Nhiệt miệng gây khó khăn khi ăn uống, và cả khi giao tiếp hàng ngày. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là gì, nó có ảnh hưởng đến sức khỏe không, cách phòng tránh ra sao. Sức khỏe đô thị sẽ giải đáp ngay sau đây.
Nội dung tóm tắt
Nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng là một vết loét nhỏ, nông, phát triển ở những mô mềm bên trong miệng. Có thể là ở má trong, môi, lợi, bên dưới lưỡi, thậm chí là trên nướu. Thông thường nhiệt miệng sẽ tự lành sau từ 7 -10 ngày và tự lành mà không để lại sẹo. Khi nhiệt kéo dài hơn 2 tuần, người bị nên đến bác sĩ để kiểm tra.
Nguyên nhân bị nhiệt miệng.
Nhiệt miệng thường được cho là hậu quả của nóng trong. Tuy nhiên đây chỉ là một, có nhiều nguyên nhân có thể gây ra vấn đề cho miệng, như:
- Hệ thống miễn dịch suy yếu
- Stress
- Virus và vi khuẩn
- Dị ứng với một số loại thực phẩm như các loại hạt, trái cây có múi, hải sản,…
- Thay đổi nội tiết
- Tổn thương
- Dinh dưỡng kém
Biểu hiện và ảnh hưởng của nhiệt miệng đến sức khỏe.
+ Biểu hiện của bệnh là: trong niêm mạc miệng xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng to 1 – 2 mm, đốm trắng to dần hơi mọng nước, sau đó có thể vỡ hình thành loét. Vết loét to dần, có khi tới 10 mm làm ảnh hưởng nhiều đến ăn uống sinh hoạt.
+ Xuất hiện các triệu chứng viêm nhiễm, sưng nóng đỏ đau, lở loét khó chịu khi nhai nuốt, ăn uống. Có thể là những áp xe ở nông như áp xe dưới lưỡi, dưới niêm mạc, áp xe tiền đình trên hay dưới, nhẹ hơn là những vết loét ở lưỡi và niêm mạc miệng, khi viêm cấp thường tấy đỏ và rất đau, thậm chí sốt cao, nổi hạch góc hàm, ăn uống khó khăn, khi chuyển sang màu trắng và đỡ đau là lúc bệnh bắt đầu giảm.
Cách trị nhiệt miệng.
Như đã nói ở trên, thông thường nhiệt miệng có thể tự khỏi. Tuy nhiên có một số phải chịu đau buốt, xót rát khó chịu trong khi ăn uống. Ăn nhiều rau hơn, vệ sinh răng miệng thường xuyên, có thể hỏi ý kiến các bác sĩ về thuốc kháng sinh, vitamin B, C, A hỗ trợ tái tạo niêm mạc, giúp các vết loét nhanh liền hơn.
Nhưng đôi khi có những nhiễm trùng nặng như áp xe vùng miệng sâu, viêm tấy lan tỏa hay gặp ở những vùng dưới lưỡi, dưới hàm, bên hầu kèm theo toàn thân suy nhược, nhiễm khuẩn nặng thì cần phải cấy máu nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn huyết và phải làm kháng sinh đồ.
Ngoài ra người bị nhiệt miệng nên kết hợp thêm các biện pháp kháng khuẩn ngoài việc vệ sinh răng miệng:
- Súc miệng bằng nước muối loãng, nước muối sinh lý. Nước muối có tình sát khuẩn cao sẽ tiêu diệt vi khuẩn ở các vết loét, giúp chúng nhanh chóng lành lặn trở lại.
- Ngoài nước muối nước rau mùi (hoặc hạt mùi), nước tía tô cũng đều có tác dụng kháng khuẩn rất tốt. Nếu được nên súc miệng 3 -4 lần một ngày.
- Ngậm chất chát: Các chất chát như trà xanh, trà khô, quả sung, vỏ xoài, húng chanh… giúp kháng khuẩn, giải nhiệt miệng, khử mùi hôi hiệu quả.
Ngoài ra, nếu nhiệt miệng do nóng trong, thức ăn giải nhiệt sẽ là cách trị hiệu quả:
- Uống nước đỗ đen. Rang đỗ đen lên sau đó bỏ vào nước ninh kỹ, lấy nước uống thay nước hằng ngày.
- Nước rau má, rau ngô uống hằng ngày cũng là một cách hay.
- Uống nhiều nước hơn bình thường một chút.
- Không nên ăn các loại gia vị cay nóng như ớt, tỏi, gừng, tiêu… nên ăn nhạt. Chúng có thể làm trầm trọng vấn đề hơn.
Phòng tránh nhiệt miệng
Nhiệt miệng gây đau đớn, khó chịu nhưng chúng cũng rất dễ để phòng ngừa.
Một, tránh làm tổn thương niêm mạc miệng khi đánh răng, ăn uống.
Hai, Vệ sinh răng miệng thường xuyên
Ba, tránh các tác nhân gây bệnh: stress
Bốn, ăn uống đầy đủ các nhóm dinh dưỡng: rau, củ, quả, … Hạn chế ăn đồ xào, cay nóng, nhiều dầu mỡ, uống nước, bổ sung vitamin bằng các loại rau quả tươi.
Ngoài ra, nếu nhiệt miệng quá nặng, đau đớn nhiều hoặc tái phát nhiều lần cần phải đến cơ sở y tế khám và điều trị dứt điểm.
Xem thêm: Những thói quen ăn uống dễ khiến bé bị nhiệt miệng.