Sốt vi rút hay sốt siêu vi là thuật ngữ chỉ chung những trường hợp sốt do nhiễm các loại siêu vi trùng (virut) gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe. Với một số biểu hiện đặc trưng như sốt cao, phát ban, nóng rát ở mắt, đau đầu, đau nhức cơ thể và buồn nôn. Nếu không biết cách xử lý bệnh có thể dẫn đến biến chứng tử vong.
Nội dung tóm tắt
Nguyên nhân sốt vi rút ở trẻ
Cũng giống như sốt vi rút ở người lớn, trẻ bị số virus là tình trạng sốt do nhiễm các loại vi trùng (virus) khác nhau. Có rất nhiều loại virus gây bệnh như virus enterovirus, rhinovirus, coronavirus (adenovirus, virus cúm,…).
Thường thì bệnh xuất hiện khi thời tiết giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ trạng thái nóng sang lạnh hoặc lạnh sang nóng. Bệnh thường kéo dài từ 7 – 10 ngày sau đó tự hết, bệnh khỏi sớm hơn nếu được điều trị tích cực. Tuy nhiên, nếu không chú ý và theo dõi bệnh có thể trở nặng. Gây nên biến chứng khó lường, cao nhất là tử vong.
Dấu hiệu sốt vi rút ở trẻ nhỏ
1. Sốt cao không giảm
Đây là biểu hiện thường gặp nhất ở bệnh sốt siêu vi, bình thường sẽ sốt từ 39 – 40 độ. Kèm theo đói là tay chân lạnh, run lẩy bẩy.
- Đối với trẻ sơ sinh 38,5 độ là sốt cao, cần phải đi viện.
- Đối với trẻ nhỏ sốt từ 39 – 40 độ thậm chí cao hơn.
2. Đau đầu
Trẻ sẽ có một số những triệu trứng như:
- Trẻ có xu hướng nhắm nghiền mắt, nằm co lại, li bì. Nhìn khuôn mặt như bị phù nề, mắt sưng húp.
- Đối với trẻ em bị đau đầu nhưng vẫn tỉnh táo, ở nhiều trường hợp có thể chảy mủ tai. Hoặc tai có nhầy và ngứa hơn bình thường.
3. Viêm đường hô hấp
Kèm theo với sốt cao và nhức đầu thì xuất hiện thêm các biểu hiện về viêm đường hô hấp như cổ họng đau, sưng đỏ, tấy, rát họng, ho, chảy nước mũi, hắt hơi, sổ mũi. Ngoài ra, trẻ còn bị khó thở, hoặc thở nhanh, thở nông.
4. Viêm kết mạc mắt
Sốt vi rút ở trẻ thường xuất hiện các dấu hiệu dễ thấy. Như đỏ mắt, mắt có rỉ, chảy nước mắt, mắt nhìn lờ đờ.
5. Phát ban
Cơ thể trẻ xuất hiện các nốt mẩn, ban đỏ, mắt đỏ sau từ 2 – 3 ngày sốt. Lúc xuất hiện ban đỏ trẻ đã bớt sốt do đã qua thời kỳ ủ bệnh và bước vào giai đoạn phát bệnh.
6. Nôn trớ
Sốt vi rút ở trẻ khiến trẻ bị nôn trớ nhiều, thường diễn ra sau bữa ăn. Bệnh ở người lớn cũng có thể nôn mửa.
7. Đau nhức mình mẩy
- Trẻ lớn sẽ đau cơ bắp, trẻ kêu đau khắp mình mẩy khi bị sốt vi rút
- Trẻ sơ sinh hoặc trẻ chưa biết nói sẽ quấy khóc.
8. Rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa sẽ xuất hiện sớm nếu nguyên nhân gây bệnh là do virus đường tiêu hóa. Cũng có thể xuất hiện muộn hơn vài ngày sau khi sốt, đặc điểm là đại tiện phân lỏng, không có máu hay chất nhầy. Ở một số trẻ còn có thể xuất hiện đi ngoài ra máu, phân đen.
9. Viêm hạch
Sốt vi rút ở trẻ cũng giống ở người lớn. Đều xuất hiện các loại viêm hạch vùng đầu, mặt, cổ sưng to. Chúng có thể thấy rõ. Khi sờ thấy đau.
Điều trị sốt vi rút ở trẻ nhỏ như thế nào?
Trước tiên cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ. Để có những chẩn đoán đúng và hướng dẫn điều trị một cách tốt nhất. Sốt vi rút ở trẻ và cả người lớn đều hiện chưa có thuốc điều trị. Vậy nên cách trị bệnh chủ yếu là tăng cường sức đề kháng để cơ thể chống chọi với virus và vi khuẩn. Một số cách chăm sóc và điều trị như sau:
- Hạ sốt: Thường bệnh sẽ sử dụng thuốc paracetamol liều 10 mg/kg, 6 giờ/lần, tuy nhiên các bố mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho trẻ sử dụng.
- Chườm: cho trẻ chờm bằng khăn ấm. Thường xuyên lau khô mồ hôi. Để trẻ mặc quần áo rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt.
- Chống co giật cho trẻ: Nếu trẻ sốt cao hơn 38,5 độ rất dễ bị co giật, Vì vậy các bố mẹ nên sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ để phòng tránh hiện tượng này và hạ sốt nhanh cho con.
- Bù nước và điện giải: Vì bị sốt nên trẻ sẽ mất nước khá nhiều. Đối với bé còn đang bú mẹ thì nên cho trẻ bú thường xuyên hơn. Nếu cần thiết, có thể xin ý kiến tư vấn của bác sĩ để dùng dung dịch bù điện giải (Oresol, Hydrite) giúp cho bé bổ sung lượng nước đã mất.
>>> Xem thêm: Lợi ích bất ngờ của việc uống nước đối với bà bầu và trẻ nhỏ
- Vệ sinh sạch sẽ: cho con, nhỏ mắt, mũi bằng natriclorid 0,9%, phòng tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp. Ngoài ra, nên vệ sinh cơ thể bằng nước ấm trong phòng kín
- Dinh dưỡng: Bạn nên cho trẻ ăn những đồ ăn dạng lỏng, dễ tiêu, giàu chất dinh dưỡng. Như nước ép, trái cây tươi, các loại súp, đồ ăn lỏng, dễ ăn và dễ tiêu. Đồng thời cho trẻ nghỉ ngơi hoàn toàn trên giường trong suốt quá trình điều trị bệnh.
Các bậc cha mẹ không nên cho rằng sốt siêu vi ở trẻ em là đơn giản. Nếu bé không được chăm sóc tốt và đúng cách thì có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Chính vì thế, bố mẹ nên thường xuyên chú ý các dấu hiệu và các triệu chứng của bé để kịp thời chữa trị.
>> Có thể bạn chưa biết:
- 4 cách chữa sốt vi rút nhanh nhất có thể bạn chưa biết?
- 6 nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị khó ngủ vào ban đêm