẫm màu
- Cá: cá mòi, cá cơm, động vật có vỏ
- Rau có lá xanh: bông cải xanh, cải xoăn, rau, củ cải và rau xanh collard.
- Các loại đậu, ngũ cốc.
Thuốc bổ sung sắt: thuốc bổ sung là cần thiết khi lượng sắt cơ thể cần không được cung cấp đủ qua chế độ ăn uống bình thường. Tuy nhiên nếu tự uống, bạn sẽ có thể gặp một số phản ứng khó chịu. Như: khó chịu ở bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón và phân sẫm màu. Với thuốc sắt cần có sự hướng dẫn chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
Để hấp thụ sắt tối đa, cơ thể cần phải được kết hợp với vitamin C. Khi thiếu sắt trầm trọng, bạn có thể sẽ phải dùng sắt tiêm tĩnh mạch, hoặc truyền máu.
Sức khỏe đô thị, hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ về thiếu máu thiếu sắt, không để tình trạng này diễn ra.
⇒ Đọc thêm:
Cơ thể cần bao nhiêu kẽm mỗi ngày, 11 thực phẩm giàu kẽm dành cho bạn
6 nhóm thực phẩm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể