Ô nhiễm không khí ở Hà Nội đang mức báo động, cách phòng thế nào?

ô nhiễm không khí Hà Nội

Ô nhiễm không khí là cụm từ đang được nhiều chuyên gia nhắc đi nhắc lại trong thời gian gần đây. Nó trở thành chủ đề nóng, thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân. Vậy thực trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội hiện nay như thế nào? Biện pháp phòng chống là gì? Cùng tham khảo bài viết sau đây để biết thêm chi tiết nhé!

1. Thực trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội hiện nay như thế nào? 

Thực trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội thế nào?

Thực trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội thế nào?

Theo khảo sát của AirVisual (Cơ quan quan trắc về không khí) thì chỉ số chất lượng AQI (tức chất lượng không khí) vào ngày 17/9 vừa qua ở Hà Nội đang ở mức báo động đỏ, cực kỳ thấp. Nó dao động trong khoảng từ 100-200 AQI. Trước đó, đo AQI từ 14/9-16/9 ở 20 địa điểm khác nhau tại Hà Nội như Hoàn Kiếm, Hà Đông…đã thấy rằng, chỉ số này luôn trên ngưỡng 150. Các chuyên gia cho rằng, với những biến đổi thất thường của khí hậu, thời tiết, tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội sẽ được kéo dài tới hết tuần này (22/9/2019)

Nếu đối chiếu theo quy chuẩn quốc gia thì chỉ số bụi đó được ngày 17/9 ở Hà Nội vào khoảng PM2.5 = 111,3 µg/m3. Tức, cao tới hơn 4 lần với tiêu chuẩn (25 µg/m3) và gấp đến…11,1 lần dựa trên quy định của WHO (tổ chức Y Tế Thế Giới)

Cũng theo WHO, chỉ số bụi trong môi trường lý tưởng nhất vào khoảng 10 µg/m3. Tại Mỹ, nếu chỉ số bụi là 111,3 µg/m3 thì tức là khu vực có nồng độ này đang bị ô nhiễm bụi ở mức nguy hiểm. Điều đó có nghĩa, Hà Nội đang trữ lượng khói bụi quá nhiều, trữ độc lớn, gây mất an toàn cho sức khỏe con người

2. Hậu quả của ô nhiễm không khí

Hậu quả của ô nhiễm không khí ra sao?

Hậu quả của ô nhiễm không khí ra sao?

Theo các bác sĩ, hậu quả của ô nhiễm không khí là rất lớn, có thể kể tới 1 số ví dụ ngắn như:

  • Có vấn đề về mắt, mũi
  • Đau họng, viêm phổi
  • Khó thở, hắt hơi, sổ mũi kéo dài
  • Suy giảm chức năng phổi do bị kích ứng niêm mạc, thiếu oxy
  • Làm bệnh hen, tim ở nhiều người bệnh bùng phát
  • Viêm phế quản mạn tính
  • Tăng tỷ lệ ung thư phổi, bệnh tim, cao huyết áp
  • Làm hệ hô hấp suy giảm ở những người có sức đề kháng yếu như người già, trẻ em
  • Thúc đẩy bênh xơ gan, rối loạn chức năng gan phát triển
  • Ảnh hưởng tới hệ thần kinh

3. Phòng tránh ô nhiễm không khí ở Hà Nội ra sao?

Phòng tránh ô nhiễm không khí ở Hà Nội ra sao?

Phòng tránh ô nhiễm không khí ở Hà Nội ra sao?

Để tránh bị ô nhiễm không khí ở Hà Nội, các bác sĩ đưa ra những khuyến cáo như sau:

  • Đeo khẩu trang thường xuyên khi đi ra đường, có thể dùng các loại có khả năng chống bụi cao
  • Hạn chế đeo kính áp tròng để bụi không bị kẹt giữa con ngươi với mắt kính
  • Nên rửa tay trước và sau khi đi đường về nhà
  • Uống đủ nước hàng ngày
  • Dùng nước muối làm sạch họng, mũi thường xuyên
  • Sống ở nơi thoáng đãng, nhiều cây xanh
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Có chế độ ăn uống đầy đủ

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về: Ô nhiễm không khí ở Hà Nội đang mức báo động, cách phòng thế nào? Hy vọng rằng, bạn sẽ có thêm thông tin hữu ích sau khi đọc xong bài viết này!